Chứng khoán hồi phục nhẹ sau một phiên lao dốc
Cập nhật lúc 11:44, Thứ Ba, 21/07/2009 (GMT+7)
- Đa số cổ phiếu trên cả hai sàn TP.HCM và Hà Nội quay đầu phục hồi trong phiên giao dịch sáng nay 21/7 sau một phiên lao dốc kinh hoàng trước đó.
Chỉ số VN-Index 3,55 điểm (+0,86%) lên 416,43 điểm.
Giao dịch giảm nhẹ xuống 25,5 triệu đơn vị, trị giá 877,8 tỷ đồng.
Trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 35 mã giảm giá, 113 mã tăng giá và 18 mã đứng giá.
“Khá nhiều nhà đầu tư lao vào bắt đáy ngay từ đầu phiên giao dịch. Chỉ số HNX-Index đầu phiên có lúc tăng gần 2,5%. Thị trường hôm qua giảm quá mạnh do một thông tin mà tác động của nó phản ánh khá nhiều vào giá trước đó. Đó là việc Ngân hàng Nhà nước hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống 25%”, ông Giang - một nhà đầu tư trên sàn SeABS sáng nay nói.
“Một lượng lớn tiền đã được rút ra khỏi thị trường chứng khoán từ cả tháng nay, bằng chứng là khối lượng giao dịch tụt giảm và chỉ bằng khoảng 50% so với mức cao hồi tháng 5, đầu tháng 6. Đây chính là kết quả của việc các nhà đầu tư chốt lời và dòng tiền bị co hẹp do các dịch vụ đòn bẩy tài chính bị hạn chế”, ông Giang nhận định.
Theo nhà đầu tư này, mặc dù tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán trong khoảng 2 tuần gần đây tụt giảm nhưng vẫn còn cao hơn trung bình những năm trước đây rất ít.
“Trước đây, mức 1.000 tỷ đồng/phiên trên sàn HOSE là mơ ước của cơ quản quản lý thị trường”, nhà đầu tư này cho biết.
Khá nhiều công ty chứng khoán gần đây nhận định thận trọng về thị trường cho dù vẫn khẳng định có nhiều tín hiệu tốt đáng phải quan tâm.
Theo Công ty Chứng khoán Thăng Long, thị trường chứng khoán nhiều nước trên thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khá tích cực.
Trước hết, đó là kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của rất nhiều doanh nghiệp lớn, từ ngân hàng cho tới chứng khoán và một số ngành sản xuất. Và trên cơ sở này, Goldman Sachs đã nâng mức dự đoán của chỉ số S&P 500 lên 1.060 điểm vào cuối năm 2009 thay vì 960 điểm trước đây.
Trong vài phiên gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ cũng như châu Á đã liên tục tăng điểm ấn tượng. Chỉ số Dow Jones tăng khá mạnh từ dưới 8.500 điểm lên gần 8.900 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng mạnh lên mức cao nhất từ tháng 11/2008.
Còn theo Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), mặc dù thị trường giảm mạnh trong phiên giao dịch liền trước nhưng có xu hướng hồi phục vào cuối phiên.
Theo SHS, trong phiên giao dịch hôm qua, nhà đầu tư giảm mua vào trước thông tin khá tiêu cực về luồng tín dụng. Nhưng khối lượng đặt bán không tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào ngưỡng hỗ trợ của thị trường. Việc thị trường hồi về cuối phiên cho thấy bên mua đã bắt đầu mua vào dò đáy, chấp nhận mua với mức giá tăng hơn, giúp tính thanh khoản toàn thị trường tăng khá so với phiên giao dịch trước. Tương quan cung cầu trước ngưỡng hỗ trợ 410 điểm là khá tích cực. Phiên giao dịch ngày 21/6, nhiều khả năng thị trường sẽ có một phiên phục hồi.
Chỉ số VN-Index 3,55 điểm (+0,86%) lên 416,43 điểm.
Giao dịch giảm nhẹ xuống 25,5 triệu đơn vị, trị giá 877,8 tỷ đồng.
Trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 35 mã giảm giá, 113 mã tăng giá và 18 mã đứng giá.
Nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt trong quý II/2009. (Ảnh: HS) |
“Khá nhiều nhà đầu tư lao vào bắt đáy ngay từ đầu phiên giao dịch. Chỉ số HNX-Index đầu phiên có lúc tăng gần 2,5%. Thị trường hôm qua giảm quá mạnh do một thông tin mà tác động của nó phản ánh khá nhiều vào giá trước đó. Đó là việc Ngân hàng Nhà nước hạ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng từ 30% xuống 25%”, ông Giang - một nhà đầu tư trên sàn SeABS sáng nay nói.
“Một lượng lớn tiền đã được rút ra khỏi thị trường chứng khoán từ cả tháng nay, bằng chứng là khối lượng giao dịch tụt giảm và chỉ bằng khoảng 50% so với mức cao hồi tháng 5, đầu tháng 6. Đây chính là kết quả của việc các nhà đầu tư chốt lời và dòng tiền bị co hẹp do các dịch vụ đòn bẩy tài chính bị hạn chế”, ông Giang nhận định.
Theo nhà đầu tư này, mặc dù tính thanh khoản trên thị trường chứng khoán trong khoảng 2 tuần gần đây tụt giảm nhưng vẫn còn cao hơn trung bình những năm trước đây rất ít.
“Trước đây, mức 1.000 tỷ đồng/phiên trên sàn HOSE là mơ ước của cơ quản quản lý thị trường”, nhà đầu tư này cho biết.
Khá nhiều công ty chứng khoán gần đây nhận định thận trọng về thị trường cho dù vẫn khẳng định có nhiều tín hiệu tốt đáng phải quan tâm.
Theo Công ty Chứng khoán Thăng Long, thị trường chứng khoán nhiều nước trên thế giới tiếp tục diễn biến theo chiều hướng khá tích cực.
Trước hết, đó là kết quả kinh doanh tốt hơn dự kiến của rất nhiều doanh nghiệp lớn, từ ngân hàng cho tới chứng khoán và một số ngành sản xuất. Và trên cơ sở này, Goldman Sachs đã nâng mức dự đoán của chỉ số S&P 500 lên 1.060 điểm vào cuối năm 2009 thay vì 960 điểm trước đây.
Trong vài phiên gần đây, thị trường chứng khoán Mỹ cũng như châu Á đã liên tục tăng điểm ấn tượng. Chỉ số Dow Jones tăng khá mạnh từ dưới 8.500 điểm lên gần 8.900 điểm. Chỉ số S&P 500 cũng tăng mạnh lên mức cao nhất từ tháng 11/2008.
Còn theo Công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội (SHS), mặc dù thị trường giảm mạnh trong phiên giao dịch liền trước nhưng có xu hướng hồi phục vào cuối phiên.
Theo SHS, trong phiên giao dịch hôm qua, nhà đầu tư giảm mua vào trước thông tin khá tiêu cực về luồng tín dụng. Nhưng khối lượng đặt bán không tăng mạnh cho thấy nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào ngưỡng hỗ trợ của thị trường. Việc thị trường hồi về cuối phiên cho thấy bên mua đã bắt đầu mua vào dò đáy, chấp nhận mua với mức giá tăng hơn, giúp tính thanh khoản toàn thị trường tăng khá so với phiên giao dịch trước. Tương quan cung cầu trước ngưỡng hỗ trợ 410 điểm là khá tích cực. Phiên giao dịch ngày 21/6, nhiều khả năng thị trường sẽ có một phiên phục hồi.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch, trong 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, cổ phiếu CTG của VietinBank, BVH của Bảo Việt và SSI của Chứng khoán Sài Gòn tiếp tục giảm mạnh và kéo chậm đà phục hồi của thị trường.
Các cổ phiếu lớn khác đều tăng giá, trong đó, PVF của Tài chính dầu khí tăng ấn tượng 1.200 đồng lên 36.100 đồng/cp.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng mạnh hơn với 1,82 điểm (+1,31%) lên 140,37 điểm.
Các cổ phiếu lớn khác đều tăng giá, trong đó, PVF của Tài chính dầu khí tăng ấn tượng 1.200 đồng lên 36.100 đồng/cp.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng mạnh hơn với 1,82 điểm (+1,31%) lên 140,37 điểm.
- Hà Linh
,