Nhà đầu tư vỗ tay khi VN-Index xuống dưới 300 điểm!
Cập nhật lúc 11:43, Thứ Sáu, 05/12/2008 (GMT+7)
- Sau hàng chục lần thử ngưỡng hỗ trợ tâm lý rất mạnh 300 điểm trong hơn 3 năm qua, sáng 5/12 chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam VN-Index đã rớt khỏi mốc này. Đây là mức thấp điểm nhất kể từ ngày 14/10/2005.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,92 điểm (tương đương giảm 2,89%) xuống 299,68 điểm.
Trong tổng số 168 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm HSG của Tập đoàn Hoa Sen niêm yết 57.038.500 cổ phần) có 20 mã tăng giá, 131 mã giảm giá, 21 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (SFN của Dệt lưới Sài Gòn).
Giá trị giao dịch tăng nhẹ so với phiên liền trước nhưng vẫn đứng ở mức thấp.
Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 5/12 đạt 10,2 triệu đơn vị, trị giá 240,4 tỷ đồng (so với 10 triệu đơn vị và 254,3 tỷ đồng của phiên liền trước).
Cả 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó có 2 mã giảm sàn là PPC của Nhiệt điện Phả Lại và PVD của PV Drilling.
Cổ phiếu mới lên sàn sáng nay HSG của Tập đoàn Hoa Sen đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên ở mức giá 32.000 đồng/cp với 10.110 cổ phần được chuyển nhượng.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,29 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1 triệu); SJS của Sudico (0,56 triệu); LCG của Licogi 16 (0,34 triệu); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (0,3 triệu).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,92 điểm (2,89%) xuống 299,68 điểm. (Ảnh: LAD) |
Kết thúc phiên giao dịch ngày 5/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 8,92 điểm (tương đương giảm 2,89%) xuống 299,68 điểm.
Trong tổng số 168 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm HSG của Tập đoàn Hoa Sen niêm yết 57.038.500 cổ phần) có 20 mã tăng giá, 131 mã giảm giá, 21 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch (SFN của Dệt lưới Sài Gòn).
Giá trị giao dịch tăng nhẹ so với phiên liền trước nhưng vẫn đứng ở mức thấp.
Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 5/12 đạt 10,2 triệu đơn vị, trị giá 240,4 tỷ đồng (so với 10 triệu đơn vị và 254,3 tỷ đồng của phiên liền trước).
Cả 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường đều giảm giá, trong đó có 2 mã giảm sàn là PPC của Nhiệt điện Phả Lại và PVD của PV Drilling.
Cổ phiếu mới lên sàn sáng nay HSG của Tập đoàn Hoa Sen đóng cửa phiên giao dịch đầu tiên ở mức giá 32.000 đồng/cp với 10.110 cổ phần được chuyển nhượng.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,29 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1 triệu); SJS của Sudico (0,56 triệu); LCG của Licogi 16 (0,34 triệu); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (0,3 triệu).
Tuần trước, VN - Index đã hai lần thử ngưỡng hỗ trợ 300 điểm nhưng ngay sau đó bật trở lại do lượng cầu tăng lên đáng kể bởi các nhà đầu tư đón đáy mua vào.
Trước đó, trong năm 2007 và đầu năm 2008 hầu hết thời gian chỉ số chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đứng trên ngưỡng 500 điểm và đỉnh cao nhất lên tới gần 1.200 điểm.
Cuối năm 2005 và đầu năm 2006, chỉ số này đã thử ngưỡng 300 điểm hàng chục lần nhưng chưa bao giờ xuống dưới mốc này.
“Giống như vài phiên gần đây, trên các sàn giao dịch sáng nay khá đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhưng hầu hết không ai giao dịch. Các nhà đầu tư đến sàn dường như để theo dõi và chờ thị trường bật tín hiệu hồi phục mới mua vào. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các lệnh mua vào khối lượng lớn của các nhà đầu tư lớn đã khiến thị trường trầm lắng suốt trong cả tuần qua cho dù giá cổ phiếu đã xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua”, anh Thắng, một nhà đầu tư có mặt trên giao dịch SeABank sáng nay nói.
“Thị trường lình xình, giao dịch ảm đạm và không có dấu hiệu lên xuống rõ ràng đã khiến hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ chuyển sang trạng thái chờ đợi”.
“Thậm chí các nhà đầu tư còn đồng loạt vỗ tay cổ vũ khi VN-Index rớt xuống dưới ngưỡng 300 điểm”, anh Thắng cho biết.
“Rất có thể rớt xuống dưới 300 điểm lại là một điều tốt cho thị trường. Tính thanh khoản sau đó có thể sẽ được cải thiện trở lại”, một nhà đầu tư khác nói.
Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 5/12 đa số cổ phiếu giảm mạnh.
Chỉ số HASTC-Index sáng 5/12 giảm 3,08 điểm (tương đương giảm 2,89%) xuống 103,54 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 5/12 đạt 6,4 triệu đơn vị, trị giá 151,7 tỷ đồng (so với 6,3 triệu đơn vị và 146,7 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 22 mã tăng giá, 128 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 12 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 800 đồng (0,59%) xuống 30.100 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tiếp tục tăng mạnh 3.100 đồng, lên 50.200 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (1,16 triệu); VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,39 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,39 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,39 triệu).
Trước đó, trong năm 2007 và đầu năm 2008 hầu hết thời gian chỉ số chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM đứng trên ngưỡng 500 điểm và đỉnh cao nhất lên tới gần 1.200 điểm.
Cuối năm 2005 và đầu năm 2006, chỉ số này đã thử ngưỡng 300 điểm hàng chục lần nhưng chưa bao giờ xuống dưới mốc này.
“Giống như vài phiên gần đây, trên các sàn giao dịch sáng nay khá đông các nhà đầu tư nhỏ lẻ nhưng hầu hết không ai giao dịch. Các nhà đầu tư đến sàn dường như để theo dõi và chờ thị trường bật tín hiệu hồi phục mới mua vào. Tuy nhiên, sự thiếu vắng các lệnh mua vào khối lượng lớn của các nhà đầu tư lớn đã khiến thị trường trầm lắng suốt trong cả tuần qua cho dù giá cổ phiếu đã xuống mức thấp nhất trong 3 năm qua”, anh Thắng, một nhà đầu tư có mặt trên giao dịch SeABank sáng nay nói.
“Thị trường lình xình, giao dịch ảm đạm và không có dấu hiệu lên xuống rõ ràng đã khiến hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ chuyển sang trạng thái chờ đợi”.
“Thậm chí các nhà đầu tư còn đồng loạt vỗ tay cổ vũ khi VN-Index rớt xuống dưới ngưỡng 300 điểm”, anh Thắng cho biết.
“Rất có thể rớt xuống dưới 300 điểm lại là một điều tốt cho thị trường. Tính thanh khoản sau đó có thể sẽ được cải thiện trở lại”, một nhà đầu tư khác nói.
Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 5/12 đa số cổ phiếu giảm mạnh.
Chỉ số HASTC-Index sáng 5/12 giảm 3,08 điểm (tương đương giảm 2,89%) xuống 103,54 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 5/12 đạt 6,4 triệu đơn vị, trị giá 151,7 tỷ đồng (so với 6,3 triệu đơn vị và 146,7 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 22 mã tăng giá, 128 mã giảm giá, 2 mã đứng giá và 12 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 800 đồng (0,59%) xuống 30.100 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tiếp tục tăng mạnh 3.100 đồng, lên 50.200 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 1,4 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (1,16 triệu); VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,39 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,39 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,39 triệu).
- Hà Linh
,