221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1171380
Vay vốn hỗ trợ lãi suất, gửi lại để kiếm lời?
1
Article
null
Vay vốn hỗ trợ lãi suất, gửi lại để kiếm lời?
,

- Các ngân hàng đều có chương trình hỗ trợ tới các DN nhỏ và vừa (DNNVV), với mức hỗ trợ 4% lãi suất. Tuy nhiên, một trong những trường hợp có thể xảy ra là có những DNNVV đủ điều kiện vay vốn và lấy tiền vay lãi suất thấp để sử dụng vào mục đích cho vay lại, thậm chí quay vòng gửi vào ngân hàng để lấy lãi lớn hơn. 

So với lãi suất trung bình hiện nay, mức hỗ trợ này đã lên đến gần 50%. Thực tế, rất nhiều ngân hàng đã áp dụng nhiều hình thức ưu đãi khiến lãi suất cho vay có khi chưa đến 5%, thậm chí có những ngân hàng lãi suất cuối cùng chỉ còn 1-2%.

Vốn hỗ trợ lãi suất đang được giải ngân mạnh mẽ. (Ảnh: VNN)

Với mức đó, cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ của DN đang lớn hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, với khoản hỗ trợ được nhiều DN quan niệm là tiền "cho không" từ ngân sách nên không thể tránh khỏi những tiêu cực có thể phát sinh, nhất là các DN lợi dụng chính sách để vay tiền nhưng sử dụng không đúng mục đích.

Một trong những trường hợp có thể xảy ra là có những DNNVV đủ điều kiện vay vốn và lấy tiền vay lãi suất thấp để sử dụng vào mục đích cho vay lại, thậm chí quay vòng gửi vào ngân hàng để lấy lãi lớn hơn. 

Một số chuyên gia Ngân hàng Nhà nước cho rằng, đây là một trong nhiều khả năng giả định mà các cơ quan quản lý đã lường trước và có những cảnh báo đối với các ngân hàng thương mại khi thực hiện nghiệp vụ.

TIN LIÊN QUAN
Trong trường hợp này, vai trò kiểm soát của các ngân hàng thương mại là rất quan trọng và tất cả các ngân hàng đều có quy trình kiểm tra, xét duyệt rất chi tiết nên chưa có trường hợp nào phát hiện như lo ngại.

Lường trước vấn đề này, trong hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất của mình, BIDV đã dành một phần lớn nói về công tác kiểm tra, giám sát và các chế tài xử lý nếu xảy ra tiêu cực. Lãnh đạo BIDV nhận định, tiêu cực có thể phát sinh từ ngay cán bộ các ngân hàng và cả từ phía các DN.

Vì thế, bên cạnh các quy trình nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, cơ chế kiểm soát chặt chẽ thì sự hợp tác giữa ngân hàng và DN cũng cần được đề cao theo hướng rõ ràng và minh bạch.

Theo đó, các khoản vay hỗ trợ lãi suất đều có hợp đồng riêng cho khách hàng được hưởng nguồn vốn hỗ trợ lãi suất, có phụ lục rõ ràng. Ngoài ra, vai trò theo dõi, giám sát đối với sử dụng nguồn vốn vay của DN của các nhân viên tín dụng cũng được đề cao. Vì thế, BIDV lập luận, những trường hợp tiêu cực trên đây sẽ được hạn chế tối đa.

Bà Minh Anh - Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quốc tế (VIB), cũng cho rằng, việc sử dụng vốn sai mục đích chỉ có thể xảy ra khi các ngân hàng buông lỏng xét duyệt và kiểm tra. Song, đối với các chương trình như hỗ trợ lãi suất, việc quản lý và sử dụng được các ngân hàng làm rất chặt trước hết vì tài sản và uy tín của mình. Hơn nữa, để vay vốn cũng không phải dễ dàng mà DN phải có tài sản thế chấp, đầy đủ các thủ tục... và trải qua quá trình xét duyệt cẩn thận. Khi giải ngân lại tiếp tục được kiểm tra xem nguồn vốn sử dụng có đúng mục đích hay không.

Cho nên, nếu ngân hàng làm chặt thì các DN không thể lợi dụng chính sách này để kiếm lời được, bà Mai Anh nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Nguyễn Mai Hương, Trưởng ban Hỗ trợ và Bảo lãnh tín dụng  - OceanBank, cũng khẳng định, trường hợp như trên là gần như không thể xảy ra.

Theo bà Hương, ngoài việc đủ các điều kiện và thủ tục được vay thì các DN còn phải chịu kiểm soát chặt trong quá trình sử dụng vốn. Vốn vay này được sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh thì việc thanh toán theo hợp đồng mua hàng nào, giải ngân bao lâu, các ngân hàng đều nắm được. Thậm chí, việc thanh toán được thực hiện bằng chính ngân hàng cho vay nên tiền được chuyển tới nơi cung cấp nguyên liệu và dịch vụ cho DN. 

Xuất trình đến từng hóa đơn chi tiết để được hưởng hỗ trợ lãi suất. (Ảnh: VNN)

Đặc biệt, theo lãnh đạo các ngân hàng, việc hỗ trợ lãi suất thực chất chỉ được tính toán khi DN kết thúc hợp đồng và trả nợ cho ngân hàng nên việc sử dụng vốn vay sẽ được đánh giá lại và DN sử dụng vốn đúng mục đích hay không là một điều kiện quan trọng cuối cùng, quyết định DN có điều kiện hay không để được hưởng lãi suất.

DN nào được chấp nhận vay vốn hỗ trợ lãi suất nhưng sử dụng không đúng, đến kỳ trả nợ bị phát hiện có thể rơi vào hoàn cảnh "ăn trước - trả sau" khi không được hỗ trợ lãi suất.

Về điều này, trong hướng dẫn mới nhất của mình, Ngân hàng Nhà nước đã ghi rõ, việc giảm trừ số lãi tiền vay hỗ trợ lãi suất được thực hiện đồng thời với việc thu lãi tiền vay của NHTM. Trường hợp đến kỳ hạn thu lãi tiền vay mà khách hàng chưa có khả năng trả nợ lãi thì chưa thực hiện việc giảm trừ số lãi tiền vay hỗ trợ lãi suất.

Đặc biệt, NHNN yêu cầu, các DN phải có chứng từ để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất như: Hoá đơn mua bán hàng hoá, phiếu hoặc bảng kê xuất - nhập hàng hoá có xác nhận của các bên liên quan; bộ chứng từ xuất khẩu…

Trường hợp các chi phí sản xuất - kinh doanh mà pháp luật không quy định bắt buộc phải có hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính thì NHTM phải kiểm tra tại chỗ và lập biên bản kiểm tra, có xác nhận của NHTM và bên vay để xác định cụ thể những chi phí sản xuất - kinh doanh phù hợp với giá trị tài sản thực tế được hình thành từ vốn vay.

Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh, các ngân hàng phải tăng cường kiểm toán nội bộ đối với các khoản cho vay được hỗ trợ lãi suất; nếu phát hiện có dấu hiệu lợi dụng  cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất để trục lợi, thì ngừng cho vay hỗ trợ lãi suất và thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý theo quy định.

Khó tránh khỏi "nước chảy chỗ trũng"

Trong khi chuyện "xoay vòng" vốn hỗ trợ lãi suất là khó có thể xảy ra thì việc có những DN tận dụng nguồn vốn này để kiếm lợi nhanh chóng là có thể có. Đó là những DN có đủ điều kiện về vay vốn nhưng không thực sự khó khăn mà vẫn có thể dùng vốn tự có để triển khai cá hợp đồng và dự án.

Tuy vậy, trước nguồn vốn giá rẻ từ nguồn hỗ trợ lãi suất họ vẫn thực hiện vay vốn đúng quy định nhưng nguồn vốn của mình thì được dùng để gửi vào ngân hàng để lấy lãi hay sử dụng cho những mục đích khác có lãi hơn. Trường hợp như vậy được ví như là "nước chảy chỗ trũng".

Song, theo các ngân hàng thì việc này là bình thường. Quy định hỗ trợ lãi suất ghi rõ là sẽ hỗ trợ cho tất cả các DN đủ điều kiện trong thời hạn quy định. Ngân hàng không được từ chối bất cứ một đề xuất vay nài của DN, nếu đủ điều kiện.

Điều kiện được hỗ trợ lãi suất không có quy định DN phải chứng minh minh thiếu hay có tiền mà chỉ phải chứng minh đủ các điều kiện vay theo quy định thông thường và đáp ứng các yêu cầu hỗ trợ lãi suất là đủ.

Nhà nước cũng chỉ hạn chế hỗ trợ lãi suất trong các ngành nghề, loại hình DN, điều kiện, thời hạn... chứ không hề quy định một khoản tiền hỗ trợ lãi suất cứng là bao nhiều. Cho nên, trong khoảng thời gian triển khai vốn hỗ trợ lãi suất, các DN có đủ điều điều kiện đều có cơ hội tiếp cận vốn như nhau. Vấn đề là DN quyết định có vay vốn và sử dụng sao cho có hiệu quả cao nhất.

  • Phước Hà
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,