221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1172288
"Chớp" tín hiệu tốt về đầu ra, chứng khoán bật mạnh
1
Article
null
'Chớp' tín hiệu tốt về đầu ra, chứng khoán bật mạnh
,

 - Đầu ra cho nền kinh tế thực sự là vấn đề mà doanh nghiệp và giới đầu tư quan tâm đặc biệt nhất là trong thời điểm suy thoái kinh tế hiện nay. Phiên tăng điểm bất ngờ vừa qua trên toàn thế giới sau khi có tín hiệu đầu ra đã cho thấy điều đó.

Nhiều tháng nay, chính phủ các nước đã nỗ lực hạ lãi suất, kích cầu nội địa và tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp phát triển, tạo tiền đề kéo nền kinh tế quốc dân đi lên từ khủng hoảng.

Song, lãi suất và những hỗ trợ đó là chưa đủ. Đầu ra cho doanh nghiệp mới là vấn đề đáng lo ngại nhất. Thế nên khi có tin tốt về đầu ra, cả thế giới nhanh chóng bừng tỉnh, phấn khích.

Từ Trung Quốc, Thủ tướng Ôn Gia Bảo vừa phát đi thông điệp được đánh giá là tín hiệu tích cực về đầu ra cho các nền kinh tế. (Ảnh: THX)


Đầu ra tỷ dân

Sáng 5/3, Quốc hội Trung Quốc bắt đầu kỳ họp thường niên với một chương trình nghị sự tập trung chủ yếu vào mục tiêu chính là vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và để có thể đạt được mục tiêu đó, nước này dự trù chi hơn 4.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương gần 600 tỷ USD).

“Chúng ta đang đối mặt với chồng chất khó khăn và muôn vàn thách thức", Thủ tướng Ôn Gia Bảo mở đầu bài phát biểu trước Đại hội đồng Nhân dân đang diễn ra tại Bắc Kinh. "Do vậy đất nước cần phải có những nỗ lực hồi sinh nền kinh tế càng sớm càng tốt".

Nhiều nhà phân tích mong đợi các lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc sẽ đặt ra mục tiêu tăng trưởng GDP 8% trong năm 2009, ngang bằng mức năm 2008. Từ lâu, Chính phủ Trung Quốc đã cho rằng, tỷ lệ tăng trưởng đó là cần thiết nhằm giảm thất nghiệp và tiềm năng bất ổn xã hội.

Để tăng trưởng như thế, nước này sẽ phải tăng cường các nỗ lực và tăng thêm các hành động kích thích kinh tế mạnh mẽ hơn nữa. Các lĩnh vực dự kiến được ưu tiên hỗ trợ sẽ là xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp...

Để xây dựng cơ sở hạ tầng, sản xuất công nghiệp, Trung Quốc sẽ cần nhiều dầu mỏ hơn, nhiều than hơn, nhiều khoáng sản hơn, nhiều máy móc xây dựng và nhiều những chuyến tàu hàng tấp nập vào ra hơn...

Có thể thấy rõ, đất nước hơn tỷ dân này là đầu ra lớn nhất, đủ sức tạo cú huých cho các nước xuất khẩu, có thể coi như cứu cánh cho các nền kinh tế xuất khẩu, nếu chính sách tại Trung Quốc đi vào thực tiễn như mong đợi…

Vội vã lao vào...

Vậy nên khi có tín  hiệu tốt lành từ Trung Quốc, giới đầu tư mỗi nước, trong đó có Việt Nam, đều hy vọng rằng doanh nghiệp nước mình sẽ có thêm một cơ sở đảm bảo cho đầu ra với thị trường tỷ dân này. Thị trường Mỹ cũng như toàn cầu đang được thổi thêm sinh khí sau khi có tín hiệu về đầu ra ở Trung Quốc.

Cụ thể, phiên vừa qua, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 149,82 điểm, tức 2,23%, lên mức 6.875,84 điểm. Chỉ số Standard & Poor’s 500 tăng 16,54 điểm, tức 2,38%, lên mức 712,87 điểm. Chỉ số Nasdaq dành cho các công ty công nghệ cao tăng 32,73 điểm, tức 2,48%, lên mức 1.353,74 điểm.

Các cổ phiếu lớn thuộc nhiều ngành có tiềm năng xuất khẩu nhiều sang Trung Quốc đều ghi điểm mạnh mẽ. Đơn cử hãng nhôm Alcoa Inc và tập đoàn khai thác đồng - vàng Freeport-McMoRan Copper & Gold Inc tăng 12%, hãng dầu Exxon Mobil Corp tăng 2,1%, công ty chế tạo chip điện tử Advanced Micro Devices Inc tăng 11%, hãng dầu Chevron Corp tăng 2,7%, hãng chế tạo thiết bị xây dựng Caterpillar Inc tăng vọt 13%, tập đoàn xây dựng nhà ở Standard Pacific Corp còn lên cao hơn với 15% tăng thêm...

Cũng như phố Wall, phiên giao dịch vừa qua, các thị trường châu Âu cũng tăng khá mạnh: chỉ số FTSE của Anh tăng 3,81%, chỉ số CAC của Pháp thêm 4,74%, chỉ số DAX của Đức tăng vọt 5,42%. Chỉ số Dow Jones Stoxx chung cho khu vực châu Âu tăng được 4,2%.

Sau một ngày khởi sắc ấn tượng hôm qua, sáng nay, các thị trường châu Á cũng suôn sẻ, hoà nhịp với xu thế chung toàn cầu.

... Và sẽ vội vã ra đi?

Vào một cách vội vã thường sẽ không cho một kết quả vững bền. Có vẻ như lần này cũng vậy, khi đến chiều tối cùng ngày 5/3, đã lại xuất hiện tín hiệu bán ra mạnh mẽ trên các thị trường.

Đến cuối giờ chiều, một số thị trường châu Á đã bắt đầu để mất điểm khá mạnh như Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore. Cụ thể, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 119,91 điểm (tương đương giảm 0,97%) xuống mức 12.211,24 điểm. Chỉ số Singapore Straits Times giảm 27,24 điểm (tương đương giảm 1,76%) xuống mức 1.517,10 điểm.

Cùng lúc tại châu Âu, khi giao dịch vẫn chưa kết thúc thì các chỉ số chứng khoán tại một số thị trường chủ chốt đang có chiều hướng giảm điểm trở lại. Cụ thể, chỉ số DAX 30 đang giảm 71,47 điểm (tương đương giảm 1,84%) xuống 3.819,47 điểm. Chỉ số CAC 40 đang giảm 36,46 điểm (tương đương giảm 1,36%) xuống 2.639,22 điểm. Chỉ số FTSE 100 giảm 49,20 điểm (tương đương giảm 1,35%) xuống mức 3.596,67 điểm.

Còn tại Mỹ, trên thị trường chứng khoán kỳ hạn (Futures) cũng đang có chiều hướng giảm nhẹ. Cụ thể, chỉ số kỳ hạn (Futures) Dow Jones giảm 47 điểm xuống 6.783 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 5,50 điểm xuống 702,9 điểm; chỉ số Nasdaq 100 giảm 3,75 điểm xuống 1.097,25 điểm.

  • Nhật Vy
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,