221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1170748
VN-Index tiếp tục tăng điểm nhẹ
1
Article
null
VN-Index tiếp tục tăng điểm nhẹ
,

 - Sự thận trọng vào đầu phiên giao dịch tuần mới đã khiến đa số các cổ phiếu giảm giá và nhiều mã không có giao dịch trong đợt 1. Tuy nhiên, lượng đặt bán cổ phiếu thấp đã dần kéo thị trường đi lên.

Khá nhiều nhà đầu tư cá nhân quyết định bắt đáy mua vào. (Ảnh: LAD)

Kết thúc phiên giao dịch sáng 2/3, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 1,92 điểm (0,78) lên 247,66 điểm. Trong đợt 1, chỉ số này giảm 0,61%.

Như vậy, chỉ số VN-Index gia tăng khoảng cách so với mức đáy thiết lập hồi cuối tháng trước lên một mức khá an toàn là gần 5%.

Chỉ số này tăng điểm trong bối cảnh các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu trong phiên cuối tuần qua và sáng nay (2/3) giảm khá mạnh do nền kinh tế toàn được cho là vẫn đang lún sâu hơn vào suy thoái sau khi Mỹ và Nhật công bố một loạt các chỉ số kinh tế vĩ mô rất tệ hại.

Trong phiên giao dịch sáng 2/3, trong tổng số 174 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 88 mã tăng giá (25 mã tăng trần), 43 mã giảm giá (8 giảm sàn) và 47 mã đứng giá.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 2/3 đạt 7,3 triệu đơn vị, trị giá 127,8 tỷ đồng (phiên liền trước là 9,1 triệu đơn vị và 214,7 tỷ đồng).

Trong các cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường, hầu hết đã giảm giá trong đợt 1. Tuy nhiên, vào cuối phiên giao dịch, khá nhiều mã đã quay đầu tăng giá trở lại.

Cụ thể, cổ phiếu FPT của Tập đoàn FPT tăng 700 đồng lên 43.600 đồng/cp; ITA của Itaco tăng trần 700 đồng lên 15.300 đồng/cp; PVD của PV Drilling tăng 1.500 đồng lên 55.500 đồng/cp; PVF của PetroVietnam Finance tăng 500 đồng lên 15.800 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn tăng 200 đồng lên 21.600 đồng/cp; STB của Ngân hàng Sacombank tăng 400 đồng lên 15.200 đồng/cp; VNM của Vinamilk tăng 1.500 đồng lên 76.000 đồng/cp; VPL của Vinpearl tăng 200 đồng lên 39.200 đồng/cp.

Bên cạnh đó, mặc dù có khối lượng giao dịch khá ít nhưng rất nhiều mã cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng giá rất mạnh. Một số mã tăng giá kịch trần và có dư bán bằng 0 như: AGF của Thuỷ sản An Giang, BHS của Đường Biên Hoà, BMC của Khoáng sản Bình Định, BMI của Bảo Minh, HAP của Hapaco, LGC của Cơ khi điện Lữ Gia, LSS của Đường Lam Sơn, PIT, RAL, SFI, UNI, VSH…

Ở chiều ngược lại, DPM giảm nhẹ 100 đồng xuống 28.300 đồng/cp; HAG giảm 1.500 đồng xuống 50.500 đồng/cp; PPC giảm 100 đồng xuống 18.400 đồng/cp; VIC giảm 1.500 đồng xuống 41.000 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là STB của Sacombank với gần 1,8 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,46 triệu. SAM của Sacom đứng ở vị trí thứ 3 với 0,26 triệu. FPT của Tập đoàn FPT và PVF của Tài chính dầu khí đứng ở các vị trí tiếp theo với 0,21 và 0,2 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm nhẹ sau khi tăng 3 phiên liên tiếp trước đó. Khối lượng giao dịch thành công tiếp tục giảm.

Cụ thể, chỉ số HASTC-Index giảm 0,36 điểm (0,43%) xuống 83,6 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 2/3 đạt 3,7 triệu đơn vị, trị giá 65,2 tỷ đồng, phiên trước là 4,7 triệu đơn vị và 85,6 tỷ đồng.

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu đóng cửa phiên giao dịch ở mức giá tham chiếu 25.000 đồng sau khi tăng liên tục trong nhiều phiên trước đó. ACB là cổ phiếu có tính thanh khoản đứng thứ thị trường với 0,65 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Đứng đầu về tính thanh khoản là VCG của Vinaconex với 0,7 triệu đơn vị.

  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,