VN-Index leo dốc ấn tượng
Cập nhật lúc 11:36, Thứ Ba, 14/04/2009 (GMT+7)
- Mặc dù lên dốc thẳng đứng trong hai phiên liền trước và áp lực xả hàng chốt lãi hiển hiện, sáng nay (14/4) thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục chinh phục mốc mới nhờ sức mạnh của hai đầu tầu STB của Ngân hàng Sacombank và SSI của Chứng khoán Sài Gòn.
Áp lực xả hàng rất mạnh bắt đầu xuất hiện từ gần cuối đợt 1 và lên đỉnh điểm vào giữa đợt 2 khi mà phần lớn các cổ phiếu đã quay đầu giảm giá hoặc trở về mức tham chiếu. Tuy nhiên, dường như nỗi lo thị trường đảo chiều lại là cơ hội để nhiều nhà đầu tư chưa mua được cổ phiếu tung tiền vào.
“Thị trường chưa thể giảm được. STB và SSI còn trụ vững thì sẽ không có tâm lý hoang mang và thị trường sẽ tăng trở lại”, anh Hoàng - một nhà đầu tư có mặt trên sàn giao dịch SeABS nói khi đợt 2 bắt đầu được khoảng 15 và chỉ số VN-Index đã quay đầu giảm bởi rất nhiều mã, trong đó có blue-chips đi xuống.
Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank sáng nay là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. Cổ phiếu này tăng trần từ đầu phiên tới cuối phiên, bất chấp lượng bán ra và được khớp lệnh thành công lên tới hơn 10 triệu đơn vị - gấp 1,5 lần tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường trung bình trong tháng 1 và 2/2009.
Chung cuộc, STB tăng giá kịch trần 1.000 đồng lên 21.700 đồng với dư bán trống trơn, trong khi dư mua ở mức giá trần còn gần 3,4 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn cũng là chỗ dựa về tinh thần vững chắc các nhà đầu tư do hầu như không có mấy người bán ra, trong khi mua vào rất lớn. Cổ phiếu này tiếp tục tăng trần cho dù đã tăng hơn 100% kể từ đầu tháng 3.
Cổ cổ phiếu SAM của Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư với lượng đặt mua cổ phiếu này ở mức giá trần và ATO ngay trong đợt 1 đã lên tới 11 triệu đơn vị, trong khi bán chỉ vài ngàn.
Với sức cầu tiếp tục vượt trội, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) kết thúc phiên giao dịch sáng 14/4 tăng 7,6 điểm (2,08%) lên 347,07 điểm.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 118 mã tăng giá (81 mã tăng trần), 33 mã giảm giá (5 giảm sàn) và 30 mã đứng giá.
Sức bán chốt lãi tăng vọt đã khiến giao dịch thành công tăng gấp hơn 2 lần lên 52,8 triệu triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 1.276,82 tỷ đồng - xấp xỉ mức cao kỷ lục 55 triệu đơn vị trong ngày 8/4.
Sáng nay, cả 4 chứng chỉ quỹ MAFPF1, PRUBF1, VFMVF1, VFMVF4 - một thước đo khác đối với thị trường chứng khoán - đều tăng giá kịch trần với dư bán ít.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với hơn 10 triệu đơn vị. DPM của Đạm Phú Mỹ theo sau với 2,69 triệu. VF1 của VFMVF1 đứng ở vị trí thứ 3 với 2,51 triệu. FPT của Tập đoàn FPT và của VF4 của VFMVF4 đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,91 và 1,8 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng mạnh phiên thứ tư liên tiếp và vượt ngưỡng 130 điểm.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 4,54 điểm (3,59%) lên 130,94 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 14/4 tăng gấp 2,5 lần lên 28,7 triệu đơn vị, trị giá 782 tỷ đồng.
TTCK tiếp tục sôi động. (Ảnh: Việt Thanh) |
Áp lực xả hàng rất mạnh bắt đầu xuất hiện từ gần cuối đợt 1 và lên đỉnh điểm vào giữa đợt 2 khi mà phần lớn các cổ phiếu đã quay đầu giảm giá hoặc trở về mức tham chiếu. Tuy nhiên, dường như nỗi lo thị trường đảo chiều lại là cơ hội để nhiều nhà đầu tư chưa mua được cổ phiếu tung tiền vào.
“Thị trường chưa thể giảm được. STB và SSI còn trụ vững thì sẽ không có tâm lý hoang mang và thị trường sẽ tăng trở lại”, anh Hoàng - một nhà đầu tư có mặt trên sàn giao dịch SeABS nói khi đợt 2 bắt đầu được khoảng 15 và chỉ số VN-Index đã quay đầu giảm bởi rất nhiều mã, trong đó có blue-chips đi xuống.
Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank sáng nay là tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. Cổ phiếu này tăng trần từ đầu phiên tới cuối phiên, bất chấp lượng bán ra và được khớp lệnh thành công lên tới hơn 10 triệu đơn vị - gấp 1,5 lần tổng khối lượng giao dịch của toàn thị trường trung bình trong tháng 1 và 2/2009.
Chung cuộc, STB tăng giá kịch trần 1.000 đồng lên 21.700 đồng với dư bán trống trơn, trong khi dư mua ở mức giá trần còn gần 3,4 triệu đơn vị.
Trong khi đó, cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn cũng là chỗ dựa về tinh thần vững chắc các nhà đầu tư do hầu như không có mấy người bán ra, trong khi mua vào rất lớn. Cổ phiếu này tiếp tục tăng trần cho dù đã tăng hơn 100% kể từ đầu tháng 3.
Cổ cổ phiếu SAM của Cáp và Vật liệu viễn thông Sacom tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư với lượng đặt mua cổ phiếu này ở mức giá trần và ATO ngay trong đợt 1 đã lên tới 11 triệu đơn vị, trong khi bán chỉ vài ngàn.
Với sức cầu tiếp tục vượt trội, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) kết thúc phiên giao dịch sáng 14/4 tăng 7,6 điểm (2,08%) lên 347,07 điểm.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 118 mã tăng giá (81 mã tăng trần), 33 mã giảm giá (5 giảm sàn) và 30 mã đứng giá.
Sức bán chốt lãi tăng vọt đã khiến giao dịch thành công tăng gấp hơn 2 lần lên 52,8 triệu triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trị giá 1.276,82 tỷ đồng - xấp xỉ mức cao kỷ lục 55 triệu đơn vị trong ngày 8/4.
Sáng nay, cả 4 chứng chỉ quỹ MAFPF1, PRUBF1, VFMVF1, VFMVF4 - một thước đo khác đối với thị trường chứng khoán - đều tăng giá kịch trần với dư bán ít.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với hơn 10 triệu đơn vị. DPM của Đạm Phú Mỹ theo sau với 2,69 triệu. VF1 của VFMVF1 đứng ở vị trí thứ 3 với 2,51 triệu. FPT của Tập đoàn FPT và của VF4 của VFMVF4 đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,91 và 1,8 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng mạnh phiên thứ tư liên tiếp và vượt ngưỡng 130 điểm.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 4,54 điểm (3,59%) lên 130,94 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 14/4 tăng gấp 2,5 lần lên 28,7 triệu đơn vị, trị giá 782 tỷ đồng.
- Hà Linh
,