221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1146304
TTCK 2009: hàm số phụ thuộc nhiều biến số
1
Article
null
TTCK 2009: hàm số phụ thuộc nhiều biến số
,

 -  Có thể ví TTCK Việt Nam như là một hàm số trong đó kết quả phụ thuộc vào nhiều biến số: nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, dòng tiền của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tình hình nội tại của các doanh nghiệp, các chính sách trực tiếp của Chính phủ. Để là một hàm số tăng, cần phải tác động vào các biến số kia.
Như vậy TTCK Việt nam đã kết thúc tuần cuối cùng của năm 2008 trong tâm lý trầm lắng. Kết thúc tuần giao dịch từ 29/12/2008 đến 2/1/2009, sàn HOSE có 2 phiên tăng và 2 phiên giảm, chỉ số VN-Index chốt ở 313,34 điểm, tăng 8,80 điểm (tương đương 2,92%) so với phiên cuối tuần trước.

Bảng: Tổng hợp kết quả giao dịch HOSE

Ngày

 VN-

Index

+/- (%)

 KLGD

 GTGD
(tỷ)

29/12

 308,56

1,35

 7.870.910

 200

30/12

 316,32

2,51

 13.696.580

 358

31/12

 315,62

-0,22

 14.161.930

 368

02/01

 313,34

-0,72

 5.339.020

 115

Tổng

8,80

2,92

41.068.440

1.040

TB

 

 

10.267.110

260

 

HASTC-Index giảm bốn phiên liên tục Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ số HaSTC-Index dừng lại ở mức 104,47 điểm, mất đi 1,15 điểm (tương đương 1,09%) so với cuối tuần trước.


Bảng: Tổng hợp kết quả giao dịch HASTC

Ngày

HaSTC

+/- (%)

 KLGD

 GTGD
(tỷ)

29/12

 105,50

-0,11

 3.924.900

 89

30/12

 105,44

-0,06

 4.913.000

 105

31/12

 105,35

-0,09

 2.667.600

 58

02/01

 104,47

-0,84

 2.744.700

 53

Tổng

-1,15

-1,09

14.250.200

305

TB

 

 

3.562.550

76,25

 

Ba phiên giao dịch đầu tuần cũng là những ngày cuối cùng của năm 2008, sàn HOSE ghi nhận sự tăng vọt về khối lượng giao dịch với mức xấp xỉ 16 triệu chứng khoán (gồm cả giao dịch thoả thuận) trong hai ngày 30 và 31/12. Việc thuế thu nhập cá nhân đánh vào thu nhập chứng khoán được áp dụng từ ngày 1/1/2009 khiến các nhà đầu tư đều rụt rè nghe ngóng trong việc mua bán, giá trị giao dịch đều giảm rất thấp trong phiên cuối tuần. Đây cũng là phiên mở đầu năm mới, do vậy đã gây thất vọng trong giới đầu tư về một năm mới khó khăn trước mắt đối với TTCK Việt nam. Đặc biệt là khi các sàn giao dịch khác trên thế giới, đều tăng điểm mạnh phiên đầu năm. Tại Mỹ, chỉ số công nghiệp Dow Jones đi lên 2,94%, chỉ số Nasdaq tăng 3,5%. Chỉ số Standard & Poor 500 kết thúc ngày giao dịch đầu năm cũng đi lên 3,16%.

 

Nhìn lại năm cũ 2008

 

Với việc giảm tới 67% , từ 927,02 điểm đầu năm giảm còn 315,62 điểm, TTCK Việt nam năm 2008 có thể nói là thị trường suy thoái nặng nề nhất trên thế giới. Trong khi nền kinh tế chưa bị suy thoái như các quốc gia khác, việc TTCK rơi tự do như vậy bộc lộ quá nhiều vấn đề của thị trường. Nó cũng cho thấy trách nhiệm của cơ quan quản lý trong việc chèo lái con thuyền 8 năm tuổi này.

 

Vì tuần mới là tuần đầu tiên của năm mới, chúng ta hãy thử điểm qua các nguyên nhân của giảm sút năm cũ:

 

Chính sách lại rủi ro 

Năm 2008, TTCK chịu nhiều rủi ro từ chính các chính sách của các cơ quan quản lý Nhà nước. Đầu năm 2008, những biện pháp mạnh chống lạm phát đã ảnh hưởng lớn tới thị trường. Các biện pháp siết chặt cung tiền gồm có Chỉ Thị 03 sau đó được thay bằng Quyết định 03 hạn chế lượng cho vay tiền đổ vào thị trường từ các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư mất một nguồn tiền lớn để đầu tư, trong khi đó họ lại phải chịu áp lực bán chứng khoán ra để thu tiền về trả nợ ngân hàng.


Biện pháp SCIC mua lại cổ phiếu để bình ổn giá không phát huy tác dụng, mà ngược lại làm lung lay lòng tin của nhà đầu tư vào khả năng can thiệp vào thị trường của Chính phủ. Chính phủ dường như không thể đưa ra các quyết định nhanh nhậy khi chính mình là một nhà đầu tư. Và chính phủ không thể có đủ ngân sách hoặc không sẵn sàng can thiệp mạnh vào TTCK.

Nhiều câu hỏi về chính sách siết chặt biên độ giao dịch của UBCKNN và tác dụng. Về dài hạn chính sách này hạn chế lực hấp dẫn của thị trường, hạn chế tính thanh khoản, không ngăn được đà giảm mà lại thị trường lại giảm sút kéo dài. Sự thay đổi biên độ liên tục (4 lần trong một năm) cũng làm giảm sự ổn định của thị trường.

Luật Thuế Thu nhập cá nhân có hiệu lực 1/1/2009 có thể được coi là một tin không tốt nữa từ chính sách chính phủ mà nhà đầu tư phải “chịu đưng” trong suốt năm qua.

 

Thị trường hết nóng lại lạnh

TTCK đã chứng kiến năm 2007 phát triển quá nóng hơn khả năng thực. Khi các chỉ số như P/E quá cao, tức khắc sẽ có lúc phải quay về bằng với mức chấp nhận, tương xứng với lợi nhuận kỳ vọng, các thị trường khác trong khu vực và trên thế giới, và đặc biệt rủi ro của thị trường đối với nhà đầu tư.

 

Nội tại nền kinh tế khó khăn

Năm 2008 là năm thực sự khó khăn của nền kinh tế Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Các doanh nghiệp cả niêm yết lẫn không niêm yết gặp khó khăn, vì vậy giá cổ phiếu giảm là tất yếu. Tâm lý nhà đầu tư khi doanh nghiệp gặp khó khăn cũng là tăng cường bán ra giảm rủi ro, hạn chế mua vào vì sợ thua lỗ. 

Khó khăn về kinh tế cũng làm giảm lượng cung tiền nhàn rỗi đổ vào chứng khoán. Các công ty lớn trước kia nhiều tiền, đầu tư mạnh vào tài chính thông qua mua nhiều chứng khoán, giờ đây không còn nhiều tiền nữa, áp lực họ phải bán ra cắt lỗ để thu tiền về trợ giúp cho lĩnh vực kinh doanh chính vỗn cũng đang gặp khó khăn.

 

Áp lực giải chấp và thoái vốn

 

Áp lực giải chấp các chứng khoán cầm cố và repo là một trong nguyên nhân chính khiến thị trường suy giảm mạnh năm 2008. Đây là hậu quả của việc dễ dãi cho vay đầu tư chứng khoán năm ngoái. Rất nhiều công ty chứng khoán, định chế tài chính phải bán các chứng khoán thế chấp của nhà đầu tư để hoàn lại vốn đã cho vay, tuân thủ theo Quyết định 03 hoặc khi thị trường đã xuống quá thấp phải bán ra để giải chấp. Chính áp lực giải chấp này đã làm cho thị trường lúc nào nguồn cung cũng nhiều, và bán với giá thấp. Chỉ đến đợt sóng vào tháng 8 thị trường mới thoát khỏi áp lực này khi các công ty chứng khoán bán được hết các cổ phiếu thế chấp này.

 

Áp lực thứ hai đẩy thị trường xuống là áp lực bán ra của nhà đầu tư nước ngoài. Suốt trong 6 tháng cuối năm, nhà đầu tư nước ngoài toàn bán ròng chứng khoán. Họ phải bán để tăng tỷ lệ tiền mặt, hoặc thoái vốn về công ty mẹ, khi mà các công ty mẹ cũng đang khó khăn, thậm chí suy thoái tại các thị trường quốc tế. Họ thường bán ra với khối lượng lớn, nhiều phiên liên tục, làm thị trường có cố gắng mấy cũng không thể tăng được. Đây là nguyên nhân quan trọng của đợt giảm sút các tháng cuối năm 2008 của thị trường.

 

TTCK 2009: tiếp tục khó khăn nhưng hy vọng sẽ sôi động hơn

Năm 2009: dự báo nào?

 

TTCK thế giới có thể có một triển vọng sáng sủa năm 2009. Theo các chuyên gia, năm 2008 thị trường chứng khoán thế giới đã xuống quá nhiều, năm 2009, với việc tổng thống Mỹ mới nhậm chức, khi mà tác dụng của các gói cứu trợ bắt đầu phát huy tác dụng, thì lúc đó thị trường có thể lên lấy lại phần nào những gì đã mất năm 2009.

 

TTCK Việt Nam liệu có nằm trong quy luật chung như vậy? Điều này phụ thuộc vào nhiều điều kiện. Trước hết, thị trường Việt Nam đã xuống đáy hay chưa, điều này không ai có thể biết. Với tâm lý đầu tư như ở thị trường Việt nam, khi mà thị trường không hoàn hảo, tin tốt chưa chắc đã kéo được thị trường lên, thì những đáy mới như 250 hay thậm chí 200 là có thể. Khi thị trường 1000 điểm, không ai ngờ được thị trường xuống còn 300, và hiện tại khi thị trường 300 không ai biết còn xuống tới bao nhiêu.

Năm 2009 sẽ là năm khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Lợi nhuận kinh doanh của các doanh nghiệp chắc chắn sẽ tiếp tục suy giảm. Khi đó, với chỉ số P/E phải tương quan với các thị trường khác, khi E (lợi nhuận) giảm, thì P (giá cổ phiếu) sẽ phải giảm theo.

Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn như vậy sẽ phản ánh lên giá của cổ phiếu. Chỉ khi nào có sự thay đổi 180 độ, nền kinh tế thực sự khởi sắc đi lên thì cổ phiếu mới có cơ sở để tăng giá.

 

Nguồn tiền năm 2009 sẽ ra sao? Thị trường chỉ có thể tăng trưởng nếu dòng tiền được khôi phục. Nếu gói kích cầu 6 tỷ USD được rót đúng vào các khu vực cần thiết, để từ đó dòng tiền đó tiếp tục “được chảy tuần hoàn tới các bộ phận khác của cơ thể”, thì dòng tiền đó có thể sẽ được đổ vào thị TTCK, từ đó vực dậy được thị trường. Còn nếu không, TTCK sẽ không được lợi gì từ gói kích cầu 6 tỷ kia.

Năm 2009 liệu có hy vọng dòng tiền đầu tư gián tiếp nước ngoài quay lại? Điều này khó nói vì hiện tại nhà đầu tư nước ngoài có nhiều sự lựa chọn đáng giá hơn. TTCK và bất động sản ở nước ngoài đang rất rẻ. Thay vì đầu tư vào thị trường Việt Nam đắt, quá nhiều rủi ro, thiếu thanh khoản và thiếu thông tin, thì họ có thể đầu tư vào thị trường Mỹ với tỷ suất lợi nhuận cao mà ít rủi ro hơn. Việc giảm sút tới 66% như vừa qua của TTCK đã tạo ấn tượng không tốt tới nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh về một thị trường tăng trưởng nhanh và hứa hẹn đã bị lu mờ, thay vào đó là thị trường suy giảm nhiều nhất. Vì vậy, hơn lúc nào hết, cơ quan quản lý Nhà nước cần củng cố hình ảnh, hay thương hiệu, của TTCK Việt Nam thông qua các chính sách minh bạch hoá và củng cố tính hiệu quả và ổn định của thị trường.

 

Như vậy có thể ví TTCK Việt Nam như là một hàm số trong đó kết quả phụ thuộc vào nhiều biến số: nền kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, dòng tiền của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, tình hình nội tại của các doanh nghiệp, các chính sách trực tiếp của Chính phủ. Để là một hàm số tăng, cần phải tác động vào các biến số kia. Hãy cùng hy vọng, với những bài học cả ngọt ngào lẫn cay đắng năm 2008, chúng ta sẽ có được những quyết định đúng đắn hơn năm 2009.

  • Trần Long

 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,