Cổ phiếu ào ào tăng trần sau kỳ nghỉ lễ
Cập nhật lúc 10:41, Thứ Hai, 04/05/2009 (GMT+7)
- Đúng như nhận định trước đó, sau một thời gian tích luỹ, thị trường chứng khoán sáng 4/5 bật lên với gần 100% các mã cổ phiếu tăng hết biên độ cho phép. Dư mua kín đặc, trong khi dư bán luôn trong tình trạng trống trơn từ đầu tới cuối phiên.
“Sức mua bị kìm nén trong các phiên giao dịch cuối tháng 4/2009 bùng nổ vào đầu phiên giao dịch sáng nay khiến thị trường chứng khoán nóng rực. Cả hai bảng điện tử nhuốm một màu tím tăng trần”, anh Cường - một nhà đầu tư đã tranh thủ mua được một số mã cổ phiếu trước kỳ nghỉ lễ nói.
Theo nhà đầu tư này, có rất nhiều người “om” tiền trong tài khoản để chờ thị trường có xu hướng tăng là đổ vào mua cổ phiếu bởi cả 2 chỉ số VN-Index và HaSTC-Index đều đang đứng ở mức rất thấp so với các năm 2006-2008 trước đó và có thể bất ngờ mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho họ.
Phiên giao dịch sáng nay đã cho thấy điều này khi mà ngay trong vài phút đầu tiên đã có hàng chục ngàn lệnh đặt mua hàng chục triệu các mã cổ phiếu như STB của Sacombank, SSI của Chứng Khoán Sài Gòn, KLS của Chứng khoán Kim Long, BVS của Chứng khoán Bảo Việt, HPC của Chứng khoán Hải Phòng
Trái ngược với tình trạng bán đổ bán tháo nhưng không có người mua trong tuần từ 20-24/4, trong phiên giao dịch sáng nay (4/5) dư mua cổ phiếu KLS của Kim Long - một trong những công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ triền miên trong thời gian qua, có lúc lên tới 8,5 triệu đơn vị, trong khi không có dư bán.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự đối với các cổ phiếu ngành chứng khoán, ngân hàng như SSI, BVS, HPC và STB.
Trong vài phiên trước đó, thị trường đã có dấu hiệu đi lên bất chấp lo ngại về dịch cúm lợn đang lan rộng.
Vào cuối phiên giao dịch cuối tháng trước (29/4) trước kỳ nghỉ lễ và cuối tuần dài 4 ngày, một loạt các cổ phiếu ngành tài chính, ngân hàng, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, dược phẩm, thực phẩm… đã bất ngờ tăng giá kịch trần.
Khá nhiều công ty chứng khoán gần đây đưa ra dự báo thị trường có thể tăng mạnh sau đợt điều chỉnh giảm nửa cuối tháng 4 vừa qua. Theo đó, chỉ số VN-Index có thể tăng mạnh lên mức 370-400 điểm trong 1-2 tháng tới.
Điều này rất có thể trở thành hiện thực bởi những gì tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế dường như đã qua đi. Các thông tin rất xấu vừa được công bố gần đây như GDP Mỹ tụt giảm 6,1%, hãng xe Chrysler phải xin bảo hộ phá sản… đều không mấy tác động tới chứng khoán Mỹ và thế giới.
Tại Việt Nam, các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn khá tốt trong khi kết quả kinh doanh quý I/2009 giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng không quá bi đát như dự đoán ban đầu.
Kết thúc giao dịch ngày 4/5, chỉ số VN-Index tăng 15,01 điểm (4,67%) lên 336,64 điểm.
Khối lượng giao dịch giảm hơn 50% xuống chỉ còn 12,9 triệu đơn vị, trị giá 281,7 tỷ đồng.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết đã có 178 mã tăng giá (170 mã tăng trần), 2 mã giảm giá (không có mã nào giảm sàn) và 1 mã đứng giá.
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn đều tăng giá hết biên độ cho phép là 5%.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu mới lên sàn VST của Vận tải và Thuê tàu Biển Việt Nam Vitranschart bất ngờ dẫn đầu thị trường với 1,1 triệu cổ phần được chuyển nhượng. BF1 của chứng chỉ quỹ PRUBF1 đứng ở vị trí thứ 2 với gần 0,9 triệu đơn vị. STB của Sacombank theo sau với 0,54 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng tăng mạnh.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 3,05 điểm (2,72%) lên 115 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội sáng 29/4 đạt 15,4 triệu đơn vị, trị giá 380,7 tỷ đồng.
Gần 100% cổ phiếu trên sàn Hà Nội tăng giá hết biên độ cho phép hiện tại là +7%.
Sáng 4/5, dư mua kín đặc, trong khi dư bán luôn trong tình trạng trống trơn từ đầu tới cuối phiên. |
“Sức mua bị kìm nén trong các phiên giao dịch cuối tháng 4/2009 bùng nổ vào đầu phiên giao dịch sáng nay khiến thị trường chứng khoán nóng rực. Cả hai bảng điện tử nhuốm một màu tím tăng trần”, anh Cường - một nhà đầu tư đã tranh thủ mua được một số mã cổ phiếu trước kỳ nghỉ lễ nói.
Theo nhà đầu tư này, có rất nhiều người “om” tiền trong tài khoản để chờ thị trường có xu hướng tăng là đổ vào mua cổ phiếu bởi cả 2 chỉ số VN-Index và HaSTC-Index đều đang đứng ở mức rất thấp so với các năm 2006-2008 trước đó và có thể bất ngờ mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ cho họ.
Phiên giao dịch sáng nay đã cho thấy điều này khi mà ngay trong vài phút đầu tiên đã có hàng chục ngàn lệnh đặt mua hàng chục triệu các mã cổ phiếu như STB của Sacombank, SSI của Chứng Khoán Sài Gòn, KLS của Chứng khoán Kim Long, BVS của Chứng khoán Bảo Việt, HPC của Chứng khoán Hải Phòng
Trái ngược với tình trạng bán đổ bán tháo nhưng không có người mua trong tuần từ 20-24/4, trong phiên giao dịch sáng nay (4/5) dư mua cổ phiếu KLS của Kim Long - một trong những công ty chứng khoán làm ăn thua lỗ triền miên trong thời gian qua, có lúc lên tới 8,5 triệu đơn vị, trong khi không có dư bán.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự đối với các cổ phiếu ngành chứng khoán, ngân hàng như SSI, BVS, HPC và STB.
Trong vài phiên trước đó, thị trường đã có dấu hiệu đi lên bất chấp lo ngại về dịch cúm lợn đang lan rộng.
Vào cuối phiên giao dịch cuối tháng trước (29/4) trước kỳ nghỉ lễ và cuối tuần dài 4 ngày, một loạt các cổ phiếu ngành tài chính, ngân hàng, thuỷ sản, vật liệu xây dựng, dược phẩm, thực phẩm… đã bất ngờ tăng giá kịch trần.
Khá nhiều công ty chứng khoán gần đây đưa ra dự báo thị trường có thể tăng mạnh sau đợt điều chỉnh giảm nửa cuối tháng 4 vừa qua. Theo đó, chỉ số VN-Index có thể tăng mạnh lên mức 370-400 điểm trong 1-2 tháng tới.
Điều này rất có thể trở thành hiện thực bởi những gì tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế dường như đã qua đi. Các thông tin rất xấu vừa được công bố gần đây như GDP Mỹ tụt giảm 6,1%, hãng xe Chrysler phải xin bảo hộ phá sản… đều không mấy tác động tới chứng khoán Mỹ và thế giới.
Tại Việt Nam, các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn khá tốt trong khi kết quả kinh doanh quý I/2009 giảm mạnh so với cùng kỳ nhưng không quá bi đát như dự đoán ban đầu.
Kết thúc giao dịch ngày 4/5, chỉ số VN-Index tăng 15,01 điểm (4,67%) lên 336,64 điểm.
Khối lượng giao dịch giảm hơn 50% xuống chỉ còn 12,9 triệu đơn vị, trị giá 281,7 tỷ đồng.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết đã có 178 mã tăng giá (170 mã tăng trần), 2 mã giảm giá (không có mã nào giảm sàn) và 1 mã đứng giá.
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn đều tăng giá hết biên độ cho phép là 5%.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu mới lên sàn VST của Vận tải và Thuê tàu Biển Việt Nam Vitranschart bất ngờ dẫn đầu thị trường với 1,1 triệu cổ phần được chuyển nhượng. BF1 của chứng chỉ quỹ PRUBF1 đứng ở vị trí thứ 2 với gần 0,9 triệu đơn vị. STB của Sacombank theo sau với 0,54 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng tăng mạnh.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 3,05 điểm (2,72%) lên 115 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội sáng 29/4 đạt 15,4 triệu đơn vị, trị giá 380,7 tỷ đồng.
Gần 100% cổ phiếu trên sàn Hà Nội tăng giá hết biên độ cho phép hiện tại là +7%.
- Hà Linh
,