VN-Index tiếp tục mất điểm
Cập nhật lúc 11:35, Thứ Hai, 24/11/2008 (GMT+7)
- Cho dù mất điểm trọn cả 5 phiên trong tuần trước với tổng cộng 9,4% và xác đã lập đáy mới nhưng chỉ số VN-Index vẫn chưa thể hồi phục trở lại trong phiên giao dịch sáng 24/11 do sức cầu chung trên thị trường vẫn khá thấp.
Chứng khoán trong nước đi xuống phiên thứ 6 liên tiếp bất chấp thị trường cuối tuần qua đón nhận khá nhiều thông tin hỗ trợ bao gồm sự hồi phục mạnh trở lại của chứng khoán Mỹ và châu Á; giá dầu đứng ở mức thấp nhất trong 2 năm qua; lãi suất ngân hàng giảm mạnh; chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 có khả năng âm…
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,03 điểm (0,32%) xuống 317,93 điểm.
Trong tổng số 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 73 mã tăng giá, 69 mã giảm giá và 28 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 24/11 là 11,6 triệu đơn vị, trị giá 279,2 tỷ đồng (phiên trước là 16,2 triệu đơn vị và 420,8 tỷ đồng).
“Thị trường quá yếu. Đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ mà không thể quay đầu hồi phục được một phiên. Khối lượng giao dịch cũng khá thấp. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang rất lo ngại về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết”, anh Văn Tùng, một nhà đầu tư có mặt tại Kim Long sáng nay nói.
“Các tổ chức nước ngoài vẫn đang bán ròng. Các tổ chức trong nước không thấy mua vào. Cổ đông lớn trong các doanh nghiệp vẫn đang liên tục đăng ký bán ra. Hàng loạt doanh nghiệp mới đưa cổ phiếu lên sàn… Tất cả cho thấy cầu cổ phiếu thấp và đang bị áp đảo bởi cung. Do vậy, cho dù giá cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục cũng khó ngoi đầu”, anh Tùng nói.
Hơn thế nữa, nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra lo ngại cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam trong thời gian tới với những dấu hiệu có thể nhìn thấy là xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh, các dòng tiền đổ vào Việt Nam bị co lại…
Bên cạnh đó, những khó khăn về vốn và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm… có thể khiến lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm.
Trở lại với diến biến, trên Sàn chứng khoán TP.HCM, trong nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất, có nhiều mã tăng giá trở lại nhưng mức tăng rất nhẹ như: STB của Sacombank, PVD của PV Drilling, HPG của Hoà Phát, FPT của Tập đoàn FPT, VIC của Vincom…
Trong khi đó 3 mã blue-chips giảm giá đều giảm rất mạnh với PVF của PetroVietnam Finance và PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm kịch sàn, còn VNM của Vinamilk cũng giảm ở mức gần chạm sàn.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,76 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,68 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,4 triệu đơn vị); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (0,39 triệu đơn vị); REE của Cơ điện lạnh REE Corp. (0,39 triệu đơn vị).
HASTC-Index tăng nhẹ 0,59%
Sáng sủa hơn sàn HOSE một chút, sàn chứng khoán Hà Nội sáng nay đã quay đầu tăng điểm nhẹ nhờ vào sự tăng giá của khá nhiều cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu lớn nhất sàn là ACB của Ngân hàng Á Châu.
Chỉ số HASTC-Index sáng 24/11 tăng 0,61 điểm (0,59%) lên 104,51.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội là 7,5 triệu đơn vị, trị giá 158,9 tỷ đồng (phiên trước là 6,8 triệu đơn vị và 173,4 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 161 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 83 mã tăng giá, 52 mã giảm giá, 20 mã đứng giá và 6 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay tăng 500 đồng (1,2%), lên 42.900 đồng/cp; cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng tăng nhẹ 200 đồng lên 37.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 0,77 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (0,73 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,47 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,43 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,34 triệu).
Chứng khoán trong nước đi xuống phiên thứ 6 liên tiếp bất chấp thị trường cuối tuần qua đón nhận khá nhiều thông tin hỗ trợ bao gồm sự hồi phục mạnh trở lại của chứng khoán Mỹ và châu Á; giá dầu đứng ở mức thấp nhất trong 2 năm qua; lãi suất ngân hàng giảm mạnh; chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 có khả năng âm…
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 1,03 điểm (0,32%) xuống 317,93 điểm.
Trong tổng số 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 73 mã tăng giá, 69 mã giảm giá và 28 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 24/11 là 11,6 triệu đơn vị, trị giá 279,2 tỷ đồng (phiên trước là 16,2 triệu đơn vị và 420,8 tỷ đồng).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/11, chỉ số VN-Index giảm 1,03 điểm (0,32%) xuống 317,93 điểm. |
“Thị trường quá yếu. Đón nhận nhiều thông tin hỗ trợ mà không thể quay đầu hồi phục được một phiên. Khối lượng giao dịch cũng khá thấp. Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang rất lo ngại về triển vọng kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết”, anh Văn Tùng, một nhà đầu tư có mặt tại Kim Long sáng nay nói.
“Các tổ chức nước ngoài vẫn đang bán ròng. Các tổ chức trong nước không thấy mua vào. Cổ đông lớn trong các doanh nghiệp vẫn đang liên tục đăng ký bán ra. Hàng loạt doanh nghiệp mới đưa cổ phiếu lên sàn… Tất cả cho thấy cầu cổ phiếu thấp và đang bị áp đảo bởi cung. Do vậy, cho dù giá cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp kỷ lục cũng khó ngoi đầu”, anh Tùng nói.
Hơn thế nữa, nhiều nhà đầu tư cũng tỏ ra lo ngại cuộc khủng hoảng toàn cầu sẽ ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam trong thời gian tới với những dấu hiệu có thể nhìn thấy là xuất khẩu có xu hướng giảm mạnh, các dòng tiền đổ vào Việt Nam bị co lại…
Bên cạnh đó, những khó khăn về vốn và khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm… có thể khiến lợi nhuận doanh nghiệp suy giảm.
Trở lại với diến biến, trên Sàn chứng khoán TP.HCM, trong nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất, có nhiều mã tăng giá trở lại nhưng mức tăng rất nhẹ như: STB của Sacombank, PVD của PV Drilling, HPG của Hoà Phát, FPT của Tập đoàn FPT, VIC của Vincom…
Trong khi đó 3 mã blue-chips giảm giá đều giảm rất mạnh với PVF của PetroVietnam Finance và PPC của Nhiệt điện Phả Lại giảm kịch sàn, còn VNM của Vinamilk cũng giảm ở mức gần chạm sàn.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,76 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,68 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,4 triệu đơn vị); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (0,39 triệu đơn vị); REE của Cơ điện lạnh REE Corp. (0,39 triệu đơn vị).
HASTC-Index tăng nhẹ 0,59%
Sáng sủa hơn sàn HOSE một chút, sàn chứng khoán Hà Nội sáng nay đã quay đầu tăng điểm nhẹ nhờ vào sự tăng giá của khá nhiều cổ phiếu, bao gồm cả cổ phiếu lớn nhất sàn là ACB của Ngân hàng Á Châu.
Chỉ số HASTC-Index sáng 24/11 tăng 0,61 điểm (0,59%) lên 104,51.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội là 7,5 triệu đơn vị, trị giá 158,9 tỷ đồng (phiên trước là 6,8 triệu đơn vị và 173,4 tỷ đồng).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 161 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 83 mã tăng giá, 52 mã giảm giá, 20 mã đứng giá và 6 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay tăng 500 đồng (1,2%), lên 42.900 đồng/cp; cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc cũng tăng nhẹ 200 đồng lên 37.000 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 0,77 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (0,73 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,47 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,43 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,34 triệu).
- Hà Linh
,