221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1149603
Ngành công nghiệp ôtô xoay xở ra sao trong năm 2009?
1
Article
null
Ngành công nghiệp ôtô xoay xở ra sao trong năm 2009?
,

Doanh thu tụt giảm từ 30-50%, thua lỗ liên tục gia tăng, các đại gia ngành công nghiệp ôtô thế giới có rất nhiều việc phải giải quyết trong năm nay.

Dòng xe hybrid xăng - điện hiện đang được các nhà sản xuất quan tâm. (Ảnh: Xe Honda Insight. Nguồn: Wordpress)

Năm 2008: Các đại gia ôtô thế giới lao đao

Đáng kể nhất trong năm 2008 là cuộc khủng hoảng ba đại gia ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Mỹ là GM, Ford và Chrysler.

Từng là biểu tượng của nền kinh tế Mỹ, nhưng chốt năm 2008 cả ba nhà sản xuất lớn này đều đang đứng một chân bên bờ vực phá sản và phải chờ sự trợ giúp của chính phủ nước này.

Tập GM và Chrysler cho biết nếu không có khoản vay từ chính phủ, họ sẽ không có tiền để duy trì hoạt động tới hết quý I/2009. Còn Ford có thể cầm cự được tối đa tới hết năm 2009.

Trong khi đó, ở bên bờ kia của nước Mỹ, tập đoàn ô tô hàng đầu của Nhật Bản là Toyota cũng đã buộc phải đóng cửa các nhà máy trong nước của mình để đối phó với tình trạng tương tự - thua lỗ và nguy cơ mất tính thanh khoản. Cả hai tập đoàn Toyota và Honda đang chứng kiến doanh số tụt giảm nghiêm trọng tại thị trường Mỹ…

Mới đây nhất, hãng ôtô lớn thứ 5 tại Hàn Quốc là Ssangyong Motor hôm 9/1 đã buộc phải nộp đơn xin được bảo hộ phá sản do doanh số tụt giảm và dự kiến lỗ 76 triệu USD trong năm 2008. Trước đó, Ssangyong đã phải ngừng sản xuất từ 17/12.

Đây quả là một điều khó tưởng tượng đối với những tên tuổi lừng danh trong ngành công nghiệp ô tô thế giới mà nguyên nhân chính là do tác động không thể lường trước của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khởi nguồn từ nước Mỹ.

Cuộc khủng hoảng tài chính và kéo theo đó là suy thoái kinh tế tại cả Mỹ, châu Âu và Nhật Bản đã khiến nhu cầu tiêu dùng ô tô tụt giảm và được dự báo là khó có thể phục hồi trước năm 2010.

Điều này đang buộc các doanh nghiệp ngành công nghiệp ô tô nhanh chóng tìm các giải pháp duy trì hoạt động để có thể hồi phục trở lại sau khi kinh tế thế giới thoát khỏi cơn bĩ cực.

Đáng kể nhất trong năm 2008 là cuộc khủng hoảng ba đại gia ngành công nghiệp chế tạo ô tô của Mỹ là GM, Ford và Chrysler. (Ảnh: artvoice)


Tiếp tục cắt giảm chi phí và đóng cửa nhà máy?

Một biện pháp có ý nghĩa sống còn đối với các hãng sản xuất xe hơi đang gặp khó khăn chồng chất là cắt giảm chi phí. Đây là việc mà các nhà sản xuất ô tô đã bắt đầu làm từ trong cả năm 2007 và 2008 khi những khó khăn đầu tiên lộ diện.

Tuy nhiên, trong năm 2009 có thể nhiều hãng xe trên khắp thế giới sẽ buộc phải tiếp tục đóng cửa các nhà máy, cắt giảm lao động và các chi phí khác để duy trì hoạt động qua thời kỳ khủng hoảng.

Theo một phương án Chrysler được đưa ra vào cuối năm trước, hãng này có thể phải đóng cửa hàng chục nhà máy và sa thải thêm hàng chục ngàn nhân công sau khi quyết định ngừng hoạt động tất cả các nhà máy tại Mỹ trong ít nhất một tháng kể từ 19/12/2008.

Về phần mình, General Motors không đưa ra kế hoạch cụ thể nhưng cũng cho biết sẽ cắt giảm sản lượng. Và nếu như không nhanh chóng nhận được các khoản cứu trợ lớn từ chính phủ Mỹ để tránh tính trạng mất thanh khoản thì GM với bộ máy khổng lồ lên tới cả 100.000 nhân viên có thể sẽ phải tiếp tục tính tới việc co gọn hoạt động của mình.

Trước đó, sau khi bị Thượng viện Mỹ bác bỏ gói cứu trợ khẩn cấp 14 tỷ USD, GM đã ngay lập tức tạm thời đóng cửa tới 20 nhà máy ở Bắc Mỹ đến tận đầu tháng 2/2009. Đây là lần đóng cửa có quy mô lớn nhất trong lịch sử 100 năm hoạt động của GM. Ford cũng đã tuyên bố tạm đóng cửa 10 nhà máy ở Bắc Mỹ, bắt đầu từ 5/1/2009.

Còn tại Nhật - một trung tâm sản xuất ô tô của thế giới, trong năm 2008 các nhà sản xuất ô tô tại đây cũng đã cắt giảm tổng cộng khoảng 50% lao động trong lĩnh vực này. Số lao động mất việc tại 12 hãng sản xuất tại đây trong năm vừa qua lên tới gần 20.000 người.

Không chỉ đóng cửa nhà máy và cắt giảm lao động, các hãng xe thậm chí còn cắt giảm cả các chi phí quan trọng khác như quảng cáo, triển lãm…

Được biết, triển lãm ôtô Detroit 2009 diễn ra trong tháng 1 này - một trong những sự kiện lớn nhất của ngành công nghiệp xe hơi sẽ thiếu vắng những tên tuổi lớn như Mitshubishi, Ferrari, Rolls Royce, Land Rover và Suzuki.

Đợt cắt giảm nhân công hồi tháng 6/2009 của GM. (Ảnh: nationalpost)

Tăng tính thanh khoản

Bên cạnh việc giảm sản lượng và cắt giảm chi phí, các hãng sản xuất ô tô cũng đang đẩy mạnh huy động vốn để duy trì hoạt động và phục vụ kế hoạch tái cơ cấu cho phù hợp với những thay đổi của thị trường.

Bình chọn Danh hiệu "Chiếc xe được ưa chuộng nhất trong năm"

Đáp ứng yêu cầu chính đáng của bạn đọc và được giáo sư John Quelch, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard làm cố vấn, Tuần Việt Nam (Báo VietNamNet) tổ chức bình chọn đánh giá các danh hiệu: Chiếc xe được ưa chuộng nhất trong năm, Hãng xe (Công ty) được ưa chuộng, uy tín nhất trong năm.

  • Mời bạn đọc gửi ý kiến giới thiệu, đánh giá đến Tuần Việt Nam theo địa chỉ: Car@vietnamnet.vn
  • Một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp đã và đang cân nhắc là bán bớt tài sản, trong đó có các thương hiệu con.

    Mặc dù đã nhận được những khoản cho vay đầu tiên từ chính phủ và đã bắt đầu tái cấu trúc nhưng theo các chuyên gia, Hãng ô tô Chrysler của Mỹ sẽ khó lòng trụ vững được lâu nếu thị trường ô tô tiếp tục yếu như hiện nay và doanh thu bán hàng của Chrysler giảm mạnh hơn các đối thủ của mình.

    Nhiều dự đoán cho rằng, Chrysler sẽ buộc phải bán đi một phần tài sản của mình trong năm 2009, chẳng hạn như dòng xe van hạng nhỏ hoặc nhãn hiệu Jeep.

    Theo ông Ronald E. Kolka, Giám đốc tài chính của Chrysler, hãng này khởi đầu năm 2009 với một số tiền mặt rất ít ỏi khoảng 2-2,5 tỷ USD. Đây là số tiền chỉ đủ để duy trì hoạt động qua ngày.

    Và cũng theo ông Ronald, tính trong 5 tháng cuối năm 2008 Chrysler đã phải chi tiêu 9 trong số 11 tỷ USD tiền mặt mà hãng này có vào thời điểm tháng 7/2008. Cho tới nay, hãng đang “sống” nhờ vào khoản séc trị giá 4 tỷ USD mà chính phủ Mỹ vừa bơm ngày 2/1 vừa qua và đang trông chờ một khoản cho vay trị giá 3 tỷ USD tiếp theo từ chính quyền Mỹ.

    Trong năm 2008, nhiều hãng xe lừng danh của Mỹ đã phải bán những thương hiệu lớn của mình như Ford bán hai thương hiệu Jaguar và Land Rover cho tập đoàn ô tô Tata của Ấn Độ; GM rao bán Hummer…

    Nhiều dự đoán cho rằng, Chrysler sẽ buộc phải bán đi một phần tài sản của mình trong năm 2009, chẳng hạn như dòng xe van hạng nhỏ hoặc nhãn hiệu Jeep. (Ảnh: Themotorreport)


    Chờ cứu trợ từ chính phủ

    Với vai trò rất lớn đối với sự thịnh vượng của các nền kinh tế, các hàng xe ô tô đang kỳ vọng rất nhiều vào gói cứu trợ trị giá cả trăm tỷ USD từ chính phủ các nước. Điều này có thể sẽ trở thành hiện thực khi mà tại hầu hết các nước các kế hoạch giải cứu đã được đưa ra thảo luận nhiều lần. Một số gói đã bắt đầu được triển khai.

    Tại Mỹ, hai đại gia sản xuất ô tô là GM và Chrysler đã được tạm vay 13,4 tỷ USD từ gói giải 700 tỷ USD của Chính phủ Mỹ.

    Một loạt các chính phủ khác cũng đã duyệt những gói hỗ trợ ngành ô tô trong nước như Canada (3,3 tỷ USD), Pháp (2 tỷ USD), Thuỵ Điển (3,6 tỷ USD)… Một số chính phủ các nước khác cũng đang thảo luận về các gói cứu trợ ngành công nghiệp này.

    Bên cạnh đó, chính phủ nhiều nước cũng đang tính tới một số biện pháp khác như giảm thuế để kích thích tiêu dùng ô tô trong nước, giảm giá đồng nội tệ để thúc đẩy xuất khẩu…

    Và chuyển hướng kinh doanh

    Tuy nhiên, điều cốt lõi đối với các doanh nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ hiện nay là vấn đề chuyển hướng kinh doanh.

    Thống kê cho thấy, không chỉ thua lỗ do khủng hoảng tài chính năm 2008, trước đó nhiều hãng xe lớn như GM, Ford, Chrysler… cũng đã đối mặt thua lỗ liên miên và buộc phải đóng cửa nhiều nhà máy, cắt giảm lao động…

    Đây là hậu quả của việc giá xăng dầu tăng cao khiến nhu cầu tiêu thụ dòng xe đa dụng SUV - dòng xe mà các hãng xe lớn thường tập trung sản xuất do có lợi nhuận cao, giảm đáng kể.

    Cuộc khủng hoảng tài chính cũng đã giáng thêm một đòn rất nặng vào các đại gia ô tô này.

    Cho dù không phải dòng xe giá rẻ, nhưng những chiếc xe hybrid như này hiện đang thu hút sự quan tâm rất lớn của thị trường. (Ảnh: yimg)

    Cho tới thời điểm hiện tại, cho dù đang gặp khó khăn nhưng các hãng xe bao gồm cả GM, Chrysler-Chery, Mitsubishi, Hyundai, Suzuki… vẫn đang lên kế hoạch hướng vào sản xuất dòng xe giá rẻ, có tính kinh tế cao và thân thiện với môi trường.

    Trong một thông báo vừa được đưa ra hôm 11/1, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Chrysler Robert L. Nardelli cho biết, hãng xe này đang tiếp tục tái cấu trúc và đang phát triển khoảng 24 mẫu xe mới từ giờ cho tới năm 2013 nhờ vào nguồn tiền vay từ chính phủ Mỹ. Rất có thể, Chrysler sẽ có sự điều chỉnh lớn trong các mẫu xe mới của mình.
     
    Hiện tại, dòng xe hybrid xăng-điện với các mẫu mới ra mắt như Honda Insight, Ford Fusion, Chevrolet Volt đang thu hút sự quan tâm rất lớn của thị trường. Dòng xe hybrid khá tiết kiệm nhiên liệu và thân thiện với môi trường hơn nhiều so với động cơ xăng, dầu thuần tuý.

    • Hà Linh (CNN, Reuters, DetNews, NYT, Bloomberg, MSNBC)

    ,
    Ý kiến của bạn
    Ý kiến bạn đọc
    ,
    ,
    ,
    ,