Sáng 15/4: Giao dịch chứng khoán xô đổ mọi kỷ lục
Cập nhật lúc 11:14, Thứ Tư, 15/04/2009 (GMT+7)
- Phiên giao dịch sáng 15/4 vừa kết thúc đã xô đổ mọi kỷ lục về giao dịch với khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được chuyển nhượng thành công thông qua khớp lệnh lên tới gần 61 triệu đơn vị, trị giá hơn 1.500 tỷ đồng.
TTCK tiếp tục sôi động. (Ảnh: Việt Thanh) |
Sự bùng nổ về giao dịch được tích luỹ từ cách đây cả tháng khi thị trường chứng khoán bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại và thực sự căng lên khi hầu hết các cổ phiếu đã chứng kiến một chuỗi ngày tăng trần ấn tượng và đang đem lại một khoản lợi nhuận khổng lồ cho các nhà đầu tư.
Trong khi đó một lượng tiền rất lớn vẫn ào ào được đưa vào với kỳ vọng đây mới là sự bắt đầu của chu kỳ hồi phục.
“Áp lực chốt lãi quá lớn. Cổ phiếu tăng giá quá nhanh. Chỉ trong vòng 7-8 phiên vừa qua mà có rất nhiều cổ phiếu tăng giá tới 30-35%. Nếu tính từ giữa tháng 3 tới giờ, có mã đã tăng gần 120%. Một tỷ lệ lợi nhuận khổng lồ”, anh Hưng - một nhà đầu tư nói.
Sức cung có dấu hiệu tăng mạnh bắt đầu từ phiên giao dịch hôm qua (14/4) với gần 53 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE được chuyển nhượng.
Vào đầu giờ sáng nay (15/4), với tâm lý chờ đợi xem diễn biến thị trường như thế nào, khối lượng giao dịch trong đợt 1 giảm khoảng 30% so với phiên trước. Tuy nhiên, áp lực bán lớn và kết quả là sự đảo chiều đi xuống của chỉ số VN-Index khi chốt đợt 1 đã tác động rất mạnh tới hầu hết các nhà đầu tư đang có ý định chốt lãi.
Chỉ chưa đầy 1 phút sau ngay khi đợt 2 bắt đầu, có tới hơn 7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được tung ra bán và được khớp lệnh, gần bằng cả 30 phút khớp lệnh định kỳ trong đợt 1.
Lực xả hàng chốt lãi tiếp tục tăng vọt ngay sau phút thứ 8 của đợt 2 khi cổ phiếu có tính chất dẫn dắt tâm lý thị trường trong vài phiên gần đây là STB của Sacombank không còn duy trì được mức tăng trần chắc nịch và chuyển sang tình trạng chao đảo, trở về tham chiếu và có lúc giảm giá.
Không chỉ có STB, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn cũng dao động và có nhiều lúc chỉ còn màu xanh, không duy trì được màu tím tăng trần như thường lệ.
Kết thúc phiên giao dịch, đa số cổ phiếu đảo chiều giảm giá.
Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 7,78 điểm (2,24%) xuống 339,29 điểm.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 44 mã tăng giá (27 mã tăng trần), 122 mã giảm giá (66 giảm sàn) và 15 mã đứng giá.
Sức bán chốt lãi tăng vọt đã khiến giao dịch thành công đạt mức kỷ lục mọi thời đại 60,7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 1.535,93 tỷ đồng.
Trước đó, kỷ lục về khối lượng giao dịch là 55 triệu đơn vị trong ngày 8/4, trong khi kỷ lục về giá trị là 1.526 tỷ đồng vào ngày 28/8/2008.
Trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất trên thị trường, chỉ còn STB của Sacombank tăng giá (+700 đồng lên 22.400 đồng), còn lại đều giảm, trong đó rất nhiều mã giảm sàn như: DPM của Đạm Phú Mỹ, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVF của Tài chính dầu khí, VIC của Vincom và VPL của Vinpearl.
Ở chiều ngược lại, có một số mã vẫn duy trì được mức tăng trần “căng đét” với dư bán bằng 0 và dư mua trần lớn khi kết thúc phiên giao dịch như: SSI của Chứng khoán Sài Gòn, SAM của Cáp và vật liệu viễn thông Sacom, BCI Của Xây dựng Bình Chánh, LCG của Licogi 16, NKD của Bánh kẹo Kinh đô miền Bắc, OPC của Dược phẩm OPC, RAL của Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Trong 4 chứng chỉ quỹ, MAFPF1 và VFMVF4 duy trì được mức tăng trần, trong khi PRUBF1 quay đầu giảm còn VFMVF1 tăng nhẹ.
Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank lập kỷ lục mới với gần 13,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 4,6 triệu. VF4 của VFMVF4 đứng ở vị trí thứ 3 với 2,66 triệu. REE của Cơ điện lạnh và của VTO của Vitaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 2,46 và 2,16 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng quay đầu giảm sau 4 phiên tăng mạnh trước đó.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 3,05 điểm (2,33%) xuống 127,89 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 15/4 tăng nhẹ lên 29,6 triệu đơn vị, trị giá 841 tỷ đồng.
Cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu tiếp tục là tâm điểm chú ý của sàn HA với 8,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Cổ phiếu này giảm 600 đồng xuống 41.100 đồng.
“Áp lực chốt lãi quá lớn. Cổ phiếu tăng giá quá nhanh. Chỉ trong vòng 7-8 phiên vừa qua mà có rất nhiều cổ phiếu tăng giá tới 30-35%. Nếu tính từ giữa tháng 3 tới giờ, có mã đã tăng gần 120%. Một tỷ lệ lợi nhuận khổng lồ”, anh Hưng - một nhà đầu tư nói.
Sức cung có dấu hiệu tăng mạnh bắt đầu từ phiên giao dịch hôm qua (14/4) với gần 53 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn HOSE được chuyển nhượng.
Vào đầu giờ sáng nay (15/4), với tâm lý chờ đợi xem diễn biến thị trường như thế nào, khối lượng giao dịch trong đợt 1 giảm khoảng 30% so với phiên trước. Tuy nhiên, áp lực bán lớn và kết quả là sự đảo chiều đi xuống của chỉ số VN-Index khi chốt đợt 1 đã tác động rất mạnh tới hầu hết các nhà đầu tư đang có ý định chốt lãi.
Chỉ chưa đầy 1 phút sau ngay khi đợt 2 bắt đầu, có tới hơn 7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được tung ra bán và được khớp lệnh, gần bằng cả 30 phút khớp lệnh định kỳ trong đợt 1.
Lực xả hàng chốt lãi tiếp tục tăng vọt ngay sau phút thứ 8 của đợt 2 khi cổ phiếu có tính chất dẫn dắt tâm lý thị trường trong vài phiên gần đây là STB của Sacombank không còn duy trì được mức tăng trần chắc nịch và chuyển sang tình trạng chao đảo, trở về tham chiếu và có lúc giảm giá.
Không chỉ có STB, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn cũng dao động và có nhiều lúc chỉ còn màu xanh, không duy trì được màu tím tăng trần như thường lệ.
Kết thúc phiên giao dịch, đa số cổ phiếu đảo chiều giảm giá.
Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 7,78 điểm (2,24%) xuống 339,29 điểm.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 44 mã tăng giá (27 mã tăng trần), 122 mã giảm giá (66 giảm sàn) và 15 mã đứng giá.
Sức bán chốt lãi tăng vọt đã khiến giao dịch thành công đạt mức kỷ lục mọi thời đại 60,7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 1.535,93 tỷ đồng.
Trước đó, kỷ lục về khối lượng giao dịch là 55 triệu đơn vị trong ngày 8/4, trong khi kỷ lục về giá trị là 1.526 tỷ đồng vào ngày 28/8/2008.
Trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất trên thị trường, chỉ còn STB của Sacombank tăng giá (+700 đồng lên 22.400 đồng), còn lại đều giảm, trong đó rất nhiều mã giảm sàn như: DPM của Đạm Phú Mỹ, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVF của Tài chính dầu khí, VIC của Vincom và VPL của Vinpearl.
Ở chiều ngược lại, có một số mã vẫn duy trì được mức tăng trần “căng đét” với dư bán bằng 0 và dư mua trần lớn khi kết thúc phiên giao dịch như: SSI của Chứng khoán Sài Gòn, SAM của Cáp và vật liệu viễn thông Sacom, BCI Của Xây dựng Bình Chánh, LCG của Licogi 16, NKD của Bánh kẹo Kinh đô miền Bắc, OPC của Dược phẩm OPC, RAL của Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Trong 4 chứng chỉ quỹ, MAFPF1 và VFMVF4 duy trì được mức tăng trần, trong khi PRUBF1 quay đầu giảm còn VFMVF1 tăng nhẹ.
Về khối lượng giao dịch, STB của Sacombank lập kỷ lục mới với gần 13,3 triệu đơn vị được chuyển nhượng thông qua khớp lệnh. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 4,6 triệu. VF4 của VFMVF4 đứng ở vị trí thứ 3 với 2,66 triệu. REE của Cơ điện lạnh và của VTO của Vitaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 2,46 và 2,16 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index cũng quay đầu giảm sau 4 phiên tăng mạnh trước đó.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 3,05 điểm (2,33%) xuống 127,89 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 15/4 tăng nhẹ lên 29,6 triệu đơn vị, trị giá 841 tỷ đồng.
Cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu tiếp tục là tâm điểm chú ý của sàn HA với 8,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Cổ phiếu này giảm 600 đồng xuống 41.100 đồng.
- Hà Linh
,