221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1155887
Thị trường chứng khoán: chưa thấy bình minh
1
Article
null
Thị trường chứng khoán: chưa thấy bình minh
,

   - Hôm nay (2/2/2009), thị trường chứng khoán (TTCK) sẽ giao dịch trở lại sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, nhìn nhận từ các yếu tố vĩ mô cho thấy, chưa thấy tín hiệu lạc quan nào cho thị trường này trong những tháng đầu năm 2009.

Chỉ khi nào kinh tế tăng trưởng mạnh trở lại thì thị trường chứng khoán mới có cơ hội vọt lên. Ảnh: VNN.

Có lẽ, 2009 là một năm bi quan  đến với các nhà đầu tư (NĐT) chứng khoán. Đắng lòng, chán nản khi nhìn danh sách các công ty niêm yết lỗ trong quý 4/2008. Bất động sản còn “nhìn thấy ánh sáng cuối đường hầm” nhưng chứng khoán thì chưa. “Bao giờ cho lại ngày xưa”, “gắng sống đến bình minh”… là  tâm trạng chung của các NĐT nhỏ, lẻ.

Chưa thấy cơ hội

Trong danh mục các khoản vay ngắn hạn ngân hàng bằng VND được Chính phủ cấp bù 4% mức lãi suất (LS) thì đầu tư và kinh doanh chứng khoán không được hưởng mức cấp bù này.

Đối với lĩnh vực bất động sản (BĐS) thì chỉ các khoản vay kinh doanh dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất là không thuộc đối tượng được cấp bù lãi suất. Sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho phép được thực hiện lãi suất  thỏa thuận đối với cho vay tiêu dùng, một số ngân hàng đã công bố các gói tín dụng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng cho vay trả góp mua nhà ở, đất ở.

Như vậy, có thể thấy là thị trường BĐS đã bắt đầu có vốn tín dụng sẵn sàng đổ vào. Trong khi đó, định hướng tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM) năm 2008 cho đến nay và có thể hết năm 2009 thì  đầu tư chứng khoán cũng là lĩnh vực bị liệt vào danh sách hạn chế tín dụng (gần như ngừng hẳn).

Hầu như chắc chắn trong năm 2009 này, các dòng vốn (đầu tư nước ngoài, tín dụng) vào thị trường chứng khoán (TTCK)  sẽ rất ít ỏi. Nguồn vốn vào TTCK chủ yếu là tiền của các NĐT. Dòng tiền này không nhiều, chỉ có một phần nhỏ trong số tiền nhàn rỗi của các NĐT dành ra để đầu tư vào một số ít loại cổ phiếu có tiềm năng lên giá mạnh (kiếm lời lớn) khi thị trường phục hồi.

Dòng tiền sẽ đổ về đâu?

Khi được hỏi là có nhiều khách đến rút tiền khỏi tài khoản không, cô nhân viên kế toán của Công ty  Chứng khoán N. cười buồn “ Còn tiền đâu mà rút”.

Những NĐT còn “kẹt” lại trên TTCK chỉ còn hai lựa chọn. Một là đành nắm giữ trong “mong đợi ngậm ngùi”, hai là hy vọng có những phiên điều chỉnh tăng để bán ra thu tiền về. Ngay cả khả năng bán ra trong thời gian tới cũng không dễ. Chỉ những cổ phiếu nào có kết quả kinh doanh quý 4/2008 lãi cao thì còn khả năng thanh khoản.

Vấn đề ở đây là những dòng tiền tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, dòng tiền này bao giờ cũng chảy từ kênh đầu tư này sang kênh đầu tư khác khi thấy có lợi nhuận. Đó là các kênh gửi tiết kiệm, đầu tư vàng và USD, chứng khoán, BĐS.

Nguồn tiền từ các nhà đầu tư không đủ lớn để có thể vực dậy thị trường. Ảnh: VNN.

Ông Trương Đình Tuyển, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng trong điều kiện TTCK và thị trường BĐS đang trì trệ, chưa có dấu hiệu phục hồi sớm thì gửi tiết kiệm, mua vàng và USD được người dân hướng đến và luôn có sự so sánh.

Trong 3 kênh còn lại này, sau khi NHNN công bố hạ lãi suất cơ bản về 7%/năm thì ngay trong đầu tháng 2/2009 này, lãi suất  tiết kiệm VND cũng bị các NHTM giảm mạnh, một số đã về dưới 7%/năm.

Nếu thời gian tới nền kinh tế vẫn trong tình trạng khó khăn, hoạt động tín dụng không mở rộng được thì lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục bị hạ thấp nữa (vì các ngân hàng không cần nhiều vốn). Vì vậy, tiết kiệm sẽ không còn là kênh đầu tư hấp dẫn nữa, nhưng chứng khoán cũng không có khả năng hút vốn của NĐT vì sự ảm đạm của thị trường.

Khi nào lại đến thời của chứng khoán?

Thời điểm tháng 11/2008, Phó Tổng giám đốc một NHTM lớn của TP. HCM cho biết, Công ty chứng khoán của ngân hàng ông dự định sẽ giải ngân khi VN-Index về mốc 300 điểm nhưng tình hình cho thấy phải dưới mốc 250 thì mới có thể giải ngân được. 

Đến bây giờ ngân hàng của ông này vẫn giữ quan điểm như vậyAnh Thủy (NĐT) nói: “ Khi nào nhiều doanh nghiệp công bố phá sản, niềm tin thị trường gần như không còn gì thì lúc đó mới là lúc giải ngân vào chứng khoán”.

Còn ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia thì cho rằng TTCK tiếp tục đình trệ và có thể phục hồi chậm chạp vào nửa sau năm 2009. Người ta biết rằng TTCK là hàn thử biểu của nền kinh tế. Vì vậy, chỉ khi nào nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục và tăng trưởng thì TTCK mới thật sự hồi phục (có thể ở thời điểm trước một chút).

Vì vậy, vấn đề mà các NĐT cần nhận định ở đây là bao giờ thì nền kinh tế hồi phục? Nửa năm sau 2009 hay muộn hơn? Nhiều người Việt Nam khá lạc quan vào thời điểm hồi phục sớm của nền kinh tế đất nước. Nhưng chuyên gia kinh tế của một số nước phát triển vẫn có một phương án thứ ba là chỉ đến năm 2011 hoặc muộn hơn thì kinh tế thế giới mới tăng trưởng trở lại.

  • Trịnh Ngọc Lan

   

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,