221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1183720
Giá USD cao: khó cho cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu!
1
Article
null
Giá USD cao: khó cho cả nhập khẩu lẫn xuất khẩu!
,

- Giá USD tăng cao thời gian qua và việc nới rộng biên độ tỷ giá những tưởng sẽ khiến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu dễ thở hơn nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Còn các DN nhập khẩu thì đã khó nay càng thêm khó.

Nhập khẩu than trời

Các DN nhập khẩu xe ôtô chưa kịp “hoàn hồn” vì tỉ giá VND/USD tăng cao thì từ hôm qua 1/4, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng bắt đầu có hiệu lực. Điều này khiến các hãng xe ôtô nhập khẩu liên tục phải công bố điều chỉnh giá bán của một số dòng xe. Theo hãng Ford, chỉ trong 10 ngày, hãng phải điều chỉnh giá đến 2 lần và mức tăng giá cao nhất lên tới 5.900USD.

Giá USD trên thị trường tự do cao hơn nhiều so với giá niêm yết tại ngân hàng. Ảnh: CTV

Bà Nguyễn Thị Vĩnh, Giám đốc Công ty TNHH Vĩnh Hoàng đã ví von về tình cảnh của các DN nhập khẩu ôtô hiện nay, chẳng khác nào "con thuyền trong cơn dông bão". Cú sốc tăng giá USD hồi giữa tháng 3 nay cộng thêm Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt khiến thị trường trở nên vô cùng ảm đạm, sức mua giảm hẳn.

Ngoại trừ khách hàng mua ôtô tại các cửa hàng chính hãng, sản xuất trong nước được tính theo tỉ giá ngân hàng niêm yết, còn lại khách hàng mua ôtô tại các công ty, cá nhân đều phải thanh toán bằng USD hoặc tính theo tỉ giá thị trường tự do với mức hiện nay khoảng 18.000-18.200 đồng/USD.

“Có mấy hợp đồng, lúc ký kết thì giá một USD chỉ là 16.550 đồng/USD. Đến khi thanh lý hợp đồng thì giá USD ở ngân hàng là 17.550 đồng/USD. Chúng tôi vừa phải đôn đáo lo mua USD để thanh toán các hợp đồng nhập khẩu cho đối tác nước ngoài vừa phải đối phó với các khoản thuế mới nên áp lực rất lớn”, đại diện của showroom Auto trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM nói.

Với việc phải chịu thêm khoản chênh lệch do mua USD trên thị trường tự do thì hợp đồng trị giá 50.000USD cho khách hàng mua xe đã mất thêm khoảng 60 triệu đồng.

Với mức tăng này, các công ty phải thanh toán với nước ngoài theo giá USD không tránh khỏi việc phải tăng cao giá bán lẻ trong nước.

Không chỉ có mặt hàng ôtô chịu tác động từ tỉ giá USD, mà ngành nghề khác cũng đang gặp nhiều khó khăn.

DN xuất, nhập khẩu đều gặp khó khi biên độ tỉ giá tăng cao.   Ảnh: CTV

Anh L.M, nhân viên một công ty điện tử viễn thông tại quận 1, TP.HCM cho biết hiện giá các sản phẩm, linh phụ kiện tại cửa hàng của anh đều được niêm yết mới.

Thực vậy, theo ghi nhận của VietNamNet, hầu hết các tiệm bán điện tử, linh kiện máy tính trên địa bàn TP.HCM đều thay đổi giá bán từ khi tỉ giá VND/USD được nới rộng +/-5%. Tuy nhiên, mức giá mà các cửa hàng niêm yết trên sản phẩm đều theo giá thị trường tự do khoảng 18.000-18.200 đồng/USD, cao hơn giá niêm yết tại ngân hàng đến 1.500 đồng/USD (giá USD bán ra niêm yết tại ngân hàng dao động quanh mức 17.600-17.850 đồng/USD. Vì vậy, người đến mua đã giảm đáng kể.

Bà P.T. K. A, Giám đốc Công ty T.L.A (chuyên nhập khẩu đồ dùng nhà bếp, ăn uống cho khách sạn, nhà hàng), cho biết, trước việc tỉ giá USD tăng lên, các mặt hàng nhập khẩu này ít nhiều cũng bị tác động về giá.

Tuy nhiên, vấn đề khiến các nhà nhập khẩu, kinh doanh đau đầu hiện nay là thời gian qua, giá cả nhiều mặt hàng đã tăng cao, sức tiêu thụ giảm. Nay tỉ giá USD tiếp tục tăng thì giá sản phẩm sẽ càng khó được người tiêu dùng chấp nhận. Điều này gây khó khăn cho các DN nhập khẩu vì nếu vẫn giữ giá nhà nhập khẩu sẽ thua lỗ, còn tăng giá thì khách hàng sẽ quay lưng.

Xuất khẩu cũng vạ lây

Với biên độ tỉ giá mới, ước tính 1USD nhà xuất khẩu sẽ được hưởng mức chênh lệch khoảng 70-80 đồng, tăng gấp đôi so với thời kỳ Ngân hàng Nhà nước chưa nới lỏng biên độ tỉ giá. Như vậy, DN xuất khẩu có thêm một khoản chi phí để gia tăng sản xuất. 

Thế nhưng, ông Điền Quang Hiệp, Giám đốc Công ty Minh Phát 2, một DN xuất khẩu đồ gỗ cho biết: “Thoạt nghe thì cứ tưởng DN xuất khẩu từ nay sẽ hết lo nhưng thực tế mọi chuyện không suôn sẻ.  Bởi hầu hết các DN đều đang gặp khó khăn trong việc tìm đơn hàng. Do vậy, rất ít DN có thể hưởng lợi nhuận từ chênh lệch tỉ giá. Ngược lại, tỉ giá VND/USD tăng cao đã khiến không ít đồng nghiệp (các DN xuất khẩu) của ông bị mất tiền một cách oan ức".

Ông Hiệp kể, giữa năm ngoái khi lãi suất tiền đồng tăng cao, một số ngân hàng đã đưa ra nhiều phương án cho vay VND theo lãi suất USD dành riêng cho các DN xuất khẩu. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi trên DN phải cam kết khi bán được hàng thì DN phải bán lại USD cho ngân hàng theo giá USD mà ngân hàng đã giải ngân cho DN trước đó.

Người tiêu dùng sẽ phải chi nhiều tiền hơn khi mua hàng nhập khẩu.   Ảnh: CTV 

Chính cam kết đó khiến nhiều DN phải tiếc nuối khi tỉ giá liên tục tăng như hiện nay. Vì giả sử khi DN phải bán ngoại tệ cho ngân hàng với tỉ giá 17.200 đồng/USD, nay đến hạn trả tiền thì tỉ giá thị trường đã lên 17.800 đồng/USD. Như vậy DN đã lỗ đến 600 đồng/USD (tương đương 3,5%). Tuy nhiên, mức lỗ 3,5% chỉ là mức lỗ tạm thời vì thông thường lãi suất cho vay tài trợ xuất khẩu được ngân hàng điều chỉnh 6 tháng một lần. Đó là chưa kể DN còn phải trả tiền cho một số dịch vụ ngoại hối kèm theo như phí dịch vụ kiểm đếm, phí giao dịch, phí sử dụng dịch vụ…

Có thời điểm lãi suất huy động VND tăng lên 21%/năm khiến lãi suất cho vay cũng đội lên tương ứng. Có ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay gần 30%/năm (bao gồm phí) nên mức lãi suất vay 8,5% (lãi vay USD) trở thành sự lựa chọn của nhiều DN. Tuy nhiên, tỉ giá VND/USD luôn có xu hướng tăng cao như hiện nay thì phần thiệt luôn ở phía DN vay.

Đó cũng là lý do mà nhiều ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay VND theo lãi USD ngay khi dự báo NHNN sẽ nới lỏng biên độ tỉ giá, khiến giá USD tăng cao hơn. Thậm chí có ngân hàng đưa ra mức lãi suất cho vay chỉ 1%/năm.

Có thể nói việc vay nợ, đặc biệt là vay nợ ngoại tệ, là bài toán lựa chọn chi phí và rủi ro. Như vậy, vay VND dù lãi suất cao nhưng chi phí đã rõ ràng trước mắt. Còn vay USD lãi suất thấp nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, mà chỉ đến khi trả nợ người vay mới giật mình.

Do vậy, trong tình hình hiện tại, theo các chuyên gia, DN cần phải cân nhắc kỹ để có sự lựa chọn khoản vay cho phù hợp, nhận diện hết các khoản chi phí và tình huống có thể xảy ra, tránh tình trạng tưởng rẻ lại hóa ra đắt, được trước mắt mà thiệt lâu dài.

  • Quỳnh Chi 

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;