Sáng 20/4: Ồ ạt bán tháo cổ phiếu
Cập nhật lúc 11:32, Thứ Hai, 20/04/2009 (GMT+7)
- Không còn đắn đo xem xét, sáng nay (20/4), các nhà đầu tư ồ ạt bán tháo cổ phiếu. Trong khi đó, sức cầu cổ phiếu bất ngờ tụt giảm nhanh chóng.
Rất nhiều người không thể bán cổ phiếu sáng nay. (Ảnh: Việt Thanh) |
Gần 100% cổ phiếu giảm giá, trong đó hầu hết giảm sàn. Đặc biệt, tình trạng “lệch mặt” xuất hiện trở lại với dư bán kín đặc, còn dư mua trống trơn ở hầu hết các mã.
Chỉ số VN-Index giảm mạnh 15,25 điểm (-4,56%) xuống 318,89 điểm.
Khối lượng giao dịch tụt giảm từ mức cao kỷ lục 67,2 triệu đơn vị xuống chỉ còn 17,9 triệu, trị giá 409,7 tỷ đồng.
“Tình trạng chốt lãi đã xuất hiện 5-6 phiên rồi nhưng tăng đột biến bắt đầu từ thứ sáu cuối tuần trước.
Chỉ số VN-Index giảm mạnh 15,25 điểm (-4,56%) xuống 318,89 điểm.
Khối lượng giao dịch tụt giảm từ mức cao kỷ lục 67,2 triệu đơn vị xuống chỉ còn 17,9 triệu, trị giá 409,7 tỷ đồng.
“Tình trạng chốt lãi đã xuất hiện 5-6 phiên rồi nhưng tăng đột biến bắt đầu từ thứ sáu cuối tuần trước.
Đây cũng là một diễn biến đã được dự báo từ trước do thị trường không thể cứ tăng ầm ầm mà không điều chỉnh”, anh Phương - một chuyên viên phân tích chứng khoán tại Phạm Huy Thông, Hà Nội nói.
“Thực tế, trong thời gian vừa qua thị trường đón nhận khá nhiều thông tin tốt như sự hồi phục ấn tượng 6 tuần liên tiếp của chứng khoán Mỹ, những điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế dường như đã qua đi, các doanh nghiệp trong nước công bố báo cáo kinh doanh không quá tệ và đưa ra dự báo khá hấp dẫn cho năm 2009… thì việc VN-Index hồi phục là hợp lý.
“Thực tế, trong thời gian vừa qua thị trường đón nhận khá nhiều thông tin tốt như sự hồi phục ấn tượng 6 tuần liên tiếp của chứng khoán Mỹ, những điều tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế dường như đã qua đi, các doanh nghiệp trong nước công bố báo cáo kinh doanh không quá tệ và đưa ra dự báo khá hấp dẫn cho năm 2009… thì việc VN-Index hồi phục là hợp lý.
Tuy nhiên, mức tăng quá nhanh tới hơn 45% thì chắc chắn cần phải có sự điều chỉnh”, chuyên viên này cho biết.
Điều mà các nhà đầu tư sáng nay lo lắng nhất là hiện tượng sụt giảm sức cầu và thị trường rơi vào tình trạng gần như mất thanh khoản.
“Sức cầu biến mất nhanh quá. Đây là điều đáng sợ nhất. Thị trường tăng mạnh trong thời gian vừa qua là nhờ sức cầu lớn. Hàng ngày có hàng ngàn tỷ được đổ vào 2 sàn HOSE và HASTC. Trong phiên giao dịch sáng nay, mọi thứ đã thay đổi”, ông Tuyên - một nhà đầu tư nói.
Trong khi đó, theo một chuyên gia phân tích chứng khoán tại TP.HCM, thị trường hiện tại khó chấp nhận mua vào khi VN-Index ở mức 350 điểm. Nhưng như mức hiện nay (dưới 320 điểm) thì rủi ro thấp, có thể mua vào cho dù thị trường có thể xuống nữa.
“Giá của các cổ phiếu vẫn ở mức hợp lý. Nếu nhìn ở khía cạnh lạc quan, nền kinh tế thế giới vẫn đang đỡ xấu hơn. Nhưng nó giống như sóng. Sóng lên lúc nào cũng có những gợn sóng xuống. Rất bình thường. Còn ai nhìn ngắn hạn quá cũng không tốt”, chuyên gia này cho biết.
Sáng nay, trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 10 mã tăng giá (3 mã tăng trần), 168 mã giảm giá (148 giảm sàn), 2 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (HBD của Bao bì PP Bình Dương).
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất trừ HPG của Hoà Phát và VNM của Vinamilk gần “đụng sàn” còn lại đều giảm giá hết biên độ cho phép với lượng dư mua bằng 0, trong khi dư bán còn khá lớn.
Ba mã nóng nhất thị trường trong phần lớn thời gian tuần trước là SSI của Chứng khoán Sài Gòn, STB của Ngân hàng Sacombak và SAM của Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom sáng nay có dư bán ở mức giá kịch sàn còn rất lớn, lên tới hàng triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, có 3 mã đi ngược xu hướng thị trường với mức tăng trần là TCT của Cáp treo núi Bà Tây Ninh, PMS của Cơ khí Xăng dầu, DCC của Descon. Một số mã tăng giá nổi bật khác là PNJ của vàng bạc Phú Nhuận, HLA của Hữu Liên Á Châu, IMP của Imexpharm, LGC của điện Lữ Gia…
Cả 4 mã chứng chỉ quỹ đều giảm sàn với dư mua trống trơn và dư bán còn rất nhiều.
Về khối lượng giao dịch, HPG của Tập đoàn Hoà Phát bất ngờ chiếm vị trí dẫn đầu với gần 1,6 triệu đơn vị được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh.
Điều mà các nhà đầu tư sáng nay lo lắng nhất là hiện tượng sụt giảm sức cầu và thị trường rơi vào tình trạng gần như mất thanh khoản.
“Sức cầu biến mất nhanh quá. Đây là điều đáng sợ nhất. Thị trường tăng mạnh trong thời gian vừa qua là nhờ sức cầu lớn. Hàng ngày có hàng ngàn tỷ được đổ vào 2 sàn HOSE và HASTC. Trong phiên giao dịch sáng nay, mọi thứ đã thay đổi”, ông Tuyên - một nhà đầu tư nói.
Trong khi đó, theo một chuyên gia phân tích chứng khoán tại TP.HCM, thị trường hiện tại khó chấp nhận mua vào khi VN-Index ở mức 350 điểm. Nhưng như mức hiện nay (dưới 320 điểm) thì rủi ro thấp, có thể mua vào cho dù thị trường có thể xuống nữa.
“Giá của các cổ phiếu vẫn ở mức hợp lý. Nếu nhìn ở khía cạnh lạc quan, nền kinh tế thế giới vẫn đang đỡ xấu hơn. Nhưng nó giống như sóng. Sóng lên lúc nào cũng có những gợn sóng xuống. Rất bình thường. Còn ai nhìn ngắn hạn quá cũng không tốt”, chuyên gia này cho biết.
Sáng nay, trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 10 mã tăng giá (3 mã tăng trần), 168 mã giảm giá (148 giảm sàn), 2 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (HBD của Bao bì PP Bình Dương).
Nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn nhất trừ HPG của Hoà Phát và VNM của Vinamilk gần “đụng sàn” còn lại đều giảm giá hết biên độ cho phép với lượng dư mua bằng 0, trong khi dư bán còn khá lớn.
Ba mã nóng nhất thị trường trong phần lớn thời gian tuần trước là SSI của Chứng khoán Sài Gòn, STB của Ngân hàng Sacombak và SAM của Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom sáng nay có dư bán ở mức giá kịch sàn còn rất lớn, lên tới hàng triệu đơn vị.
Ở chiều ngược lại, có 3 mã đi ngược xu hướng thị trường với mức tăng trần là TCT của Cáp treo núi Bà Tây Ninh, PMS của Cơ khí Xăng dầu, DCC của Descon. Một số mã tăng giá nổi bật khác là PNJ của vàng bạc Phú Nhuận, HLA của Hữu Liên Á Châu, IMP của Imexpharm, LGC của điện Lữ Gia…
Cả 4 mã chứng chỉ quỹ đều giảm sàn với dư mua trống trơn và dư bán còn rất nhiều.
Về khối lượng giao dịch, HPG của Tập đoàn Hoà Phát bất ngờ chiếm vị trí dẫn đầu với gần 1,6 triệu đơn vị được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh.
VST của Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam theo sau với 1,3 triệu. STB của Ngân hàng Sacombank đứng ở vị trí thứ 3 với 1,2 triệu. PPC của Nhiệt điện Phả Lịa và HSG của Tập đoàn Hoa Sen đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,7 và 0,68 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm mạnh.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 6,22 điểm (5,08%) xuống 116,34 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 20/4 giảm khoảng 70% xuống 10 triệu đơn vị, trị giá 204,8 tỷ đồng.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm mạnh.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 6,22 điểm (5,08%) xuống 116,34 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 20/4 giảm khoảng 70% xuống 10 triệu đơn vị, trị giá 204,8 tỷ đồng.
- Hà Linh
,