Chứng khoán tiếp tục giảm mạnh xuống dưới 430 điểm
Cập nhật lúc 10:48, Thứ Hai, 13/07/2009 (GMT+7)
- Giống như phiên cuối tuần trước, sáng nay 13/7 gần như toàn bộ cổ phiếu trên cả hai sàn tiếp tục giảm giá và giảm mạnh dần về cuối phiên. Chỉ số VN-Index chung cuộc giảm 12,16 điểm (-2,77%) xuống 426,67 điểm.
Giao dịch chùng xuống. Khối lượng giao dịch giảm khoảng 13,3% xuống 29,4 triệu đơn vị, trị giá 1.100 tỷ đồng.
Trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 147 mã giảm giá, 10 mã tăng giá và 9 mã đứng giá.
Ngoại trừ một số mã ít ỏi đi ngược lại thị trường nhờ các thông tin hỗ trợ như kết quả kinh doanh tốt, trả cổ tức cao, có thông tin chia tách cổ phiếu… như VNM của Vinamilk, VIS của Thép Việt Ý, HAG của Hoàng Anh Gia Lai…, hầu hết các mã khác đều giảm giá.
Thậm chí, trong 10 cổ phiếu tăng giá sáng nay, chỉ có duy nhất VNM có dư mua lớn, còn lại dư mua rất ít, chỉ từ vài trăm tới vài ngàn đơn vị.
Thị trường tiếp tục ảm đạm, ít người mua và cũng không có nhiều người bán.
Theo CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISE), tâm lý thận trọng và lưỡng lự giữa hai bên mua và bán trong tuần qua đã tạo nên những diễn biến giằng co và đi ngang của các chỉ số chứng khoán. Bên mua vẫn ở trong trạng thái chần chừ, trong khi đó phía bán lại không muốn bán cho bằng được.
Xét trên quan điểm kỹ thuật, VISE nhận định VN-Index hiện đang có xu hướng tích tụ đi ngang và được hỗ trợ rất mạnh ở ngưỡng 420 điểm. Thị trường đang chờ tin hỗ trợ và dòng tiền quay lại đủ mạnh để hình thành sóng 5 (Elliot).
Trong một nhận định sáng nay (13/7), ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Khối Phân tích & Tư vấn Đầu tư của CTCK Thăng Long cho rằng, có một số thông tin tích cực đối với thị trường như khoán.
Đó là, cuộc đua nóng tăng lãi suất huy động của các ngân hàng dường như đã đến ngưỡng dừng lại; niềm tin của doanh nghiệp vào nền kinh tế tăng mạnh (khảo sát của WVB FISL và PVFC Invest); chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2009 đạt 130 điểm, tăng 31 điểm so với quý I; khối ngoại mua ròng phiên thứ 12 liên tiếp…
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng cho biết, tâm điểm của tuần này là việc cổ phiếu Vietinbank sẽ chào sàn 121,2 triệu đơn vị với giá tham chiếu là 50.000 đồng/cp vào ngày 16/7 tới. Mức giá này cao hơn so với giá OTC (40.000) và giá đấu giá bình quân (25.000). Theo ông Nghĩa, sự giảm giá một vài phiên của cổ phiếu này là có thể dự đoán được. Ảnh hưởng về mặt chỉ số của cổ phiếu này là không thực sự lớn nhưng ảnh hưởng tâm lý là tương đối.
Trong bản tin tuần 13-20/7, CTCP Chứng khoán Artex nhận định, trạng thái tích luỹ trên sàn chứng khoán TP.HCM chưa kết thúc.
Theo Artex, về ngắn hạn, thị trường vẫn đang có tính trung lập rõ ràng khi liên tục tăng giảm với biên độ hẹp. Về trung hạn, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc giai đoạn điều chỉnh cho quá trình tăng giá từ đáy 235. Còn về dài hạn, xu hướng chính vẫn là tăng giá. Kinh tế chưa thực sự phục hồi nên chắc chắn trong tương lai thị trường sẽ tạo được những đỉnh cao mới.
Cũng theo Artex, hiện tại, các chỉ số chứng khoán thế giới như DJ, S&P500, NK, FTSE, DAC, CAC, đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ trong trung hạn và hoàn toàn có thể tụt sâu hơn. Nếu ở trạng thái tương tự thì VN-Index đã phải xuống dưới 400 điểm.
Giao dịch trên cả hai sàn chứng khoán đang đứng ở mức thấp so với vài tháng trước đây. (Ảnh: LAD) |
Giao dịch chùng xuống. Khối lượng giao dịch giảm khoảng 13,3% xuống 29,4 triệu đơn vị, trị giá 1.100 tỷ đồng.
Trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 147 mã giảm giá, 10 mã tăng giá và 9 mã đứng giá.
Ngoại trừ một số mã ít ỏi đi ngược lại thị trường nhờ các thông tin hỗ trợ như kết quả kinh doanh tốt, trả cổ tức cao, có thông tin chia tách cổ phiếu… như VNM của Vinamilk, VIS của Thép Việt Ý, HAG của Hoàng Anh Gia Lai…, hầu hết các mã khác đều giảm giá.
Thậm chí, trong 10 cổ phiếu tăng giá sáng nay, chỉ có duy nhất VNM có dư mua lớn, còn lại dư mua rất ít, chỉ từ vài trăm tới vài ngàn đơn vị.
Thị trường tiếp tục ảm đạm, ít người mua và cũng không có nhiều người bán.
Theo CTCP Chứng khoán Quốc tế Việt Nam (VISE), tâm lý thận trọng và lưỡng lự giữa hai bên mua và bán trong tuần qua đã tạo nên những diễn biến giằng co và đi ngang của các chỉ số chứng khoán. Bên mua vẫn ở trong trạng thái chần chừ, trong khi đó phía bán lại không muốn bán cho bằng được.
Xét trên quan điểm kỹ thuật, VISE nhận định VN-Index hiện đang có xu hướng tích tụ đi ngang và được hỗ trợ rất mạnh ở ngưỡng 420 điểm. Thị trường đang chờ tin hỗ trợ và dòng tiền quay lại đủ mạnh để hình thành sóng 5 (Elliot).
Trong một nhận định sáng nay (13/7), ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Khối Phân tích & Tư vấn Đầu tư của CTCK Thăng Long cho rằng, có một số thông tin tích cực đối với thị trường như khoán.
Đó là, cuộc đua nóng tăng lãi suất huy động của các ngân hàng dường như đã đến ngưỡng dừng lại; niềm tin của doanh nghiệp vào nền kinh tế tăng mạnh (khảo sát của WVB FISL và PVFC Invest); chỉ số niềm tin kinh doanh (BCI) quý II/2009 đạt 130 điểm, tăng 31 điểm so với quý I; khối ngoại mua ròng phiên thứ 12 liên tiếp…
Tuy nhiên, ông Nghĩa cũng cho biết, tâm điểm của tuần này là việc cổ phiếu Vietinbank sẽ chào sàn 121,2 triệu đơn vị với giá tham chiếu là 50.000 đồng/cp vào ngày 16/7 tới. Mức giá này cao hơn so với giá OTC (40.000) và giá đấu giá bình quân (25.000). Theo ông Nghĩa, sự giảm giá một vài phiên của cổ phiếu này là có thể dự đoán được. Ảnh hưởng về mặt chỉ số của cổ phiếu này là không thực sự lớn nhưng ảnh hưởng tâm lý là tương đối.
Trong bản tin tuần 13-20/7, CTCP Chứng khoán Artex nhận định, trạng thái tích luỹ trên sàn chứng khoán TP.HCM chưa kết thúc.
Theo Artex, về ngắn hạn, thị trường vẫn đang có tính trung lập rõ ràng khi liên tục tăng giảm với biên độ hẹp. Về trung hạn, thị trường vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc giai đoạn điều chỉnh cho quá trình tăng giá từ đáy 235. Còn về dài hạn, xu hướng chính vẫn là tăng giá. Kinh tế chưa thực sự phục hồi nên chắc chắn trong tương lai thị trường sẽ tạo được những đỉnh cao mới.
Cũng theo Artex, hiện tại, các chỉ số chứng khoán thế giới như DJ, S&P500, NK, FTSE, DAC, CAC, đã xuyên thủng ngưỡng hỗ trợ trong trung hạn và hoàn toàn có thể tụt sâu hơn. Nếu ở trạng thái tương tự thì VN-Index đã phải xuống dưới 400 điểm.
Sở dĩ điều này không xảy ra, hoặc chưa xảy ra, là do nền kinh tế trong nước không gặp phải những vấn đề quá nan giải, cộng với kết quả kinh doanh tốt ngoài dự kiến của các doanh nghiệp trong lĩnhvực tài chính ngân hàng, bất động sản… Chứng khoán Việt Nam vẫn chưa thực sự cảm nhận những khó khăn mới nảy sinh của kinh tế thế giới.
- Hà Linh
,