Hơn 75% cổ phiếu tăng trần, VN-Index vượt ngưỡng cản 420 điểm
Cập nhật lúc 11:12, Thứ Hai, 25/05/2009 (GMT+7)
- Hơn 75% cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn TP.HCM và Hà Nội sáng 25/5 bất ngờ quay đầu tăng giá kịch trần với dư bán trống trơn ở hầu hết các mã. Chỉ số VN-Index dễ dàng vượt ngưỡng cản quan trọng 420 điểm, trong khi đó HaSTC-Index hướng tiến sát tới ngưỡng 150 điểm.
Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong bối cảnh thị trường Mỹ tiếp tục đi xuống phiên thứ ba liên tiếp trong ngày thứ Sáu cuối tuần trước và chứng khoán châu Á sáng nay (25/5) tiếp tục giảm điểm do lo ngại Triều Tiên thử tên lửa.
“Thị trường đã tăng rất nhiều, tới 170 điểm trong vòng đúng 3 tháng qua, tương đương 72%. Tuy nhiên, sức cầu cổ phiếu quá lớn khiến hầu hết các cổ phiếu sáng nay lại quay trở lại đường đua tăng trần sau một phiên điều chỉnh được dự đoán từ lâu vào thứ Sáu vừa qua”, ông Hùng - một nhà đầu tư có mặt tại SeABank sáng nay nói.
“Cho dù đã tăng nhiều như vậy, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng chỉ số VN-Index vẫn đang ở sóng 3 của một chu kỳ 5 sóng lên, với kỳ vọng chỉ số này sẽ lên sát 500 điểm”.
Theo nhà đầu tư này, trừ vàng mới tăng mạnh được khoảng một tuần qua, các kênh đầu tư khác hiện kém hấp dẫn. Và đây là yếu tố khiến sức cầu cổ phiếu từ các nhà đầu tư trong nước còn rất lớn, bất chấp khối nhà đầu tư ngoại có mua vào hay không.
Trên thực tế, rất nhiều cổ phiếu blue-chips đã tăng từ 1,5 tới gần 3 lần trong thời kỳ phục hồi vừa qua. Các chỉ số quan trọng như P/B (giá trên giá trị sổ sách), P/E (giá trên lợi nhuận)… tính tới cuối tháng 3/2009 không còn hấp dẫn. Và đây là lý do khiến các cổ phiếu này chùng xuống trong phần lớn các phiên giao dịch tuần trước.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng về một kết quả tốt đẹp hơn trong phần còn lại của năm 2009 và theo đó, các chỉ số sẽ được cải thiện.
Một số người thậm chí không hề tính toán về các chỉ số cũng như mức độ tăng giá của các cổ phiếu trong thời gian qua. Quan niệm của họ khá đơn giản là nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh tốt trở lại và chỉ số VN-Index đợt này sẽ lên chí ít bằng với đợt phục hồi cuối tháng 9/2008 (đỉnh là 483 điểm).
Còn đối với các cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ số tài chính của các mã này tốt hơn khá nhiều. Tính tới hết phiên giao dịch cuối tuần trước, có tới 66 mã có chỉ số P/B nhỏ hơn 1 (thị giá nhỏ hơn giá trị sổ sách) và có tới 90 cố phiếu có P/E nhỏ hơn 10.
Sáng nay, chỉ số VN-Index của SGDCK TP.HCM tăng 17,17 điểm (+4,24%) lên 421,75 điểm.
Do lượng bán giảm mạnh, khối lượng giao dịch giảm khoảng 40% xuống 44,8 triệu đơn vị, trị giá 1.234 tỷ đồng.
Trong tổng cộng 178 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 173 mã tăng giá (137 mã tăng trần), 8 mã giảm giá (không có mã giảm sàn) và 1 mã đứng giá.
Trong 10 cổ phiếu có vốn lớn nhất thị trường, chỉ có VNM của Vinamilk không tăng hết biên độ cho phép, còn lại đều tăng trần.
Cổ phiếu STB của Sacombank và SSI của Chứng khoán Sài Gòn trở lại dẫn dắt thị trường, trong đó SSI có khối lượng giao dịch thành công rất thấp do lượng bán ít.
Cổ phiếu STB đứng đầu thị trường về tính thanh khoản với 6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
Cổ phiếu đồng loạt tăng trần sàn 25/5. (Ảnh: LAD) |
Chứng khoán Việt Nam tăng mạnh trong bối cảnh thị trường Mỹ tiếp tục đi xuống phiên thứ ba liên tiếp trong ngày thứ Sáu cuối tuần trước và chứng khoán châu Á sáng nay (25/5) tiếp tục giảm điểm do lo ngại Triều Tiên thử tên lửa.
“Thị trường đã tăng rất nhiều, tới 170 điểm trong vòng đúng 3 tháng qua, tương đương 72%. Tuy nhiên, sức cầu cổ phiếu quá lớn khiến hầu hết các cổ phiếu sáng nay lại quay trở lại đường đua tăng trần sau một phiên điều chỉnh được dự đoán từ lâu vào thứ Sáu vừa qua”, ông Hùng - một nhà đầu tư có mặt tại SeABank sáng nay nói.
“Cho dù đã tăng nhiều như vậy, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn cho rằng chỉ số VN-Index vẫn đang ở sóng 3 của một chu kỳ 5 sóng lên, với kỳ vọng chỉ số này sẽ lên sát 500 điểm”.
Theo nhà đầu tư này, trừ vàng mới tăng mạnh được khoảng một tuần qua, các kênh đầu tư khác hiện kém hấp dẫn. Và đây là yếu tố khiến sức cầu cổ phiếu từ các nhà đầu tư trong nước còn rất lớn, bất chấp khối nhà đầu tư ngoại có mua vào hay không.
Trên thực tế, rất nhiều cổ phiếu blue-chips đã tăng từ 1,5 tới gần 3 lần trong thời kỳ phục hồi vừa qua. Các chỉ số quan trọng như P/B (giá trên giá trị sổ sách), P/E (giá trên lợi nhuận)… tính tới cuối tháng 3/2009 không còn hấp dẫn. Và đây là lý do khiến các cổ phiếu này chùng xuống trong phần lớn các phiên giao dịch tuần trước.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư đang kỳ vọng về một kết quả tốt đẹp hơn trong phần còn lại của năm 2009 và theo đó, các chỉ số sẽ được cải thiện.
Một số người thậm chí không hề tính toán về các chỉ số cũng như mức độ tăng giá của các cổ phiếu trong thời gian qua. Quan niệm của họ khá đơn giản là nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh tốt trở lại và chỉ số VN-Index đợt này sẽ lên chí ít bằng với đợt phục hồi cuối tháng 9/2008 (đỉnh là 483 điểm).
Còn đối với các cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chỉ số tài chính của các mã này tốt hơn khá nhiều. Tính tới hết phiên giao dịch cuối tuần trước, có tới 66 mã có chỉ số P/B nhỏ hơn 1 (thị giá nhỏ hơn giá trị sổ sách) và có tới 90 cố phiếu có P/E nhỏ hơn 10.
Sáng nay, chỉ số VN-Index của SGDCK TP.HCM tăng 17,17 điểm (+4,24%) lên 421,75 điểm.
Do lượng bán giảm mạnh, khối lượng giao dịch giảm khoảng 40% xuống 44,8 triệu đơn vị, trị giá 1.234 tỷ đồng.
Trong tổng cộng 178 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 173 mã tăng giá (137 mã tăng trần), 8 mã giảm giá (không có mã giảm sàn) và 1 mã đứng giá.
Trong 10 cổ phiếu có vốn lớn nhất thị trường, chỉ có VNM của Vinamilk không tăng hết biên độ cho phép, còn lại đều tăng trần.
Cổ phiếu STB của Sacombank và SSI của Chứng khoán Sài Gòn trở lại dẫn dắt thị trường, trong đó SSI có khối lượng giao dịch thành công rất thấp do lượng bán ít.
Cổ phiếu STB đứng đầu thị trường về tính thanh khoản với 6 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng.
- Hà Linh
,