Cổ phiếu đồng loạt giảm giá kịch sàn
Cập nhật lúc 11:36, Thứ Hai, 22/06/2009 (GMT+7)
- Đa số cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giảm giá rất mạnh trong cả phiên giao dịch sáng 22/6.
Áp lực xả hàng chốt lãi từ các nhà đầu tư lớn và sự suy giảm đáng kể của sức cầu đã khiến phần lớn cổ phiếu trên sàn HOSE đóng cửa phiên giao dịch sáng nay giảm giá hết biên độ cho phép hiện tại là -5%.
“Đúng như đã nói trước đó. Sức cầu không còn dồi dào, trong khi cung còn rất lớn và sẵn sàng bung ra bất cứ khi nào. Áp lực giảm giá còn nhiều. Chỉ có các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong tháng 5 và dự báo tốt trong quý II thì mới trụ vững được trước đợt này”, ông Tân - một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán FPTS sáng nay nói.
Vào đầu phiên giao dịch sáng nay, đa số các cổ phiếu trên cả hai sàn giảm giá khá mạnh. Mức giảm giá tiếp tục gia tăng trong đợt 2 và đạt đỉnh điểm vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/6, chỉ số VN-Index của sàn TP.HCM (HOSE) giảm 17,11 điểm (-3,6%) xuống 458,11 điểm.
Trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 154 mã giảm giá, 9 mã tăng giá và 3 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm khoảng 20% xuống còn 4,1 triệu đơn vị, trị giá 1.602 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index giảm 9,2 điểm (-5,48%) xuống 158,66 điểm.
Trong tổng số 201 cổ phiếu có 185 mã giảm giá, 10 mã tăng và 4 mã đứng giá.
Sau một tuần tăng giảm khá thất thường và khối lượng giao dịch giảm, nhiều công ty chứng khoán tiếp tục đưa ra cảnh bảo về một đợt điều chỉnh giảm ngắn hạn. Theo đó, nhiều khả năng sóng 4 giảm giá đã hình thành và có thể kéo dài sang tuần sau trước khi bắt đầu một chu kỳ tăng điểm mới.
Theo các công ty chứng khoán này, nhìn chung, kết quả kinh doanh quý 2 năm 2009 được kỳ vọng tốt hơn khá nhiều so với quý 1. Điều này phần nào đã thể hiện qua những thông tin kết quả 5 tháng đầu năm của 1 số doanh nghiệp đã công bố.
Tuy nhiên, cũng theo nhiều chuyên gia của các công ty chứng khoán này, chu kỳ tăng điểm sắp tới có lẽ cũng chỉ mang tính chất ngắn hạn. Về dài hạn việc bơm tiền kích cầu diện rộng của nhiều nước đã tạo điều kiện cho giá dầu và hàng hóa gia tăng, gây rủi ro lạm phát xảy ra, và đặc biệt sẽ tạo áp lực cho kết quản sản xuất kinh doanh 2 quý cuối năm của các doanh nghiệp.
Áp lực xả hàng chốt lãi từ các nhà đầu tư lớn và sự suy giảm đáng kể của sức cầu đã khiến phần lớn cổ phiếu trên sàn HOSE đóng cửa phiên giao dịch sáng nay giảm giá hết biên độ cho phép hiện tại là -5%.
“Đúng như đã nói trước đó. Sức cầu không còn dồi dào, trong khi cung còn rất lớn và sẵn sàng bung ra bất cứ khi nào. Áp lực giảm giá còn nhiều. Chỉ có các cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt trong tháng 5 và dự báo tốt trong quý II thì mới trụ vững được trước đợt này”, ông Tân - một nhà đầu tư có mặt trên sàn chứng khoán FPTS sáng nay nói.
Khá nhiều nhà đầu tư đang tỏ ra thận trọng với TTCK. (Ảnh: LAD) |
Vào đầu phiên giao dịch sáng nay, đa số các cổ phiếu trên cả hai sàn giảm giá khá mạnh. Mức giảm giá tiếp tục gia tăng trong đợt 2 và đạt đỉnh điểm vào cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/6, chỉ số VN-Index của sàn TP.HCM (HOSE) giảm 17,11 điểm (-3,6%) xuống 458,11 điểm.
Trong 162 cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE, có 154 mã giảm giá, 9 mã tăng giá và 3 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch tiếp tục giảm khoảng 20% xuống còn 4,1 triệu đơn vị, trị giá 1.602 tỷ đồng.
Trên sàn Hà Nội, chỉ số HaSTC-Index giảm 9,2 điểm (-5,48%) xuống 158,66 điểm.
Trong tổng số 201 cổ phiếu có 185 mã giảm giá, 10 mã tăng và 4 mã đứng giá.
Sau một tuần tăng giảm khá thất thường và khối lượng giao dịch giảm, nhiều công ty chứng khoán tiếp tục đưa ra cảnh bảo về một đợt điều chỉnh giảm ngắn hạn. Theo đó, nhiều khả năng sóng 4 giảm giá đã hình thành và có thể kéo dài sang tuần sau trước khi bắt đầu một chu kỳ tăng điểm mới.
Theo các công ty chứng khoán này, nhìn chung, kết quả kinh doanh quý 2 năm 2009 được kỳ vọng tốt hơn khá nhiều so với quý 1. Điều này phần nào đã thể hiện qua những thông tin kết quả 5 tháng đầu năm của 1 số doanh nghiệp đã công bố.
Tuy nhiên, cũng theo nhiều chuyên gia của các công ty chứng khoán này, chu kỳ tăng điểm sắp tới có lẽ cũng chỉ mang tính chất ngắn hạn. Về dài hạn việc bơm tiền kích cầu diện rộng của nhiều nước đã tạo điều kiện cho giá dầu và hàng hóa gia tăng, gây rủi ro lạm phát xảy ra, và đặc biệt sẽ tạo áp lực cho kết quản sản xuất kinh doanh 2 quý cuối năm của các doanh nghiệp.
- Hà Linh
,