221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1199610
Cổ phiếu FDI vẫn "sáng đèn"
1
Article
null
Cổ phiếu FDI vẫn 'sáng đèn'
,

Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế  thuộc nhóm cao nhất thế giới của Việt Nam trong những năm qua có một vai trò quan trong của nguồn vốn FDI và các công ty vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Theo thống kê, hiện nay, 7 công ty có tiền thân là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được niêm yết trên 2 sàn giao dịch, hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ quần áo phụ kiện (CTCP Mirae: KMR , CTCP Mirae Fiber: KMF), vật liệu xây dựng (CTCP Công nghiệp gốm sứ Taicera: TCR , công ty gạch men Chang Yih: CYC), vật liệu cơ bản (Tung Kuang: TKU), cung ứng công nghiệp (công ty dây và cáp điện Taya: TYA) hay xây dựng nặng (Full Power: FPC). Các công ty này hiện ngày càng thu hút được sự chú ý của nhà đầu tư.

Thế mạnh và điểm yếu

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có những điểm mạnh đáng lưu ý. Các công ty có vốn ĐTNN thường chú trọng và có nhiều thuận lợi khi tiếp cận và áp dụng công nghệ sản xuất quản lý tiên tiến. Các công ty có nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu đặc biệt là xuất khẩu sang nước bản xứ. Một số công ty vừa chiếm lĩnh được thị trường nội địa vừa có khả năng đẩy mạnh xuất khẩu nên doanh thu và lợi nhuận sẽ tăng trưởng bền vững và ổn định hơn.

Tuy nhiên các công ty này cũng có những điểm yếu. Bản thân các công ty niêm yết trên mặc dù đã có những vị trí nhất định tại Việt Nam nhưng tên tuổi và thương hiệu chưa thu hút được sự quan tâm từ giới đầu tư. Các công ty có quy mô vốn điều lệ ở mức tương đối thấp (từ 100 đến 355 tỷ).

Vấn đề sở hữu: Phần lớn cổ phần thuộc chi phối của nhóm cổ đông sáng lập/ công ty mẹ là thể nhân nước ngòai. Do đó, các công ty trên thường chỉ có thể niêm yết một phần số lượng cổ phiếu lưu hành, khiến cho tính thanh khoản của cổ phiếu bị những ảnh hưởng nhất định.

Thông tin về các công ty này còn yếu và thiếu nên nhà đầu tư chưa có nhiều cơ sở để tham gia đầu tư.Tính minh bạch về sở hữu cũng như hạch toán kinh doanh của công ty tại Việt nam trong mối quan hệ với công ty mẹ trong một số trường hợp còn nhiều điểm còn gây lo ngại cho nhà đầu tư.

Tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên gặp nhiều khó khăn trong một năm 2008 đầy biến động, bản thân các công ty mẹ tại các nước sở tại cũng gặp khó khăn lớn nên sự hỗ trợ đối với các công ty tại Việt Nam là hạn chế.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Trong năm 2008, Việt Nam phải hứng chịu ảnh hưởng nặng nề do tình hình lạm phát tăng cao và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Phần lớn các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong đó không loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong số 7 doanh nghiệp có tiền thân là doanh nghiệp FDI hiện đang niêm yết trên sàn nói trên, 2 doanh nghiệp có kết quả kinh doanh âm trong năm 2008 (TYA, FPC) và đã bị HOSE đưa vào danh sách các cổ phiếu bị kiểm soát. EPS của khối doanh nghiệp này ở mức thấp,  phần lớn trong khoảng từ phát sinh âm (do lợi nhuận sau thuế âm) tới mức ~ 1000 đ/ cổ phiếu. 

Là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nên khối doanh nghiệp này có những khó khăn nhất định trong việc tiếp cận các chính sách hỗ trợ của chính phủ. Mặt khác, khách hàng của nhóm doanh nghiệp này chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Việt Nam và xuất khẩu trong khi đây là 2 lĩnh vực bị ảnh hưởng mạnh nhất từ đợt suy thoái toàn cầu hiện nay. Điều này phản ánh trên mức sinh lợi trên vốn đầu tư (ROIC- return on invested capital) của các doanh nghiệp trên ở mức thấp (< 10%) trong khi tiền gửi tiết kiệm trong năm 2008 trung bình ~ 20% nên giá trị cổ phiếu bị suy giảm mạnh.

Điểm sáng nhất trong số các doanh nghiệp này có lẽ là công ty CYC với lợi nhuận sau thuế đạt 22,9 tỷ đồng trên 90,479 tỷ vốn điều lệ, EPS đạt 2536 đ/ cổ phiếu, tuy nhiên mức EPS trên cũng chỉ ở mức trung bình khá trong các doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn hiện nay.

Diễn biến cổ phiếu

Trong giai đoạn  từ ngày 2/1/2008 đến 27/04/2009, trong khi Vnindex sụt giảm 65,94% và HASTC sụt giảm 66,09%, nhóm cổ phiếu các công ty ngoại sụt giảm trung bình 71,79%, mức sụt giảm trung bình cao hơn 2 chỉ số, trong đó giảm mạnh nhất là 2 cổ phiếu KMR và KMF (giảm hơn 80%). Tính từ khi thị trường chạm đáy và bắt đầu hồi phục vào ngày 24/2/2009, nhóm cổ phiểu này cũng chỉ tăng 17,46% so với mức hồi phục 33% của Vnindex và 40% của HaSTC. Chỉ số Beta cho thấy các cổ phiếu này đều có mức Beta thấp hơn thị trường (trừ mã TKU) cho thấy khi nền kinh tế hồi phục, khả năng cổ phiếu thuộc nhóm này sẽ gặp những khó khăn nhất định trong việc thu hút dòng tiền từ nhà đầu tư.

Trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn và khủng hoảng được dự kiến sẽ còn kéo dài đến hết năm 2009, nhà đầu tư khi lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu thuộc nhóm này, nhà đầu tư nên quan tâm đến các yếu tố sau:

- Cơ cấu sở hữu rõ ràng, minh bạch
- Công ty sở hữu thương hiệu quen thuộc, có thị trường nội địa và xuất khẩu bền vững
- Thị trường hoạt động có tiềm năng tăng trưởng tốt
- Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ổn định, các chỉ số sinh lời cao
- Công ty chú trọng vào cải tiến và áp dụng công nghệ quản lý hiện đại.

(Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán Eurocapital)
Một ví dụ như công ty Everpia Việt Nam hiện đang niêm yết trên thị trường OTC. Với tiền thân là một doanh nghiệp Hàn Quốc trong lĩnh vực sản xuất và phân phối chăn ga gối đệm, doanh nghiệp trên đã chuyển hình thức sang công ty cổ phần từ năm 2007 và được biết đến rộng rãi trên toàn quốc với thương hiệu chăn ga gối đệm Everon. 

Năm 2008, Everpia có doanh thu tăng 39% so với năm 2007, lợi nhuận sau thuế tăng 146%. Các chỉ số hiệu quả kinh doanh đạt mức ấn tượng: EPS đạt 6194 đ/ cổ phiếu (tương đương với top 30 doanh nghiệp có EPS cao nhất trên sàn chứng khoán hiện nay), ROE đạt ~ 45% và ROIC đạt 52,8%, tương đuơng với nhóm công ty có hiệu quả hoạt động thuộc mức cao nhất trên thị trường chứng khoán. 

Điểm khác biệt của Everpia với các doanh nghiệp cùng ngành là bên cạnh mảng chăn ga gối đệm với doanh thu tập trung vào thời điểm cuối và đầu năm tương ứng với mùa lạnh ở miền Bắc, công ty cũng là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bông tấm với mùa vụ kinh doanh chính là mùa hè giúp cho tăng trưởng doanh thu được ổn định trong năm. 

Cùng với kế hoạch mở rộng sản xuất, Everpia dự tính sẽ niêm yết trong thời gian tới.

  • Anh Vũ
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,