221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1146636
Ấn tượng Việt Nam: giảm 30-50% giá 99 tour điển hình
1
Article
null
Ấn tượng Việt Nam: giảm 30-50% giá 99 tour điển hình
,

 - 37 DN lữ hành quốc tế lớn, 61 khách sạn 3-5 sao, 3 hãng vận chuyển và 14 cửa hàng mua sắm vừa "bắt tay" cam kết tham gia chiến dịch Impressive Việt Nam (Ấn tượng Việt Nam) - giảm giá 30-50% cho 99 tour du lịch điển hình để hút khách quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa.

Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT và Du lịch) sáng 5/1 đã chính thức công bố chiến dịch này.

Trang web về đợt giảm giá tour lớn của Việt Nam

Đi đầu về văn hoá giảm giá

Trong số 99 tour giảm giá tiêu biểu nhất của Việt Nam, có 32 tour dành cho khách đến từ Pháp và Tây Âu, 17 tour cho khách Australia và New Zealand, 19 tour cho khách ASEAN, 27 tour cho khách Trung Quốc và 4 tour cho khách Nhật Bản. Chương trình giảm giá bắt đầu từ nay đến hết tháng 9/2009. Dự kiến đến tháng 3, các DN sẽ triển khai đợt hai của chiến dịch với quy mô rộng hơn.

Ông Vũ Thế Bình, Vụ trưởng Vụ Lữ hành, cho biết, khác với du lịch Thái Lan được Chính phủ tài trợ một số tiền lớn khi quảng bá, giảm giá khách sạn, tour du lịch, các DN Việt Nam phải tự nỗ lực bằng sức của chính mình. Họ chấp nhận hy sinh lợi ích, và cũng là để tồn tại được, khi giảm tới 30-50%, thậm chí là 70% giá tour.

TIN LIÊN QUAN
Với phương châm "thà kiếm được một đồng còn hơn không kiếm được đồng nào" các DN đã tự cân nhắc tiềm lực, tuy tín của mình để tham gia chiến dịch giảm giá lớn này, bởi mỗi tour là một sản phẩm liên dịch vụ.

Như vậy, trong số khoảng 700 DN lữ hành ở Việt Nam, con số 37 DN lữ hành tham gia là không ít bởi chỉ riêng 50 DN lữ hành lớn cũng đã đưa 70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam.

Hơn nữa, ông Bình nhận xét, nếu tất cả các DN cùng tham gia thì sẽ là chương trình đại hạ giá, như vậy là không tốt.

Bên cạnh đó, các DN Việt Nam lâu nay vẫn chưa có tư duy giảm giá. Do vậy, sau lần giảm giá này các DN sẽ quen, dần hình thành văn hoá giảm giá.

Một kế hoạch quảng bá sẽ được thực hiện ngay sau khi chương trình Impressive Việt Nam được công bố, mà rầm rộ nhất và ngay từ 5-12/1, đó là tại Diễn đàn du lịch ASEAN và hội chợ Travex, diễn ra ở Hà Nội. Trang web riêng của chiến dịch - promotours.gov.vn - sẽ liên tục cập nhật thông tin và đường link được nối tới các tour khuyến mãi trên website của các DN lữ hành tham gia.

Qua đợt giảm giá này, Tổng cục Du lịch cũng lưu ý các DN hướng tới kích cầu du lịch nội địa. Một chương trình khuyến mãi dành riêng cho khách trong nước, đặc biệt là trong dịp Tết Kỷ Sửu 2009, Ngày quốc tế Lao động 1-5 và Quốc khánh 2-9 đang được các DN gấp rút xây dựng.

Theo ông Nguyễn Thành Vượng, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường Du lịch (Tổng cục Du lịch), để kích cầu tiêu dùng thông qua du lịch nội địa, các DN, các đơn vị dịch vụ công khi tổ chức đi du lịch, nghỉ mát trong nước cho người lao động của các đơn vị đó cần được toán toàn bộ khoản tiền đó vào phí, không tính vào lợi nhuận ròng của các đơn vị này khi tính thuế.  

Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố các giải pháp kích cầu (ảnh H.Y).

Ngoài ra, những ngày nghỉ theo quy định, nếu chỉ ngắt quãng một ngày làm việc, nên cho phép nghỉ liền mạch và làm việc bù vào ngày nghỉ của tuần kế tiếp... để kích thích du lịch.

Cái "bắt tay" đầy ý nghĩa

Thứ trưởng Bộ VH-TT và Du lịch Trần Chiến Thắng cho rằng, câu chuyện giảm giá trong nền kinh tế thị trường phải đảm bảo lợi ích của DN gắn liền với đối tượng được hưởng. Điều này có nghĩa, các DN sẽ phải "thắt lưng buộc bụng", "nhịn miệng" để đãi khách. "Một sự đầu tư lâu dài, vì tương lai", Thứ trưởng Thắng nhận xét.

Lần đầu tiên, các DN du lịch có một sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Thứ trưởng Trần Chiến Thắng cho rằng, đây là giải pháp tối ưu nhất trong thời điểm này, tránh tình trạng mỗi DN một giá, mỗi người một chợ. Sự chung sức xây dựng những sản phẩm du lịch cạnh tranh hấp dẫn chính là ao ước của ngành bấy lâu, nay mới thực hiện được.

Ông Vũ Thế Bình khẳng định, đây là giải pháp nhất thời trong khi du lịch toàn cầu sụt giảm, có thể kết thúc khi khách quốc tế đến Việt Nam hồi phục và tăng trưởng trở lại. Về lâu dài, giải pháp cho du lịch Việt Nam vẫn là nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hấp dẫn và khác biệt của sản phẩm du lịch.

Nói về kinh phí hay tổng số tiền bỏ ra, vị Thứ trưởng này nhìn nhận, cũng không quan trọng bằng cái bắt tay đầy ý nghĩa này. Nó có thể tạo nên một cung cách làm ăn mới trong thời buổi khó khăn, trở thành xuyên suốt trong những giai đoạn tới.

Hơn nữa, việc cam kết giảm giá thể hiện văn hoá, uy tín của các DN Việt Nam, nếu phá bỏ, sẽ bị mất mát lớn. Chính vì vậy, giám sát và kiểm tra sự giảm giá này là các Sở VH-TT và Du lịch cùng Hiệp hội Du lịch.

DN nào vi phạm sẽ không được hưởng những ưu đãi trên của Chính phủ, và chính là họ đã hạ thấp uy tín - điều này, không khác gì DN tự dẫm chân mình.

Trong chiến dịch này, các DN tham gia sẽ nhận được nhiều ưu đãi - mà Tổng cục Du lịch đang kiến nghị lên Chính phủ, như: hoàn thuế GTGT cho khách du lịch, giảm thuế VAT từ 10% xuống còn 5%; cho tất cả các DN kinh doanh inbound giảm 30% thuế thu nhập DN và giãn thời hạn nộp 9 tháng...

Đồng thời, các cơ quan chức năng cần tạo điều kiện để du khách đưa xe vào Việt Nam; Bộ GTVT chỉ đạo các đơn vị công khai giá, kiểm tra, xử lý nghiêm việc taxi "dù" lừa khách; Bộ Công Thương thu giá điện, nước của các khách sạn theo giá sản xuất, kinh doanh; Bộ Công an cải thiện thủ tục cấp visa và cho phép khách sạn được mở cửa dịch vụ giải trí đến 2h sáng (thay vì 12h đêm như hiện nay).

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,