VN-Index tăng điểm trở lại
Cập nhật lúc 11:33, Thứ Ba, 06/01/2009 (GMT+7)
- Đa số cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch sáng 6/1 nhờ sức cầu cổ phiếu đã được cải thiện đáng kể.
Tuy nhiên, mức tăng điểm của hầu hết các cổ phiếu là khá nhẹ bởi còn nhiều nhà đầu tư vẫn đang trong trạng thái lưỡng lự, nghe ngóng tình hình khi chưa xác định được các động thái tiếp theo của các nhà đầu tư lớn trên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 2,13 điểm (0,68%) lên 314,04 điểm sau khi giảm nhẹ trong ba phiên liên tiếp trước đó.
Trong tổng số 171 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 108 mã tăng giá, 32 mã giảm giá và 35 mã đứng giá.
Cùng với sự phục hồi 9 phiên liên tiếp của thị trường chứng khoán châu Á và hiện tượng mua ròng 9 phiên liền của các nhà đầu tư nước ngoài trên Sàn chứng khoán TP.HCM, khối lượng giao dịch tiếp tục được cải thiện khá mạnh.
Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 6/1 đạt gần 11,53 triệu đơn vị, trị giá 259,1 tỷ đồng (phiên trước là 7,6 triệu đơn vị và 175,4 tỷ đồng).
Theo đánh giá của một số chuyên gia và nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, thị trường có thể sẽ chứng kiến một đợt hồi phục trước khi xác định một xu hướng tiếp theo bởi hiện tại các tin xấu gần như đã ra hết, các thông tin về vĩ mô đang có dấu hiệu tốt dần lên và chỉ số VN-Index được hỗ trợ rất mạnh trước ngưỡng 300 điểm.
“Chỉ số VN-Index được hỗ trợ rất mạnh trong gần 3 tuần qua, cứ xuống gần tới ngưỡng này là quay đầu tăng trở lại bất chấp thị trường ảm đạm, rất ít người mua vào”, anh Nghĩa, một nhà đầu tư có mặt tại sàn SeABank sáng nay nói.
“Điều này cho thấy, với mức giá như hiện tại, không nhiều người chấp nhận bán ra và đây là lý do khiến thị trường không lao dốc cho dù có những lúc nhiều mã cổ phiếu gần như mất tính thanh khoản”.
Còn theo một số nhà đầu tư khác, hiện tại có một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi không được gửi vào ngân hàng do lãi suất thấp và cũng không được đổ vào sản xuất kinh doanh do kinh tế đang tăng chậm lại. Hiện dòng tiền này vẫn chưa được đổ vào đâu và rất có thể chứng khoán vẫn là một lựa chọn.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia, các thông tin về kinh tế vĩ mô đang tốt dần lên.
“Các thông tin về vĩ mô hiện đang có dấu hiệu tốt dần lên như giá dầu giảm, lạm phát giảm xuống còn 19%”, ông Ken Tai Chee Ming, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Công ty Chứng khoán Kim Eng Singapore nhận định.
Mặc dù vậy, cũng theo ông Ken Tai, có một vấn đề khá lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt là thâm hụt thương mại hiện tại đã tăng lên 17,5 tỷ USD, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng GDP và tỷ giá USD/VND nên sẽ có tác động ngược lại.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, các cổ phiếu blue-chips sáng 6/1 đóng góp khá nhiều vào sự tăng giá chung trên thị trường. Một số gương mặt lớn tăng giá hôm nay bao gồm: DPM của Đạm Phú Mỹ, STB của Sacombank, VNM của Vinamilk, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, HPG của Hoà Phát...
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn giảm giá là PVD của PV Drilling, PVF của Tài chính Dầu khí, VIC của Vincom và VPL của Vinpearl.
Về khối lượng giao dịch, chứng chỉ quỹ VFMVF1 bất ngờ vươn lên dẫn đầu với 1,15 triệu đơn vị. Đứng ở vị trí thứ là là SSI của Chứng khoán Sài Gòn với 1,1 triệu. Cổ phiếu STB của Sacombank theo sau với 0,72 triệu và HSG của Tập đoàn Hoa Sen với 0,63 triệu.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng trở lại sau khi giảm nhẹ 5 phiên liên tiếp trước đó.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay tăng 1,75 điểm (1,69%) lên 105,53 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 6/1 đạt 6,3 triệu đơn vị, trị giá 112,6 tỷ đồng, phiên trước là 3,5 triệu đơn vị và 68,1 tỷ đồng.
Sức cầu cổ phiếu đã được cải thiện đáng kể trong phiên giao dịch sáng 6/1/2009. (Ảnh: LAD) |
Tuy nhiên, mức tăng điểm của hầu hết các cổ phiếu là khá nhẹ bởi còn nhiều nhà đầu tư vẫn đang trong trạng thái lưỡng lự, nghe ngóng tình hình khi chưa xác định được các động thái tiếp theo của các nhà đầu tư lớn trên thị trường.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/1, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 2,13 điểm (0,68%) lên 314,04 điểm sau khi giảm nhẹ trong ba phiên liên tiếp trước đó.
Trong tổng số 171 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 108 mã tăng giá, 32 mã giảm giá và 35 mã đứng giá.
Cùng với sự phục hồi 9 phiên liên tiếp của thị trường chứng khoán châu Á và hiện tượng mua ròng 9 phiên liền của các nhà đầu tư nước ngoài trên Sàn chứng khoán TP.HCM, khối lượng giao dịch tiếp tục được cải thiện khá mạnh.
Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 6/1 đạt gần 11,53 triệu đơn vị, trị giá 259,1 tỷ đồng (phiên trước là 7,6 triệu đơn vị và 175,4 tỷ đồng).
Theo đánh giá của một số chuyên gia và nhiều nhà đầu tư có kinh nghiệm, thị trường có thể sẽ chứng kiến một đợt hồi phục trước khi xác định một xu hướng tiếp theo bởi hiện tại các tin xấu gần như đã ra hết, các thông tin về vĩ mô đang có dấu hiệu tốt dần lên và chỉ số VN-Index được hỗ trợ rất mạnh trước ngưỡng 300 điểm.
“Chỉ số VN-Index được hỗ trợ rất mạnh trong gần 3 tuần qua, cứ xuống gần tới ngưỡng này là quay đầu tăng trở lại bất chấp thị trường ảm đạm, rất ít người mua vào”, anh Nghĩa, một nhà đầu tư có mặt tại sàn SeABank sáng nay nói.
“Điều này cho thấy, với mức giá như hiện tại, không nhiều người chấp nhận bán ra và đây là lý do khiến thị trường không lao dốc cho dù có những lúc nhiều mã cổ phiếu gần như mất tính thanh khoản”.
Còn theo một số nhà đầu tư khác, hiện tại có một khối lượng khá lớn tiền nhàn rỗi không được gửi vào ngân hàng do lãi suất thấp và cũng không được đổ vào sản xuất kinh doanh do kinh tế đang tăng chậm lại. Hiện dòng tiền này vẫn chưa được đổ vào đâu và rất có thể chứng khoán vẫn là một lựa chọn.
Trong khi đó, theo một số chuyên gia, các thông tin về kinh tế vĩ mô đang tốt dần lên.
“Các thông tin về vĩ mô hiện đang có dấu hiệu tốt dần lên như giá dầu giảm, lạm phát giảm xuống còn 19%”, ông Ken Tai Chee Ming, chuyên gia phân tích kỹ thuật của Công ty Chứng khoán Kim Eng Singapore nhận định.
Mặc dù vậy, cũng theo ông Ken Tai, có một vấn đề khá lớn mà Việt Nam đang phải đối mặt là thâm hụt thương mại hiện tại đã tăng lên 17,5 tỷ USD, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng GDP và tỷ giá USD/VND nên sẽ có tác động ngược lại.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, các cổ phiếu blue-chips sáng 6/1 đóng góp khá nhiều vào sự tăng giá chung trên thị trường. Một số gương mặt lớn tăng giá hôm nay bao gồm: DPM của Đạm Phú Mỹ, STB của Sacombank, VNM của Vinamilk, PPC của Nhiệt điện Phả Lại, HPG của Hoà Phát...
Ở chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn giảm giá là PVD của PV Drilling, PVF của Tài chính Dầu khí, VIC của Vincom và VPL của Vinpearl.
Về khối lượng giao dịch, chứng chỉ quỹ VFMVF1 bất ngờ vươn lên dẫn đầu với 1,15 triệu đơn vị. Đứng ở vị trí thứ là là SSI của Chứng khoán Sài Gòn với 1,1 triệu. Cổ phiếu STB của Sacombank theo sau với 0,72 triệu và HSG của Tập đoàn Hoa Sen với 0,63 triệu.
Trên Sàn chứng khoán Hà Nội, chỉ số HASTC-Index tăng trở lại sau khi giảm nhẹ 5 phiên liên tiếp trước đó.
Cụ thể, HASTC-Index sáng nay tăng 1,75 điểm (1,69%) lên 105,53 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 6/1 đạt 6,3 triệu đơn vị, trị giá 112,6 tỷ đồng, phiên trước là 3,5 triệu đơn vị và 68,1 tỷ đồng.
- Hà Linh
,