221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1152563
Kích cầu tốt nhất là giảm giá hàng hoá
1
Article
null
Kích cầu tốt nhất là giảm giá hàng hoá
,

 - Ngay sau khi VietNamNet mở diễn đàn "Đẩy mạnh chi tiêu hay thực hành tiết kiệm?" trong bối cảnh kinh tế khó khăn, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến tâm huyết của bạn đọc. VietNamNet xin trân trọng giới thiệu những  ý kiến tiêu biểu đầu tiên và mong muốn tiếp tục nhận được nhiều ý kiến đóng góp, tham gia hơn nữa từ bạn đọc.

Nhiều ý kiến cho rằng giảm giá hàng hoá, dịch vụ là cách kích cầu tốt nhất. Ảnh: Nguyễn Nga.

Không kích thích tiêu dùng, doanh nghiệp bán hàng cho ai?

Với bối cảnh nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, việc đặt ra câu hỏi “Đẩy mạnh chi tiêu hay thực hành tiết kiệm? “ là hoàn toàn đúng đắn.
 
Tại sao phải thúc đẩy tiêu dùng? Đơn giản bởi vì trong tình hình kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng, xuất khẩu ngày càng khó khăn hơn thì năm 2009 được dự báo các doanh nghiệp Việt Nam sẽ quan tâm và đặt trọn niềm tin vào thị trường nội địa. Như vậy, nếu không kích cầu trong nước thì các doanh nghiệp sẽ bán cho ai khi mà cầu thì thấp mà cung lại quá cao.
 
Như vậy, đã rõ, tại sao chúng ta cần kích cầu trong nước dù cho nền kinh tế thế giới vẫn đang trong cơn bão suy thoái. Vấn đề ở đây là kích cầu như thế nào? Liều lượng ra sao mới là bài toán khó khăn, đòi hỏi các chuyên gia và nhà quản lý vào cuộc.
 
Kích cầu phải được hiểu và làm theo tôn chỉ “người Việt dùng hàng Việt”, chứ không thể kích cầu mà lại để người Việt mua hang nhiều của các nước khác, vì như vậy thì các doanh nghiệp Việt Nam
cuối cùng “vẫn khó”.
 
Vấn đề là làm sao để kích thích chi tiêu của người dân khi trong thực tế tâm lý của người Việt đã phần là muốn tích trữ, nhất là trong tình hình kinh tế có xu hướng ngày càng xấu đi, số lượng người
lao động mất việc ngày càng tăng? Muốn đẩy mạnh chi tiêu trong
dân thì người dân phải có việc làm, có thu nhập,đó là mấu chốt của
vấn đề kích thích chi tiêu trong dân.
 
Mặt khác, Chính phủ cũng nên có phương án thúc đẩy đầu tư công một cách hợp lý bởi vì hiện nay giá cả của nhiều loại nguyên vật liệu, nhất là xăng dầu đang ở mức rất thấp nên chúng ta có thể thúc đẩy những dự án trước đây còn đang dang dở và triển khai những dự án mới đã được cấp phép.
 
Một mặt chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội về giá thành nguyên vật liệu, mặt khác chi tiêu công cũng là một phần quan trọng để tăng cầu về hang hoá và dịch vụ. Xa hơn, đầu tư của Chính phủ sẽ góp phần tạo ra việc làm cho người lao động, để họ có thu nhập cho việc chi tiêu, đây là cách thức đẩy mạnh chi tiêu bền vững nhất.
 
Đẩy mạnh chi tiêu nhưng chúng ta vẫn phải thực hành tiết kiệm, nghe thì có vẻ rất vô lý vì vừa muốn đẩy mạnh chi tiêu lại vừa muốn thực hành tiết kiệm. Tuy nhiên, đó lại là điều mà chúng ta cần làm tốt nếu
muốn nền kinh tế nước ta vẫn “sống tốt” trong giai đoạn hiện tại.
Kích thích tiêu dung không có nghĩa là đầu tư tràn lan, mua sắm nhiều thứ hàng xa xỉ bởi, vì trong điều kiện khủng hoảng kinh tế thì việc tiết kiệm những chi tiêu không cần thiết là một điều tất yếu và cần được khuyến khích.
Tóm lại, trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam cần phải vừa thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí một cách triệt để nhưng cũng phải đồng thời phải đẩy mạnh tiêu dung để ổn định nền kinh tế. Tất nhiên,
đây chỉ là điều kiện cần để cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể đẩy mạnh tiêu thụ tại thị trường trong nước, còn điều kiện đủ phụ thuộc vào sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp.   (Nguyễn Sơn, 117/18 Thái Hà, Hà Nội).
 

Linh hoạt trong kích thích tiêu dùng

 Sau khi đọc bài “Muốn kích thích tiêu dùng người dân phải có tiền” của TS. Vũ Đình Ánh, Phó Viện trưởng Viện NCKH thị trường giá cả (Bộ Tài chính), tôi có mấy tâm tư muốn được chia sẻ với bạn đọc.

Đúng là chúng ta đang vật lộn trong “cơn bão suy thoái kinh tế thế giới” mà Chính phủ nhiều nước đang phải đối đầu. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải có chính sách linh hoạt trong việc kích thích đầu tư hoặc kích cầu tiêu dùng để thoát khỏi “cơn bĩ cực này”.

Đây là những liệu pháp nhằm tác động đến “tâm lý hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng”. Bởi vì xét về bản chất, các hoạt động của nền kinh tế thị trường mạnh hay suy giảm là do tâm lý hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khi các hoạt động này mạnh thì nền kinh tế phát triển và khi các hoạt động này yếu đi thì gọi là suy giảm.

Không kích thích tiêu dùng doanh nghiệp sẽ bí đầu ra. Ảnh: VNN.

Tuy nhiên, những biện pháp kích cầu đầu tư hay kích cầu tiêu dùng đều là mang tính chất tình thế. Bởi trong bối cảnh suy thoái, bên cạnh có tác dụng kích thích đầu tư và tiêu dùng các giải pháp này sẽ làm cho hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng thiếu linh hoạt, năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh để nâng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và người tiêu dùng nói chung.

Do vậy khi áp dụng các gải pháp này phải hết sức thận trọng. Khi những dấu hiệu tâm lý hành vi của doanh nghiệp và người tiêu dùng tăng trở lại, tức là các giải pháp đã phát huy tác dụng tốt và cần phải kết thúc các giải pháp này ngay lập tức.

Có như vậy thì sự gia tăng các hành vi này mới đảm bảo dựa trên các nguyên tắc tồn tại, phát triển của nền kinh tế thị trường, đó là “năng suất, chất lượng” trong sản xuất kinh doanh. Và đây chính là những mầm mống, yếu tố cơ bản để phát triển lâu dài, ổn định của doanh nghiệp và nền kinh tế. Nó sẽ là những yếu tố cơ bản để thoát ra khủng khoảng, ổn định và phát triển kinh tế trong trung và dài hạn. (Nguyễn Văn Thịnh- Vụ Công nghiệp Địa phương)

Giảm giá là cách kích cầu tốt nhất

Sản xuất luôn phải đáp ứng nhu cầu thị trường (đầu ra. Vấn đề hiện nay là đầu ra bí, vì thế nếu cứ bơm tiền cho sản xuất, hàng hoá làm ra để tồn kho thì đó cũngc là điều đáng cảnh báo vì hiệu quả đầu tư kém. Theo tôi, giảm giá sản phẩm là cách kích cầu tốt nhất.  (Bạn đọc có địa chỉ e mail tamvuvan@hotmail.com).

Nên hỗ trợ nông dân

Tôi hoàn toàn đồng ý với tiến sĩ Vũ đình Ánh. Muốn kích được cầu tức là kích thích tiêu dùng thì người tiêu dùng phải có tiền. Nhà nước không thể cho tiền để người dân tiêu dùng. Người dân nước ta còn nghèo, họ sẽ sử dụng đồng tiền hiếm hoi có được để chi dùng vào mục đích sử dụng tối ưu cho nhu cầu tối thiếu.

Kích cầu là kích sản xuất và trong sản xuất có thu nhập của người tiêu dùng. Nhưng đầu ra khó khăn như thế này hàng hoá không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập cả  về giá cả và chất lượng.

Nên đầu tư hỗ trợ nông dân, ngư dân về giống má, phương tiện đánh bắt ... và nên thực hiện theo kiểu phát coupon nhận vật tư, công cụ ... hoặc mua tại các cửa hàng đại lý cung ứng. Có chương trình cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn với lãi suất thấp hơn lãi suất ngân hàng hiện nay  nhiều hơn nữa... (Trần Trọng Độ, 178 Trần Quang Khải, Hà Nội). 

Đẩy mạnh chi tiêu hay thực hành tiết kiệm?

Dịp Tết Nguyên đán này và cả năm 2009 nhiều khó khăn được dự báo sẽ đến với nền kinh tế nước ta.

Trong bối cảnh đó, không ít ý kiến cho rằng chúng ta càng cần thực hành tiết kiệm, bởi ít thấy một đất nước nào kinh tế còn ở mức nghèo như nước ta mà nhiều người chi tiêu rất phóng túng. Thu nhập bình quân đầu người mới ở mức trên 1.000 đô la mà rượu ngoại đắt tiền uống tràn lan, những loại  ô tô xa xỉ giá lên đến cả triệu đô la mà thế giới có mẫu mới nào, Việt Nam cũng gần như có đủ… Chi tiêu như vậy thì làm sao mà giàu có được?

Ngược lại, cũng có không ít ý kiến nói rằng tiêu dùng chính là tạo động lực để phát triển. Người dân không đẩy mạnh chi tiêu, doanh nghiệp khó có động lực để mở rộng sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mới..thúc đẩy tiến bộ xã hội.

 Theo bạn, trong bối cảnh nền kinh tế đất nước hiện nay, nên đẩy mạnh tiêu dùng hay thực hành tiết kiệm? Nếu đẩy mạnh tiêu dùng thì nên thực hiện thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất? Tiết kiệm trong bối cảnh hiện nay nên được hiểu và làm thế nào để ích nước, lợi dân ?...VietNamNet trân trọng đón nhận mọi ý kiến của bạn đọc tham gia diễn đàn này.

  •  PV tổng hợp
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,