221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1131729
Jetstar Pacific "phản pháo" lại Cục Hàng không
1
Article
null
Jetstar Pacific 'phản pháo' lại Cục Hàng không
,

 - Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific vừa phản bác lại báo cáo mới đây của Cục Hàng không Việt Nam gửi lên Bộ GTVT, trong đó từ chối cấp thương quyền bay quốc tế tới 10 thị trường mới và cho rằng, Jetstar Pacific không được sử dụng biểu tượng giống hãng Jetstar (Australia).

Vin lý do Jetstar Pacific Airlines (JPA) chưa đáp ứng được yêu cầu về số người trong bộ máy điều hành, trong Công văn 3398 ngày 31/10/2008 báo cáo Bộ GTVT, Cục Hàng không từ chối cấp thương quyền bay quốc tế tới 10 điểm đến mới tại châu Á, theo đề xuất của JPA.

Hãng này chỉ được bay tới 4 điểm được cấp phép là Bangkok (Thái Lan), Phnom Penh, Xiêm Riệp (Campuchia) và Singapore.

Hiện Qantas đang nắm giữ 18% vốn tại Jetstar Pacific (ảnh vnphoto).

JPA nhìn nhận, việc cấp thương quyền bay quốc tế không chỉ tạo cho hãng các điều kiện cần thiết đảm bảo quyền kinh doanh, mà còn để các DN hàng không Việt Nam khác cạnh tranh bình đẳng, hiệu quả với các hàng không nước ngoài. Đó là một tài nguyên mà JPA đã mất nhiều công sức đàm phán, cần sử dụng sao cho hiệu quả. Vì thế, việc làm trên của Cục Hàng không là không có cơ sở.

Hiện tại, trên các đường bay này hầu hết đều có ít nhất 2-4 hãng hàng không của nước đối tác hoạt động, trong khi đó, phía Việt Nam chỉ có duy nhất Vietnam Airlines.

Về tỷ lệ người nước ngoài trong bộ máy điều hành, JPA cho rằng, tại văn bản trình CP ngày 12/8/2008 về việc Giấy phép kinh doanh vận chuyển, Bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng đã chấp thuận thời hạn 2 năm để hãng hoàn tất việc chuyển đổi. Vào thời điểm đó, JPA có 8 người nước ngoài trong bộ máy 15 cán bộ điều hành. Như vậy, đến 12/8/2010, việc chuyển đổi này mới phải hoàn tất. 

TIN LIÊN QUAN
Cũng trong văn bản ngày 31/10/2008, Cục Hàng không không cho phép JPA sử dụng các biểu tượng: chữ “Jetstar và ngôi sao màu vàng cam”, “chữ JET và ngôi sao màu vàng cam” trong khai thác, vận chuyển hàng không. Lý do: giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không mà Bộ GTVT cấp ngày 15/9/2008 cho JPA chưa có quy định về biểu tượng.

JPA khẳng định, việc hãng sử dụng thương hiệu Jetstar trong kinh doanh và thuê Jetstar Airways cung cấp cho JPA một số dịch vụ kinh doanh trong hoạt động của một hãng hàng không giá rẻ mới như JPA là một thực tiễn, thông lệ kinh doanh bình thường trên thế giới và phù hợp với pháp luật Việt Nam. 

Do vậy, JPA tuyên bố: Không có bất kỳ một dấu hiệu nào để quan ngại về việc JPA có thể bị “nước ngoài thôn tính”. 

Hơn nữa, luật pháp Việt Nam quy định rõ: tỷ lệ tham gia vốn của một nhà đầu tư nước ngoài không quá 30%, của tất cả các nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ của hãng hàng không. Trên thực tế, Qantas (hãng hàng không của Australia, sở hữu thương hiệu Jetstar Airways) mới tham gia góp 18% vốn trong JPA.

Vì thế, JPA kiến nghị Bộ GTVT yêu cầu Cục Hàng không thu hồi lại quyết định cấm bay, đồng thời có ý kiến chính thức về việc sử dụng thương hiệu theo đúng Luật.

Mới đây nhất, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - đơn vị nắm giữ cổ phần chi phối của JPA (75%), cũng có văn bản gửi Bộ GTVT, trong đó nêu rõ, việc Cục Hàng không từ chối chỉ định và cấp thương quyền mở 10 đường bay quốc tế mới là không có cơ sở, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của JPA.

Hơn nữa, việc đặt lệnh cấm bay đối với JPA sẽ khiến cho nhà đầu tư nước ngoài quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến nguy cơ rút vốn, gây thiệt hại và tổn thất lớn với JPA, các cổ đông và SCIC.

Trong chiến lược tái cơ cấu Pacific Airlines cũ (nay là JPA), hãng được hoạt động theo mô hình giá rẻ, được cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt đối xử khi cấp thương quyền bay trong nước và quốc tế.

  • Hà Yên

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,