VN-Index lập đáy mới sau một phiên chật vật leo dốc
Cập nhật lúc 11:44, Thứ Tư, 10/12/2008 (GMT+7)
- Chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam VN-Index sáng 10/12 lập đáy mới sau khi chật vật tăng điểm trong phiên liền trước để thoát khỏi mức thấp kỷ lục trong hơn 3 năm qua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 6,45 điểm (tương đương giảm 2,2%) xuống 286,85 điểm. Đây là mức thấp điểm nhất của chỉ số này kể từ ngày 5/10/2005. (Ảnh: LAD) |
Thị trường tiếp tục ảm đạm với lượng giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ ngày càng giảm do thiếu vắng cả người bán lẫn mua.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 6,45 điểm (tương đương giảm 2,2%) xuống 286,85 điểm. Đây là mức thấp điểm nhất của chỉ số này kể từ ngày 5/10/2005.
Trong tổng số 168 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE có 29 mã tăng giá, 118 mã giảm giá và 25 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 10/12 đạt gần 7,15 triệu đơn vị, trị giá 358 tỷ đồng (so với 8,8 triệu đơn vị và 206,6 tỷ đồng của phiên liền trước).
Sáng nay, rất nhiều nhà đầu tư tỏ ra ngạc nhiên khi thấy số liệu trên bảng điện tử cho thấy kết thúc đợt 2 khối lượng giao dịch đã lên tới 7,65 triệu đơn vị, trị giá 324,4 tỷ đồng - tăng tới gần 60% so với giá trị giao dịch khớp lệnh trong cả phiên hôm qua.
Tuy nhiên, trên thực tế trong đợt giao dịch này đã có tới 2 triệu trái phiếu được giao dịch trị giá gần 200 tỷ đồng.
Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và một số công ty chứng khoán cũng khẳng định sự tăng đột biến về giá trị là do giao dịch của 2 triệu trái phiếu BID10106.
Trở lại diễn biến giao dịch khớp lệnh, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có một mã tăng giá là PVD của PV Drilling (tăng 500 đồng lên 67.000 đồng/cp), còn lại các mã khác đều quay đầu giảm giá, trong đó VIC của Vincom giảm sàn xuống 78.000 đồng/cp.
Cổ phiếu DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.200 đồng xuống 31.400 đồng/cp; FPT giảm 1.400 đồng xuống 47.300 đồng/cp; SSI của Chứng khoán
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,75 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,59 triệu đơn vị); REE của Cơ điện lạnh REE (0,41 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,29 triệu đơnvị); PVF của PetroVietnam Finance (0,26 triệu đơn vị).
Theo giới quan sát, thị trường tiếp tục ảm đạm chủ yếu là do sức cầu quá yếu do các nhà đầu tư không biết đâu là điểm dừng của đợt suy giảm nay khi mà các chỉ số VN-Index và HASTC-Index liên tiếp lập đáy mới. Các nhà đầu tư nước ngoài vẫn bán ròng, trong khi các tổ chức trong nước dường như không có tiền để mua vào. Các nhà đầu tư cá nhân lớn thì đang đợi thị trường cho tín hiệu xác định đáy rõ ràng (với khoảng 1 tuần tăng giá ổn định) trước khi mua vào.
Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 10/12 chứng kiến đa số cổ phiếu quay đầu giảm giá trở lại và giao dịch tiếp tục ảm đạm.
Chỉ số HASTC-Index sáng 10/12 giảm 2,86 điểm (tương đương giảm 2,77%) xuống 100,25 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 10/12 đạt gần 6,1 triệu đơn vị, trị giá 139,7 tỷ đồng (so với 6 triệu đơn vị và 140,1 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 19 mã tăng giá, 119 mã giảm giá, 9 mã đứng giá và 17 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 800 đồng (-2,77%) lên 28.100 đồng/cp. Cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc quay đầu giảm 2.500 đồng xuống 54.200 đồng/cp sau một chuỗi ngày tăng rất ấn tượng trước đó.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,27 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,83 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,46 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,24 triệu).
- Hà Linh
,