Phiên cuối tháng: VN-Index giữ được mốc 280 điểm
Cập nhật lúc 11:57, Thứ Ba, 31/03/2009 (GMT+7)
- Giảm khá mạnh và rớt xuống dưới ngưỡng 280 điểm ngay từ đầu phiên giao dịch tuy nhiên chỉ số VN-Index chung cuộc trụ được trên mốc này nhờ một dòng tiền khá lớn vẫn đang chảy vào thị trường.
Đa số các cổ phiếu blue-chips kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 3 tiếp tục điều chỉnh giảm giá phiên thứ hai liên tiếp sau một đợt tăng khá mạnh.
Cổ phiếu mới lên sàn PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp sau khi tăng trần 5 phiên trước đó. VIC của doanh nghiệp bất động sản Vincom sáng nay quay đầu giảm sàn sau một phiên nỗ lực ngược dòng tăng trần hôm qua.
Một số mã cổ phiếu blue-chips giảm sàn khác bao gồm: TDH của Nhà Thủ Đức, KDC của Bánh kẹo Kinh Đô và DHG của Dược Hậu Giang.
Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,71 điểm (0,61%) xuống 280,67 điểm.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 63 mã tăng giá (28 mã tăng trần), 94 mã giảm giá (17 giảm sàn) và 24 mã đứng giá. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh giảm nhẹ xuống 22,7 triệu đơn vị và 496,5 tỷ đồng.
“Áp lực bán chốt lãi còn mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một dòng tiền khá lớn đang chảy vào chứng khoán, tập trung vào các cổ phiếu nhỏ có thông tin chia cổ tức bằng tiền mặt”, anh Thắng - một nhà đầu tư tại Trường Sơn Securities nói.
“Nhiều người vẫn đang đánh cược đây là cơ hội để có thể đón một đợt sóng mới sau hai con sóng khá mạnh vừa qua bởi thị trường đang diễn biến theo chiều hướng khá tốt với tính thanh khoản đứng ở mức cao, dòng tiền chưa tìm thấy kênh đầu tư hấp dẫn hơn…”.
Theo anh Thắng, nhiều khả năng đợt sóng tới cường lực mạnh nhất sẽ tập trung vào các cổ phiếu vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh khá tốt trong quý I và chưa tăng giá nhiều trong tháng 3.
Thống kê cho thấy, chỉ số VN-Index trong tháng 3 tăng 34,93 điểm (tương đương 14,2%).
Với mức tăng giá lớn như vậy và trong bối cảnh nền kinh tế thế giới vẫn biến động khôn lường thì áp lực bán cổ phiếu chốt lãi là điều có thể được dự đoán từ trước. Tuy nhiên, sức mua vào trong 10 phiên giao dịch gần đây vẫn rất mạnh, đạt tròn 500 tỷ đồng/phiên.
Khối nhà đầu tư ngoại giảm mua trong 3 phiên giao dịch gần đây nhưng vẫn duy trì mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp. Tính trong 6 phiên giao dịch vừa qua trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào gấp 2 lần bán ra.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (31/3), trong nhóm các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có PVF của Tài chính Dầu khi tăng trần, PPC của Nhiệt điện Phả Lại và VPL của Vinpear tăng nhẹ, còn lại đều giảm giá.
Cổ phiếu PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm sàn 2.600 đồng xuống 49.900 đồng/cp; VIC của Vincom giảm sàn 2.100 đồng xuống 40.200 đồng/cp.
Cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT giảm mạnh 800 đồng xuống 44.900 đồng/cp; VNM của Vinamilk giảm 1.500 đồng xuống 78.500 đồng/cp; PVD của Dịch vụ khoan dầu khí giảm 1.000 đồng xuống 58.500 đồng/cp.
Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank đứng giá ở mức 16.200 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, một số mã cổ phiếu đi ngược xu hướng thị trường với mức tăng trần và dư mua bằng 0 bao gồm: ABT của Thuỷ sản Bến Tre, DDM của Hàng hải Đông Đô, DRC của Cao su Đà Nẵng, DXP của Cảng Đoạn Xá, GMC của May Sài Gòn, HMC của Kim khí TP.HCM, KMR của Cổ phần Mirae, LAF của Thực phẩm Long An, LBM của Khoáng sản Lâm Đồng, LGC của Cơ khí Điện Lữ Gia, MCP của Bao bì Mỹ Châu, MCV, MHC của Hàng hải Hà Nội, NSC của Giống cây trồng Trung ương, SFI của Vận tải Safi, SHC của Hàng hải Sài Gòn, SMC của Đầu tư - Thương mại SMC, TPC của Nhựa Tân Đại Hưng, VKP của Nhựa Tân Hoá, VTA của Vitaly.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 2,07 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 1,57 triệu. REE của Cơ điện lạnh đứng ở vị trí thứ 3 với 1,37 triệu. DPM của Đạm Phú Mỹ và ITA của Itaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,05 và 1,02 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index quay đầu tăng nhẹ trở lại sau 2 phiên giảm liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 1,02 điểm (1,05%) lên 98,37 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 31/3 tăng nhẹ lên 10,7 triệu đơn vị, trị giá 211,3 tỷ đồng.
Một dòng tiền lớn vẫn đang đổ vào chứng khoán. (Ảnh: LAD) |
Đa số các cổ phiếu blue-chips kết thúc phiên giao dịch cuối tháng 3 tiếp tục điều chỉnh giảm giá phiên thứ hai liên tiếp sau một đợt tăng khá mạnh.
Cổ phiếu mới lên sàn PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm sàn phiên thứ 2 liên tiếp sau khi tăng trần 5 phiên trước đó. VIC của doanh nghiệp bất động sản Vincom sáng nay quay đầu giảm sàn sau một phiên nỗ lực ngược dòng tăng trần hôm qua.
Một số mã cổ phiếu blue-chips giảm sàn khác bao gồm: TDH của Nhà Thủ Đức, KDC của Bánh kẹo Kinh Đô và DHG của Dược Hậu Giang.
Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,71 điểm (0,61%) xuống 280,67 điểm.
Trong tổng số 177 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 63 mã tăng giá (28 mã tăng trần), 94 mã giảm giá (17 giảm sàn) và 24 mã đứng giá. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh giảm nhẹ xuống 22,7 triệu đơn vị và 496,5 tỷ đồng.
“Áp lực bán chốt lãi còn mạnh. Tuy nhiên, vẫn có một dòng tiền khá lớn đang chảy vào chứng khoán, tập trung vào các cổ phiếu nhỏ có thông tin chia cổ tức bằng tiền mặt”, anh Thắng - một nhà đầu tư tại Trường Sơn Securities nói.
“Nhiều người vẫn đang đánh cược đây là cơ hội để có thể đón một đợt sóng mới sau hai con sóng khá mạnh vừa qua bởi thị trường đang diễn biến theo chiều hướng khá tốt với tính thanh khoản đứng ở mức cao, dòng tiền chưa tìm thấy kênh đầu tư hấp dẫn hơn…”.
Theo anh Thắng, nhiều khả năng đợt sóng tới cường lực mạnh nhất sẽ tập trung vào các cổ phiếu vừa và nhỏ, có kết quả kinh doanh khá tốt trong quý I và chưa tăng giá nhiều trong tháng 3.
Thống kê cho thấy, chỉ số VN-Index trong tháng 3 tăng 34,93 điểm (tương đương 14,2%).
Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được giao dịch nhiều nhất trong tháng 3/2009 STB (52,9 triệu đơn vị), SSI (25 triệu), SAM (17 triệu), REE (16,2 triệu), DPM (15,9 triệu), PVT (13,1 triệu), HPG (11,9 triệu), VFMVF1 (10,6 triệu), FPT (10,5 triệu), HSG (9,9 triệu). |
Khối nhà đầu tư ngoại giảm mua trong 3 phiên giao dịch gần đây nhưng vẫn duy trì mua ròng phiên thứ 6 liên tiếp. Tính trong 6 phiên giao dịch vừa qua trên sàn HOSE, khối ngoại mua vào gấp 2 lần bán ra.
Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (31/3), trong nhóm các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có PVF của Tài chính Dầu khi tăng trần, PPC của Nhiệt điện Phả Lại và VPL của Vinpear tăng nhẹ, còn lại đều giảm giá.
Cổ phiếu PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận giảm sàn 2.600 đồng xuống 49.900 đồng/cp; VIC của Vincom giảm sàn 2.100 đồng xuống 40.200 đồng/cp.
Cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT giảm mạnh 800 đồng xuống 44.900 đồng/cp; VNM của Vinamilk giảm 1.500 đồng xuống 78.500 đồng/cp; PVD của Dịch vụ khoan dầu khí giảm 1.000 đồng xuống 58.500 đồng/cp.
Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank đứng giá ở mức 16.200 đồng/cp.
Ở chiều ngược lại, một số mã cổ phiếu đi ngược xu hướng thị trường với mức tăng trần và dư mua bằng 0 bao gồm: ABT của Thuỷ sản Bến Tre, DDM của Hàng hải Đông Đô, DRC của Cao su Đà Nẵng, DXP của Cảng Đoạn Xá, GMC của May Sài Gòn, HMC của Kim khí TP.HCM, KMR của Cổ phần Mirae, LAF của Thực phẩm Long An, LBM của Khoáng sản Lâm Đồng, LGC của Cơ khí Điện Lữ Gia, MCP của Bao bì Mỹ Châu, MCV, MHC của Hàng hải Hà Nội, NSC của Giống cây trồng Trung ương, SFI của Vận tải Safi, SHC của Hàng hải Sài Gòn, SMC của Đầu tư - Thương mại SMC, TPC của Nhựa Tân Đại Hưng, VKP của Nhựa Tân Hoá, VTA của Vitaly.
Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 2,07 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 1,57 triệu. REE của Cơ điện lạnh đứng ở vị trí thứ 3 với 1,37 triệu. DPM của Đạm Phú Mỹ và ITA của Itaco đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,05 và 1,02 triệu đơn vị.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index quay đầu tăng nhẹ trở lại sau 2 phiên giảm liên tiếp.
Cụ thể, chỉ số HASTC-Index tăng 1,02 điểm (1,05%) lên 98,37 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 31/3 tăng nhẹ lên 10,7 triệu đơn vị, trị giá 211,3 tỷ đồng.
Các cổ phiếu tăng giảm mạnh nhất trong tháng 3/2009 Tăng mạnh nhất: ITA (75,3%), TAC (47,3%), VHG (45,5%), ANV (45,3%), BMI (44,9%), SFC (43,7%), LGC (43,3%), TRI (43,1%), GMD (42,5%), VPK (42,4%), LAF (42,3%), REE (42,1%), PIT (41,9%), TSC (40,1%). Giảm mạnh nhất: VST (-24,6%), MTG (-18,9%), SZL (-15,7%), TMS (-13,1%), BBT (-9,1%), PNC (-8,4%), SCD (-6,3%), VTB (-6,3%). |
- Hà Linh
,