221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1134475
Cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh
1
Article
null
Cổ phiếu đồng loạt giảm mạnh
,
- Đa số cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội sáng 2/12 giảm rất mạnh bất chấp các doanh nghiệp liên tục đón nhận thông tin chi phí đầu vào giảm.

Sau một phiên bật dậy mạnh trước ngưỡng hỗ trợ tâm lý 300 điểm và một phiên trụ vững ở mức gần tham chiếu, thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay đầu lao dốc trong phiên giao dịch sáng nay.

Giao dịch tiếp tục ảm đạm.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 7,26 điểm (tương đương giảm 2,31%) xuống 307,45 điểm. (Ảnh: LAD)

Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/12, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 7,26 điểm (tương đương giảm 2,31%) xuống 307,45 điểm.


Trong tổng số 167 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 13 mã tăng giá, 135 mã giảm giá, 18 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch (GMC của Dệt may Sài Gòn, IFS của Thực phẩm Quốc tế, SDN của Sơn Đồng Nai và TNA của XNK Thiên Nam).

Giá trị giao dịch rớt xuống mức rất thấp.

Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 2/12 đạt gần 8,1 triệu đơn vị, trị giá 192,3 tỷ đồng (so với 10,4 triệu đơn vị và 277,14 tỷ đồng trong phiên liền trước và mức trung bình 384 tỷ đồng trong tháng 11.

Theo một số nhà đầu tư, việc giá cổ phiếu giảm mạnh cùng với khối lượng giao dịch suy kiệt là một dấu hiệu khá xấu đối với thị trường.

“Thị trường giảm mạnh cả về giá cổ phiếu và giá trị giao dịch trong bối cảnh các doanh nghiệp liên tục đón nhận thông tin hỗ trợ từ chính phủ như giảm lãi suất, giảm giá xăng dầu… là một tín hiệu khá xấu. Thị trường sẽ khó sớm hồi phục do chưa xuất hiện lực cầu đủ mạnh từ các tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài”, anh Tân, một nhà đầu tư có mặt tại sàn giao dịch Kim Long sáng nay nói.

“Thế giới dường như vẫn còn rất nhiều bất ổn và suy thoái có thể còn kéo dài. Mỹ hôm qua vừa công bố đã chính thức bước vào suy thoái đã cho thấy điều này. Thị trường chứng khoán nước này đã sụt giảm rất mạnh khoảng 9%. Các thị trường châu Á sáng nay cũng chứng kiến một đợt bán tháo mạnh. Rõ ràng, các nhà đầu tư trên khắp thế giới vẫn đang khá thận trọng và chấp nhận bán ra bất cứ lúc nào”, anh Tân nói.

Trên sàn Chứng khoán TP.HCM, trong 10 cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường, chỉ có PVD của PV Drilling giữ được ở mức tham chiều, còn lại đều giảm giá. Trong đó, DPM của Đạm Phú Mỹ giảm mạnh 1.100 đồng xuống 35.100 đồng/cp; FPT giảm mạnh 2.500 đồng xuống 50.000 đồng/cp.

Không chỉ có các cổ phiếu lớn, hầu hết các cổ phiếu của doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khác cũng đồng loạt giảm giá với 58 mã giảm hết biên độ cho phép hiện tại là 5%.

Nhóm tăng giá bao gồm: BMC của Khoáng sản Bình Định, DHG của Dược Hậu Giang và SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn cùng tăng 2.000 đồng; TSC của Vật tư Kỹ thuật Nông nghiệp Cần Thơ tăng 1.700 đồng; và 9 cổ phiếu khác tăng dưới 1.000 đồng.

Các chứng khoán có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,22 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,54 triệu đơn vị); FPT (0,35 triệu đơn vị); REE của Cơ điện lạnh (0,31 triệu đơn vị); VFMVF4 (0,28 triệu chứng chỉ quỹ).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm xuống 103,48 điểm

Cũng giống như trên sàn HOSE, sàn chứn khoán Hà Nội sáng 2/12 cũng rất ảm đạm với đa số cổ phiếu giảm giá.

Chỉ số HASTC-Index giảm 0,49 điểm (tương đương giảm 0,47%) xuống 103,48 điểm.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 2/12 đạt 5,05 triệu đơn vị, trị giá 131,6 tỷ đồng (so với 6,8 triệu đơn vị và 169,1 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 162 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội , có 25 mã tăng giá, 115 mã giảm giá, 8 mã đứng giá và 14 mã không có giao dịch.

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay giảm 1.000 đồng (tương đương giảm 2,4%) xuống 40.900 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng 1.400 đồng lên 41.300 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 0,87 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,67 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,52 triệu đơn vị); KLS của Chứng khoán Kim Long (0,51 triệu đơn vị); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,42 triệu đơn vị).
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,