221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1156091
VN-Index mất mốc 300 điểm ngay trong phiên đầu năm
1
Article
null
VN-Index mất mốc 300 điểm ngay trong phiên đầu năm
,
- Giằng co quyết liệt trong gần chục phiên trước Tết, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán tập trung của Việt Nam đã đánh mất mốc 300 điểm ngay trong phiên đầu năm mới Kỷ Sửu.

Chỉ số VN-Index lần thứ 3 xuống dưới ngưỡng 300 điểm. (Ảnh: LAD)


Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 2/2, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 5,69 điểm (tương đương giảm 1,88%) xuống 297,52 điểm.


Đây là lần thứ 3 chỉ số VN-Index xuống dưới ngưỡng điểm hỗ trợ tâm lý khá mạnh này.

Trong tổng số 172 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 43 mã tăng giá (9 mã tăng trần), 115 mã giảm giá (39 giảm sàn), 11 mã đứng giá và 7 mã không có giao dịch (BTC, COM, CYC, SFN, SGH, VKP, VPK).

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 2/2 đạt 4,7 triệu đơn vị, trị giá 110,24 tỷ đồng (phiên liền trước là 4,1 triệu đơn vị và 80,6 tỷ đồng).

“Thông tin hỗ trợ được công bố trong ngày cuối cùng trước đợt nghỉ Tết là việc Ngân hàng Nhà nước công bố cắt giảm lãi suất vẫn chưa thực sự thúc đẩy thị trường. Các sàn giao dịch vẫn rất trầm lắng và chưa có dấu hiệu cho thấy có các dòng tiền chảy vào chứng khoán”, anh Việt, một nhà đầu tư nói.

“Lãi suất giảm chắc chắn sẽ giúp giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó là về lâu dài. Hiện tại, các doanh nghiệp vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Kết quả kinh doanh thua lỗ hoặc giảm mạnh trong quý IV năm 2008 đã cho thấy điều này”.

Theo anh Việt cũng như nhiều nhà đầu tư cá nhân khác, điều quan trọng là dòng tiền đổ vào chứng khoán chưa thấy đâu do các quỹ đầu tư trong và ngoài nước co lại danh mục, các công ty chứng khoán gặp muôn vàn khó khăn, các doanh nghiệp niêm yết quay trở lại với công việc kinh doanh chính của mình… Đây là yếu tố có thể khiến thị trường còn nằm trong tình trạng ảm đạm trong một thời gian dài.

Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường chỉ có VIC tăng giá và VNM đứng giá, còn lại đều giảm khá mạnh.

Cụ thể, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.200 đồng xuống 33.000 đồng/cp; FPT của Tập đoàn FPT giảm 2.000 đồng xuống 48.500 đồng/cp; HAG của Hoàng Anh Gia Lai giảm 500 đồng xuống 60.000 đồng/cp; HPG của Tập đoàn Hoà Phát giảm 800 đồng xuống 30.000 đồng/cp; PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm 100 đồng xuống 18.400 đồng/cp; PVD của PV Drilling giảm 1.500 đồng xuống 70.500 đồng/cp; PVF của PetroVietnam Finance giảm 800 đồng xuống 17.700 đồng/cp; SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 700 đồng xuống 28.700 đồng/cp; STB của Sacombank giảm 400 đồng xuống 17.100 đồng/cp; VPL của Vinpearl giảm 2.200 đồng xuống 47.800 đồng/cp.

VIC của Vincom tăng 1.000 đồng lên 81.000 đồng/cp.

VNM của Vinamilk đứng giá ở mức 82.000 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, dẫn đầu là PVF của PetroVietnam Finance với 0,49 triệu đơn vị. SSI của Chứng khoán Sài Gòn theo sau với 0,3 triệu. STB của Sacombank đứng ở vị trí thứ 3 với 0,264 triệu.  SJS của Sudico đứng ở vị trí tiếp theo với 0,263 triệu đơn vị.

Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tiếp tục giảm giá sau khi mất mốc 100 điểm trong phiên cuối năm trước. Giao dịch vẫn rất ảm đạm.

Cụ thể, HASTC-Index sáng nay giảm 1,29 điểm (1,29%) xuống 98,64 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 2/2 đạt 2,6 triệu đơn vị, trị giá 57,8 tỷ đồng, phiên trước là 2,4 triệu đơn vị và 53,6 tỷ đồng.
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,