221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1221990
VN-Index giảm mạnh xuống dưới 440 điểm
0
Article
null
VN-Index giảm mạnh xuống dưới 440 điểm
,
- Chốt phiên 10/7 đa số cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM tiếp tục giảm giá. Chỉ số VN-Index giảm mạnh 7,57 điểm (-1,7%) xuống 438,83điểm.

Đa số các nhà đầu tư giảm giao dịch để nghe ngóng xu hướng thị trường. (Ảnh: LAD)

Khối lượng giao dịch tăng khoảng 30% lên gần 34 triệu đơn vị, trị giá 1.200 tỷ đồng.


Đa số các cổ phiếu niêm yết trên sàn HOSE đều giảm giá. Cụ thể, trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 127 mã giảm giá, 21 mã tăng giá và 19 mã đứng giá.

Ngoại trừ một số mã ít ỏi đi ngược lại thị trường nhờ các thông tin hỗ trợ như kết quả kinh doanh tốt, trả cổ tức cao, có thông tin chia tách cổ phiếu… như VNM của Vinamilk, TPC của Nhựa Tân Đại Hưng, DMC của Công ty Cổ phần XNK Y tế Domesco…, hầu hết các mã khác đều giảm giá.

Tốc độ giảm giá tăng dần về cuối phiên.

Thị trường tiếp tục rơi vào tình trạng ảm đạm, ít người mua và cũng không có nhiều người bán.


Không chỉ các nhà đầu tư, nhiều chuyên gia và công ty chứng khoán cũng cho rằng, hiện tại áp lực giảm giá còn khá nhiều và thị trường chứng khoán cần có thời gian để bước vào một đợt tăng mới.

Trong hội thảo Bình luận và Nhận định về TTCK Việt Nam năm 2009 do Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam và VietinbankSC tổ chức chiều 9/7, ông Phan Quốc Huỳnh dự đoán, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể sẽ còn tiếp tục đi ngang hoặc giảm nhẹ trong các phiên giao dịch còn lại của tháng 7.

Theo ông Huỳnh, TTCK Việt Nam đã có một đợt tăng tương đối dài trong 6 tháng đầu năm 2009 và đây là một áp lực khiến thị trường cần có thời gian để bước vào một đợt tăng giá mới.

Trên thực tế, chỉ số VN-Index đã tăng tới gần 120% tính từ 20/2 cho tới 9/6 và đã điều chỉnh giảm 13% từ đó tới nay.

Một số yếu tố, theo ông Huỳnh, có thể sẽ khiến thị trường đi ngang hoặc giảm nhẹ trong vài tuần nữa là áp lực pha loãng khi mà một số cổ phiếu lớn lên sàn trong thời gian vừa qua như VCB của Vietcombank, BVH của Bảo Việt và sắp tới là gần 79 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Công thương (Vietinbank) vào ngày 16/7 tới.

“Mặc dù nhiều cổ phiếu tăng giá mạnh trở lại trong thời gian vừa qua là do có kết quả kinh doanh tốt trong quý I và rõ ràng những doanh nghiệp này đã trụ vững sau những sóng gió của suy thoái kinh toàn cầu nhưng vẫn có nhiều mã có dấu hiệu tăng bóng bóng và tăng chủ yếu theo xu hướng chung của thị trường”, ông Huỳnh nói.

Đây cũng là áp lực kéo các chỉ số chứng khoán đi xuống.

Ông Huỳnh cũng cho biết, kết quả kinh doanh quý II tốt của các doanh nghiệp niêm yết có thể sẽ không tác động tích cực tới giá cổ phiếu do thông tin về lợi nhuận đã được phản ánh vào thị trường trước đó.

Tuy nhiên, ông Huỳnh cho rằng sau vài tuần lình xinh, đi ngang, thị trường có thể sẽ tăng trở lại vào cuối tháng 7, đầu tháng 8.

“Các phân tích kỹ thuật và cơ bản của chúng tôi đều cho thấy, thị trường sẽ phục hồi vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8”, ông Huỳnh nói.

Ông Huỳnh cho biết, hiệu ứng pha loãng khi mà một loạt các cổ phiếu lớn lên sàn là có nhưng về dài hạn đây là một điều rất tốt.

“Trước đây, thị trường Việt Nam được cho là nghèo nàn, có quy mô nhỏ và ít hàng hoá tốt thì giờ đây đã có thêm rất nhiều cổ phiếu lớn. Trong số 4 ngân hàng quốc doanh thì đã có tới 2 lên sàn. Với quy mô lớn dần, thị trường sẽ trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư lớn hơn”, ông Huỳnh cho biết.

Có thể thấy, cho dù thị trường suy giảm cả về giá và khối lượng giao dịch nhưng khối các nhà đầu tư ngoại đã mua ròng trong khoảng 10 phiên gần đây.

Về tình hình kinh tế chung, ông Huỳnh cho biết, mặc dù còn một số vấn đề cần phải bàn như tiêu dùng của người dân giảm sút (không tính tiêu dùng của Nhà nước), thậm hụt thương mại, ngân sách cao, mục tiêu 5% là bài toán khó khăn… nhưng vẫn có những điểm sáng.

Đó là hiệu quả của gói kích cầu. Nhiều doanh nghiệp đã trụ vững và có kết quả kinh doanh tốt trở lại. Vốn đầu tư nước ngoài vẫn vào Việt Nam cho dù giảm. Dòng vốn FDI đăng ký trong 6 tháng đầu năm giảm 77% nhưng số giải ngân chỉ giảm khoảng 20%.

Theo ông Huỳnh và ông Nguyễn Thanh Kỳ - Tổng thư ký Hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam, chính phủ cần có biện pháp kích cầu mạnh hơn trong 6 tháng cuối năm để giúp các doanh nghiệp trong nước và đảm bảo tăng trưởng như kế hoạch đề ra.

Ở chiều ngược lại, một diễn giả trong cuộc hội thảo là ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng, để đạt tốc độ tăng trưởng 5% trong năm 2009 là một bài toán khó khăn. Để làm được điều này, tiền sẽ phải được bơm thêm vào nền kinh tế nhưng sau đó có rất nhiều rủi ro về dài hạn, trong đó là lạm phát và nguy cơ bẫy thanh khoản của quốc gia thấp, giống như Nhật trong nhiều năm qua.
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,