221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1180424
VN-Index tiếp tục tăng điểm ấn tượng
1
Article
null
VN-Index tiếp tục tăng điểm ấn tượng
,
- Lo ngại thị trường có thể điều chỉnh sau một phiên tăng dữ dội hôm qua, vào đầu giờ sáng nay (25/3), một lượng khá lớn lệnh đặt bán đã được tung vào hệ thống kéo khá nhiều cổ phiếu giảm giá. Tuy nhiên, tình hình hoàn toàn thay đổi chỉ sau đó khoảng 10 phút.

Thị trường chứng khoán tiếp tục tăng điểm. Ảnh: LAD

Gần như toàn bộ các cổ phiếu chủ chốt quay đầu tăng giá mạnh vào cuối phiên giao dịch. Trước đó, trong đợt 1, các cổ phiếu này hầu hết đứng giá hoặc giảm giá.


Chung cuộc, các mã blue-chips duy trì được mức tăng giá kịch trần (+5%) và có dư bán trống trơn khi kết thúc phiên giao dịch bao gồm: DPM của Đạm Phú Mỹ, HPG của Tập đoàn Hoà Phát, ITA của Khu công nghiệp Tân Tạo, cổ phiếu mới lên sàn PNJ của Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, PVD của Khoan và dịch vụ khoan dầu khi, PVF của Tài chính dầu khí, REE của Cơ điện lạnh REE, VIC của Vincom.

Cổ phiếu SSI của Chứng khoán Sài Gòn cũng tăng lên mức giá trần tuy nhiên lượng dư bán vẫn còn khá nhiều ở mức này.

Trong các cổ phiếu lớn, chỉ có STB của Sacombank giảm giá 300 đồng xuống 16.900 đồng do các nhà đầu tư nước ngoài đang bán ra khá mạnh.

Chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 7,01 điểm (2,59%) lên 277,63 điểm sau khi tăng 4,02% trong phiên liền trước.

Trong tổng số 176 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 87 mã tăng giá (34 mã tăng trần), 55 mã giảm giá (7 giảm sàn) và 38 mã đứng giá. Khối lượng và giá trị giao dịch khớp lệnh tăng tương ứng 30 và 40% so với phiên liền trước lên 26,7 triệu đơn vị và 572,2 tỷ đồng.

“Lượng tiền đổ vào thị trường có dấu hiệu cải thiện rõ rệt, đặc biệt từ các nhà đầu tư cá nhân lớn trong nước và khối nhà đầu tư nước ngoài”, anh Đức Cường - Trưởng phòng giao dịch Kim Mã của TSC cho biết.

Không chỉ tại TSC, nhiều công ty chứng khoán khác cũng cho biết số lượng các nhà đầu tư cá nhân lớn nộp tiền vào tài khoản gần đây tăng vọt.

Cùng với dòng tiền này, sức cầu khá lớn từ khối nhà đầu tư ngoại đang nâng đỡ thị trường mạnh.

Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân, anh Cường cho biết, nhiều khả năng khối ngoại đang đẩy mạnh mua vào với mục đích kéo thị trường lên để “làm đẹp” bản báo cáo hàng năm (kết thúc vào 31/3) của mình.

Thống kê cho thấy, khối ngoại mua ròng trên sàn HOSE trong 5 phiên liền trước. Tính chung từ ngày 18/3 tới 24/3, khối này mua vào 13 triệu cổ phiếu, trị giá 326,1 tỷ đồng, so với 7,6 triệu mã được bán ra, trị giá 173,9 tỷ đồng.

Sáng nay, khối này vẫn mua vào rất nhiều với 5,4 triệu đơn vị thông qua khớp lệnh và 0,75 triệu thông qua thoả thuận. Họ chỉ bán ra 2,2 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, khối nhà dầu tư ngoại đang bán ròng.

Mặc dù vậy, theo giới quan sát thị trường, niềm tin khá mạnh của các nhà đầu tư trong nước vào sự phục hồi của các cổ phiếu có thể sẽ giúp đối trọng được với áp lực bán ra (nếu có) của các nhà đầu tư ngoại vào đầu tháng sau. Một ẩn số quan trọng được nhiều người chú ý là áp lực bán ra của các nhà đầu tư tổ chức trong nước như các công ty chứng khoán, ngân hàng, quỹ, doanh nghiệp… hiện còn lớn hay không?

Trở lại diễn biến trong phiên giao dịch sáng nay (25/3), số lượng cổ phiếu tăng giá giảm mạnh so với hôm qua. Tuy nhiên, do hầu hết các cổ phiếu chủ chốt tăng mạnh (được khối ngoại mua nhiều) nên thị trường tăng khá ấn tượng.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với 2,9 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 1,86 triệu. DPM của Đạm Phú Mỹ đứng ở vị trí thứ 3 với 1,83 triệu. HPG của Tập đoàn Hoà Phát và REE của Cơ điện lạnh đứng ở các vị trí tiếp theo với 1,68 và 1,43 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index giảm nhẹ sau một phiên tăng mạnh.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 0,31 điểm (0,31%) xuống 98,39 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 25/3 giảm khoảng 25% xuống 12,4 triệu đơn vị, trị giá 250,7 tỷ đồng.
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,