221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1217424
Tiêu điểm tuần qua: Nỗi lo lạm phát
1
Article
null
Tiêu điểm tuần qua: Nỗi lo lạm phát
,

 - Điểm đáng chú ý nhất trên thị trường trong nước tuần qua là công bố chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm. Với mức tăng liên tiếp trong vòng 3 tháng qua, các chuyên gia lo ngại lạm phát có thể quay trở lại.

Ngay ngày đầu ra mắt, sàn UPCoM đã gây được ấn tượng mạnh. (Ảnh: LAD)

 

Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UpCoM) đã mở màn ấn tượng ngay trong ngày giao dịch đầu tiên (24/6). Tổng khối lượng giao dịch lên hơn 1 triệu cổ phiếu. UpCoM đã huy động một lượng vốn tới 18,996 tỷ đồng.

 

Cổ phiếu của 10 doanh nghiệp đăng ký giao dịch trong đợt đầu tiên thuộc các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán, công nghệ, sản xuất công nghiệp, dược phẩm, thiết bị y tế và thủy sản.

 

 

Từ nay đến cuối năm 2009, định hướng đặt ra đối với sàn UPCoM là sẽ có khoảng 40-50 doanh nghiệp đăng ký tham gia giao dịch.

 

Lãi suất VND liên ngân hàng tiếp tục giảm. Lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở hầu hết các kỳ hạn tiếp tục giảm, mức giảm lớn nhất là 0,28%/năm (đối với kỳ hạn 1 tuần), mức giảm nhỏ nhất là 0,04%/năm (đối với kỳ hạn 3 tháng).

Lãi suất bình quân qua đêm là 5,44%/năm (giảm 0,1%/năm so với tuần trước), lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng từ 6,3%/năm đến trên 8,6%/năm. Đối với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng USD, lãi suất bình quân ở tất cả các kỳ hạn đều có xu hướng giảm so với tuần trước đó (mức giảm từ 0,02 đến 0,3%/năm).

Lãi suất bình quân cao nhất là 1,31%/năm (đối với kỳ hạn 3 tháng), lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng 0,4%/năm đến 1,1%/năm.

6 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 10,27% so với cùng kỳ năm 2008. So với tháng 5, CPI tháng 6 tăng 0,55%. Chỉ số giá vàng tháng 6 tăng 5,57%, chỉ số giá USD tăng 0,14%. Với đà tăng như trên, nhiều chuyên gia kinh tế đã bày tỏ lo ngại khả năng lạm phát quay trở lại và đến cuối năm, chỉ số CPI có thể lên tới 2 chữ số.

Các chuyên gia lo ngại lạm phát sẽ quay trở lại. (Ảnh: Nguyễn Nga)

 

Cà phê rớt giá, nhiều doanh nghiệp ngừng giao dịch. Giá cà phê nhân giao dịch tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) những ngày qua đã giảm mạnh.

 

Theo các chuyên gia, chưa khi nào giá cà phê nhân lại diễn biến khó lường như trong tháng 6. Giá cà phê nhân tại Đăk Lăk tăng từ 25.000 đồng/kg lên 25.600 đồng/kg vào đầu tuần trước, tới hôm 25/6 vừa qua chỉ còn 21.500 đồng/kg - mức giá thấp nhất trong vòng 3 năm qua.

Giá cà phê nhảy múa khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn ở Đăk Lăk lâm vào thế bị động và lỗ nặng. Nhiều đơn vị đang tạm dừng thu mua và bán ra với số lượng lớn, chờ giá ổn định trở lại.

Giá phân bón tại Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục giảm mạnh. Tại Cần Thơ, hiện giá phân urê, NPK, DAP đã giảm thêm 20.000-95.000 đồng/bao (tùy loại) so với cách đây 1 tháng. Giá phân DAP (Trung Quốc, loại hạt xanh) từ 600.000-620.000 đồng/bao, hiện chỉ còn 525.000 đồng/bao, giá phân urê (Trung Quốc, Phú Mỹ) từ 330.000-340.000 đồng/bao, hiện còn 303.000-310.000 đồng/bao...

Theo giới kinh doanh, giá phân bón giảm là do giá trên thế giới đang có xu hướng giảm, trong khi nguồn cung trong nước dồi dào và sức tiêu thụ yếu.

Điều hành cước xe buýt theo cơ chế thị trường. Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa chỉ đạo về việc điều hành giá cước vận tải công cộng bằng xe buýt theo cơ chế thị trường.

Đối với các tuyến vận tải công cộng bằng xe buýt không thuộc thẩm quyền định giá của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, giá cước được thực hiện theo cơ chế thị trường, do doanh nghiệp quyết định. Điều này đồng nghĩa với việc giá xe buýt sẽ tăng trong thời gian tới.

 

Giá cà phê sụt giảm mạnh, khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao đao. (Ảnh: Coffeegeek)

Từ giữa tháng 6 tới nay, thị trường xuất khẩu rau quả đang có những tín hiệu tích cực, nhu cầu nhập khẩu rau quả chế biến của một số thị trường trọng điểm có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt nhiều khách hàng Tây Âu đang đặt mua số lượng lớn rau quả chế biến (nước quả cô đặc, dứa khoanh hộp, vải thiều nước đường...).

Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác kinh tế Việt-Nhật (VJEPA) đã được Thượng viện Nhật chính thức thông qua và có hiệu lực từ tháng 10/2009 sẽ mở ra những cơ hội mới cho ngành sản xuất rau quả của Việt Nam. Theo đó, Nhật Bản cam kết loại bỏ thuế cho 83,8% giá trị thương mại nông sản của Việt Nam trong vòng 10 năm.

Hiện nhu cầu của thị trường Nhật đối với rau cấp đông, khoai lang cấp đông từ Lâm Đồng vẫn rất lớn, đơn hỏi mua cả nghìn tấn mỗi tháng, nhưng các doanh nghiệp chỉ đáp ứng được 40-50% do năm nay mưa sớm, rau bị vàng, bị dập không thể khai thác hết.

Theo dự báo của Hiệp hội rau quả, với nhịp độ phục hồi thị trường như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu rau quả cả năm 2009 có khả năng đạt 400-450 triệu USD.

Theo Bộ Công thương, từ giữa tháng 6 tới nay, hoạt động xuất nhập khẩu cao su thiên nhiên tại cửa khẩu Móng Cái-Đông Hưng đã có chuyển biến. Những ngày qua, có khoảng 2.000 tấn cao su Việt Nam được xuất sang Trung Quốc theo hệ chính ngạch.

Giá cao su xuất khẩu cũng đã tăng nhẹ, hiện đạt 11.200 Nhân dân tệ/tấn (khoảng 1.560-1.600 USD/tấn).

  • Đ.T (Tổng hợp từ VietNamNet, TTXVN)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,