Áp lực chốt lời kéo VN-Index đi xuống
Cập nhật lúc 11:43, Thứ Năm, 09/04/2009 (GMT+7)
- Với những thông tin không mấy tốt lành từ thế giới trong vài ngày qua và áp lực bán chốt lời lớn, rất nhiều cổ phiếu tiếp tục giảm giá. Chỉ số VN-Index giảm phiên thứ hai xuống 311,72 điểm.
Trong nhóm blue-chips, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, SSI của Chứng khoán Sài Gòn, SAM của Sacom và STB của Sacombank vẫn duy trì đà tăng trần ấn tượng, còn lại hầu hết giảm giá và đứng giá, đặc biệt các mã không còn được khối ngoại mua vào nhiều nữa, như PPC của Nhiệt điện Phả Lại, VPL của Vinpearl…
Sự thận trọng của những người có ý định mua vào kéo khối lượng và giá trị giao dịch giảm khá mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 2,04 điểm (0,65%) xuống 311,72 điểm. Trong đợt 1, chỉ số này đã nỗ lực đảo chiều với mức tăng 0,95% nhưng không thể duy trì được trong đợt 2 và đợt 3.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 57 mã tăng giá (21 mã tăng trần), 90 mã giảm giá (18 giảm sàn) và 34 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch giảm từ mức cao kỷ lục được thiết lập hôm qua là hơn 55 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ xuống còn 34,6 triệu đơn vị, trị giá 810,6 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư tại Hà Nội sáng nay cho biết, cho dù thị trường đang diễn biến theo chiều hướng khá tốt với rất nhiều người đang quay trở lại giao dịch nhưng những thông tin xấu liên tiếp đến với thế giới trong 2-3 ngày qua và dự báo chứng khoán Mỹ có thể điều chỉnh giảm 10% ảnh hưởng khá lớn tới quyết định mua vào của họ.
“Dù thế nào đi nữa, chứng khoán Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thế giới. Các tin xấu đến khá dồn dập trong vài ngày qua kéo chứng khoán Mỹ và châu Âu và giá dầu đi xuống. Cùng lúc đó, trong nước xuất hiện áp lực bán chốt lãi”, anh Minh - một nhà đầu tư tại An Bình Securities cho biết.
Hơn thế, nhiều nhà đầu tư lo ngại về hiện tượng bán ròng mạnh trong 3 phiên trước đó của các nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HOSE. Họ bán ròng tổng cộng khoảng 6 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ kể từ 3/4-8/4, trị giá khoảng gần 100 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch sáng nay, khối ngoại mua vào khá ít. Lượng bán ra chưa được công bố.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, nhiều nhà đầu tư vẫn đang chờ thị trường điều chỉnh sâu thêm để mua vào. Hầu hết cho rằng, kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp sẽ tốt hơn kỳ vọng với việc gia tăng của thành phần đầu tư tài chính trong mảng hoạt động của các công ty.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (9/4), trong nhóm các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, PPC của Nhịêt điện Phả Lại giảm sàn 1.400 đồng xuống 27.300 đồng/cp; VPL của Vinpearl cũng giảm sàn 2.500 đồng xuống 51.500 đồng/cp.
Một số mã khác giảm mạnh bao gồm: PVF của Tài chính dầu khí (giảm 900 đồng xuống 19.300 đồng/cp); PVD của PV Drilling (giảm 1.000 đồng xuống 65.000 đồng/cp); VIC của Vincom (giảm 2.000 đồng xuống 42.200 đồng/cp);
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 3,87 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 2,3 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 2,2 triệu. REE của Cơ điện lạnh và ITA của Itaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,76 và 1,34 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng khá mạnh trở lại sau một phiên tụt giảm.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 2,56 điểm (2,35%) lên 111,49 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 9/4 giảm mạnh từ mức cao kỷ luc 30,2 triệu đơn vị (ngày 8/4) xuống 20,1 triệu đơn vị, trị giá 486,2 tỷ đồng.
Trong nhóm blue-chips, HAG của Hoàng Anh Gia Lai, SSI của Chứng khoán Sài Gòn, SAM của Sacom và STB của Sacombank vẫn duy trì đà tăng trần ấn tượng, còn lại hầu hết giảm giá và đứng giá, đặc biệt các mã không còn được khối ngoại mua vào nhiều nữa, như PPC của Nhiệt điện Phả Lại, VPL của Vinpearl…
Sự thận trọng của những người có ý định mua vào kéo khối lượng và giá trị giao dịch giảm khá mạnh.
Sức cầu cổ phiếu tăng vọt trong 10 phiên giao dịch kể từ 24/3-9/4. (Ảnh: Việt Thành) |
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 2,04 điểm (0,65%) xuống 311,72 điểm. Trong đợt 1, chỉ số này đã nỗ lực đảo chiều với mức tăng 0,95% nhưng không thể duy trì được trong đợt 2 và đợt 3.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 57 mã tăng giá (21 mã tăng trần), 90 mã giảm giá (18 giảm sàn) và 34 mã đứng giá.
Khối lượng giao dịch giảm từ mức cao kỷ lục được thiết lập hôm qua là hơn 55 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ xuống còn 34,6 triệu đơn vị, trị giá 810,6 tỷ đồng.
Nhiều nhà đầu tư tại Hà Nội sáng nay cho biết, cho dù thị trường đang diễn biến theo chiều hướng khá tốt với rất nhiều người đang quay trở lại giao dịch nhưng những thông tin xấu liên tiếp đến với thế giới trong 2-3 ngày qua và dự báo chứng khoán Mỹ có thể điều chỉnh giảm 10% ảnh hưởng khá lớn tới quyết định mua vào của họ.
“Dù thế nào đi nữa, chứng khoán Việt Nam vẫn phụ thuộc vào thế giới. Các tin xấu đến khá dồn dập trong vài ngày qua kéo chứng khoán Mỹ và châu Âu và giá dầu đi xuống. Cùng lúc đó, trong nước xuất hiện áp lực bán chốt lãi”, anh Minh - một nhà đầu tư tại An Bình Securities cho biết.
Hơn thế, nhiều nhà đầu tư lo ngại về hiện tượng bán ròng mạnh trong 3 phiên trước đó của các nhà đầu tư nước ngoài trên sàn HOSE. Họ bán ròng tổng cộng khoảng 6 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ kể từ 3/4-8/4, trị giá khoảng gần 100 tỷ đồng.
Trong phiên giao dịch sáng nay, khối ngoại mua vào khá ít. Lượng bán ra chưa được công bố.
Tuy nhiên, khảo sát cho thấy, nhiều nhà đầu tư vẫn đang chờ thị trường điều chỉnh sâu thêm để mua vào. Hầu hết cho rằng, kết quả kinh doanh quý I của các doanh nghiệp sẽ tốt hơn kỳ vọng với việc gia tăng của thành phần đầu tư tài chính trong mảng hoạt động của các công ty.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (9/4), trong nhóm các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, PPC của Nhịêt điện Phả Lại giảm sàn 1.400 đồng xuống 27.300 đồng/cp; VPL của Vinpearl cũng giảm sàn 2.500 đồng xuống 51.500 đồng/cp.
Một số mã khác giảm mạnh bao gồm: PVF của Tài chính dầu khí (giảm 900 đồng xuống 19.300 đồng/cp); PVD của PV Drilling (giảm 1.000 đồng xuống 65.000 đồng/cp); VIC của Vincom (giảm 2.000 đồng xuống 42.200 đồng/cp);
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 3,87 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 2,3 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 2,2 triệu. REE của Cơ điện lạnh và ITA của Itaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,76 và 1,34 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng khá mạnh trở lại sau một phiên tụt giảm.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 2,56 điểm (2,35%) lên 111,49 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 9/4 giảm mạnh từ mức cao kỷ luc 30,2 triệu đơn vị (ngày 8/4) xuống 20,1 triệu đơn vị, trị giá 486,2 tỷ đồng.
- Hà Linh
,