221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1207106
Cởi nút thắt Việt kiều mua nhà: những hoài nghi không đáng
1
Article
null
Cởi nút thắt Việt kiều mua nhà: những hoài nghi không đáng
,

 - Nếu như chính sách về việc mua nhà ở đối với Việt kiều được thông thoáng, cởi mở hơn thì đây là kênh thu hút mạnh đầu tư và tạo lực đẩy lớn với thị trường bất động sản (BĐS) trong nước.

>>> Một nửa số kiều bào muốn mua nhà tại quê hương

Kênh thu hút đầu tư không nhỏ

Anh Đỗ Quân, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn TSQ cho biết, dự án làng Việt kiều châu Âu đã kêu gọi được tới 40% nguồn vốn của bà con kiều bào ở nước ngoài. Vì thế, chính sách nên mở hẳn để tạo điều kiện cho kiều bào về nước, nhập cuộc đầu tư, kinh doanh. 

Chính phủ luôn khuyến khích kiều bào đầu tư về nước. (Ảnh: VNN)

Việc kêu gọi được vốn nhàn rỗi của bà con kiều bào đầu tư trong nước như dự án làng Việt kiều châu Âu có thể coi là một thành công. Nhưng nếu tiếp tục hình thức kêu gọi đầu tư này mà không có sự hậu thuẫn về thể chế chính sách thì chắc chắn sẽ khó khăn, anh Đỗ Quân lo ngại. 

Năm 2008, kiều hối về Việt Nam đạt 8 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2007.

Có khoảng 3.000 doanh nghiệp đứng tên hoặc có vốn của người Việt Nam ở nước ngoài. 60% dự án do các kiều bào triển khai hoạt động hiệu quả.

(Theo Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài)

Anh Đỗ Khải là thương nhân chuyên nhập nguyên liệu hàng hoá từ Trung Quốc và bán buôn lại cho Ba Lan. Đồng thời, anh cũng là chủ sở hữu của 4-5 căn nhà tại nước này. 

Anh tâm sự: “Với công việc kinh doanh hiện giờ, tôi vẫn chưa làm lợi gì nhiều cho nước mình. Nghĩ xót lắm. Nếu như chính sách mua nhà dễ dàng hơn thì có lẽ, tôi đã mua nhà ở trong nước hơn là mua vài căn nhà ở Ba Lan. 

Khi thủ tục mua nhà hay đầu tư kinh doanh thuận tiện, lượng ngoại tệ của những kiều bào làm ra chắc chắn sẽ về đến Việt Nam thay vì được đem đầu tư ở nước bản xứ hay ở nước khác
”.

Năm 2000, anh Khải về Việt Nam 6 tháng để tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Năm đó, anh dự kiến mở siêu thị, xây dựng nhà xưởng… nhưng rồi, thấy phải qua nhiều cửa, mấy chục giấy tờ hành chính nên anh "nản", tạm dừng ý định.

Mãi năm 2005, do một người bạn giới thiệu, anh mới quyết định góp vốn mở công ty Vinapol tại khu đô thị An Khánh và bắt đầu có chút “dính dáng” vào thị trường BĐS Việt Nam.

Cho đến bây giờ, những người như anh Khải có lẽ vẫn còn là số đông, muốn đầu tư nhưng lại rụt rè, e ngại điều kiện chính sách.

Những hoài nghi không đáng có

Một số ý kiến cho rằng, nếu việc mua nhà ở cho Việt kiều mở thoáng quá thì Việt kiều sẽ đầu cơ BĐS.

Nhiều doanh nhân Việt kiều quan tâm chính sách đầu tư BĐS trong nước. (Ảnh: Ngọc Khánh)

Tuy nhiên, anh Hoàng Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Khoảng sản năng lượng và môi trường Việt Nam nói, đó là sự lo ngại quá xa. “Khi chính sách mở, chắc chắn không có tác động xấu tới thị trường BĐS mà chỉ chỉ có tốt hơn lên thôi”, anh nhấn mạnh.

Anh Đỗ Quân phân tích, khi mọi chính sách nhà ở thông thoáng thì sẽ không có chuyện kiều bào mua nhà phải đứng tên hộ nữa, do đó cũng sẽ không có chuyện xảy ra những rủi ro tranh chấp tài sản.

Anh Tô Việt, chuyên gia thử rượu vang sau 20 năm định cư tại Pháp cũng đã quyết định về ở lâu dài tại Việt Nam và mở công ty rượu vang Việt- Pháp tại Hà Nội từ 2 năm nay.

Anh thẳng thắn: “Nhiều nhà làm chính sách vẫn sai lầm khi cho rằng, tiềm lực tài chính của Việt kiều là rất dồi dào, có khả năng ảnh hưởng lớn tới thị trường BĐS.

Trên thực tế, không phải kiều bào nào cũng đủ tiền để mua nhà vì giá nhà tại Việt Nam cao ngang ngửa ở Pháp, rất đắt. Chưa kể, việc đầu cơ chủ yếu là nhà đầu tư trong nước”.

Cho đến nay, dự án nhà ở 100% vốn của Việt Kiều đã đi vào hoạt động mới chỉ có 1 dự án là Làng Việt kiều châu Âu. Đây được coi là mô hình tiên phong của cộng đồng kiều bào đầu tư vào bất động sản.

Còn lại, các hình thức đầu từ khác chủ yếu là Việt kiều liên doanh góp vốn với nhà đầu tư trong nước. Theo giới kinh doanh BĐS, ước tính có khoảng 10 dự án về lĩnh vực này đang được các nhóm doanh nghiệp Việt kiều dự kiến đầu tư. 

Nhưng để các dự án này trở thành hiện thực, có lẽ, phải cần một khoảng thời gian dài nữa. Nguyên nhân lớn là, những nhà đầu tư này vẫn còn chút lấn cấn để đánh giá "độ mở" của chính sách thu hút đầu tư BĐS trong nước.

  • Phạm Huyền

"Hiện nay, chúng ta vẫn cho cả doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào BĐS thì không có lý do gì, lại không khuyến khích những người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào thị trường này.

Còn về ý kiến lo ngại, chính sách nhà ở mở ra, sẽ dẫn tới việc đầu cơ của Việt kiều, tôi cho rằng, đây là hai câu chuyện khác nhau.

Nếu chúng ta quản lý không tốt thì nhà đầu tư nào cũng có thể đầu cơ thị trường. Không vì lo chống đầu cơ mà lại hạn chế khuyến khích đầu tư."

(Ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng)


,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;