VN-Index rớt điểm mạnh
Cập nhật lúc 11:23, Thứ Năm, 20/11/2008 (GMT+7)
- Ngược dòng bất thành trong phiên giao dịch trước, phiên sáng 20/11, cùng với sự hoảng loạn trên các thị trường chứng khoán thế giới, chỉ số VN-Index đã lao dốc phiên thứ tư liên tiếp.
Với việc chỉ số VN-Index rớt không phanh và sắp chạm mức thấp nhất trong nhiều năm qua là 322,8 điểm, một số các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tăng đẩy mạnh mua vào nhưng chỉ làm khối lượng giao dịch thành công tăng lên đôi chút.
“Thị trường đao lao dốc và sắp thử mốc tâm lý 300 điểm, nhưng trước hết sẽ là thử đáy 322,8 điểm vừa được lập ngày 28/10 vừa qua”, anh Nguyễn Hoàng, một nhà đầu tư thường xuyên có mặt tại sàn chứng khoán SeABank nói.
“Nhiều nhà đầu tư đang tính toán nhập hàng ở hai mốc này. Tuy nhiên, với tình hình bi đát hiện nay của nền kinh tế thế giới xem ra mua cổ phiếu vào lúc này cũng có thể vẫn bị lỗ nặng”.
“Điều quan trọng nhất hiện tại là các nhà đầu tổ chức các nhà đầu tư lớn trong nước vẫn ngày ngày đăng ký bán ra cổ phiếu. Các nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng trong khoảng 3 tháng qua, trong khi chưa có dấu hiệu mua vào”, anh Hoàng nói.
Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư hiện chọn giải pháp bán ra do lo ngại lượng cung hàng hoá rất lớn (khoảng 50 doanh nghiệp mới lên sàn) và việc áp thuế sẽ khiến cổ phiếu sẽ chịu thêm áp lực giảm giá.
Trở lại diễn biến giao dịch, sáng 20/11, đa số các cổ phiếu trong đó bao gồm toàn bộ các cổ phiếu blue-chips đã giảm giá mạnh ngay từ đầu và kéo dài cho tới cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tụt giảm 11,15 điểm (3,31%) xuống 325,74 điểm.
Trong tổng số 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 17 mã tăng giá, 141 mã giảm giá và 12 mã đứng giá.
Phiên này, khối lượng giao dịch khổng lồ của cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank (STB đăng ký mua lại 25 triệu cổ phiếu từ 18/11) và quyết định bắt đáy mua vào của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giúp giao dịch sôi động hơn.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công tăng lên 14,4 triệu đơn vị, trị giá 351,7 tỷ đồng (so với 9,1 triệu đơn vị và 236,75 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất sàn HOSE ngoại trừ VIC của Vincom đứng giá ở mức 79.000 đồng/cp, còn lại đều giảm mạnh. Cổ phiếu VNM của Vinamilk và FPT cùng giảm 2.500 đồng, xuống tương ứng 82.500 đồng/cp và 52.500 đồng/cp; DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.700 đồng, xuống 37.300 đồng/cp; cổ phiếu STB của Sacombank giảm 1.100 đồng, xuống 21.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sáng nay bao gồm SZL của CTCP Sonadezi Long Thành (tăng 2.500 đồng, lên 59.500 đồng/cp); TMS của Trasimex Saigon (tăng 1.300 đồng, lên 35.500 đồng/cp), COM của Comeco và GMC của GMC của May Sài Gòn cùng tăng 700 đồng.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (3,6 triệu đơn vị); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (0,81 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,7 triệu); SAM của Sacom (0,64 triệu); FPT của Tập đoàn FPT (0,48 triệu).
Sàn Hà Nội: PTC huỷ niêm yết
Trên sàn Hà Nội, đa số cổ phiếu tiếp tục giảm giá.
Chỉ số HASTC-Index sáng 20/11 giảm 4,41 điểm (3,98%), xuống 106,49 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội tăng nhẹ lên 7,5 triệu đơn vị, trị giá 198,8 tỷ đồng (so với 6,4 triệu đơn vị và 179,2 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 158 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội (cổ phiếu PTC của TCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện huỷ niêm yết 10 triệu cổ phần hôm nay 20/11 để chuyển lên sàn TP.HCM), có 12 mã tăng giá, 133 mã giảm giá, 4 mã đứng giá và 9 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á châu giảm 2.100 đồng (4,7%), xuống 42.900 đồng/cp; KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm 300 đồng, xuống 39.300 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,21 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (1,12 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,4 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,4 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,33 triệu).
Với việc chỉ số VN-Index rớt không phanh và sắp chạm mức thấp nhất trong nhiều năm qua là 322,8 điểm, một số các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tăng đẩy mạnh mua vào nhưng chỉ làm khối lượng giao dịch thành công tăng lên đôi chút.
“Thị trường đao lao dốc và sắp thử mốc tâm lý 300 điểm, nhưng trước hết sẽ là thử đáy 322,8 điểm vừa được lập ngày 28/10 vừa qua”, anh Nguyễn Hoàng, một nhà đầu tư thường xuyên có mặt tại sàn chứng khoán SeABank nói.
“Nhiều nhà đầu tư đang tính toán nhập hàng ở hai mốc này. Tuy nhiên, với tình hình bi đát hiện nay của nền kinh tế thế giới xem ra mua cổ phiếu vào lúc này cũng có thể vẫn bị lỗ nặng”.
“Điều quan trọng nhất hiện tại là các nhà đầu tổ chức các nhà đầu tư lớn trong nước vẫn ngày ngày đăng ký bán ra cổ phiếu. Các nhà đầu tư ngoại vẫn bán ròng trong khoảng 3 tháng qua, trong khi chưa có dấu hiệu mua vào”, anh Hoàng nói.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, chỉ số VN-Index giảm 11,15 điểm (3,31%) xuống 325,74 điểm. (Ảnh: LAD) |
Bên cạnh đó, rất nhiều nhà đầu tư hiện chọn giải pháp bán ra do lo ngại lượng cung hàng hoá rất lớn (khoảng 50 doanh nghiệp mới lên sàn) và việc áp thuế sẽ khiến cổ phiếu sẽ chịu thêm áp lực giảm giá.
Trở lại diễn biến giao dịch, sáng 20/11, đa số các cổ phiếu trong đó bao gồm toàn bộ các cổ phiếu blue-chips đã giảm giá mạnh ngay từ đầu và kéo dài cho tới cuối phiên.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 20/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tụt giảm 11,15 điểm (3,31%) xuống 325,74 điểm.
Trong tổng số 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 17 mã tăng giá, 141 mã giảm giá và 12 mã đứng giá.
Phiên này, khối lượng giao dịch khổng lồ của cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank (STB đăng ký mua lại 25 triệu cổ phiếu từ 18/11) và quyết định bắt đáy mua vào của nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã giúp giao dịch sôi động hơn.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công tăng lên 14,4 triệu đơn vị, trị giá 351,7 tỷ đồng (so với 9,1 triệu đơn vị và 236,75 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất sàn HOSE ngoại trừ VIC của Vincom đứng giá ở mức 79.000 đồng/cp, còn lại đều giảm mạnh. Cổ phiếu VNM của Vinamilk và FPT cùng giảm 2.500 đồng, xuống tương ứng 82.500 đồng/cp và 52.500 đồng/cp; DPM của Đạm Phú Mỹ giảm 1.700 đồng, xuống 37.300 đồng/cp; cổ phiếu STB của Sacombank giảm 1.100 đồng, xuống 21.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sáng nay bao gồm SZL của CTCP Sonadezi Long Thành (tăng 2.500 đồng, lên 59.500 đồng/cp); TMS của Trasimex Saigon (tăng 1.300 đồng, lên 35.500 đồng/cp), COM của Comeco và GMC của GMC của May Sài Gòn cùng tăng 700 đồng.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (3,6 triệu đơn vị); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (0,81 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,7 triệu); SAM của Sacom (0,64 triệu); FPT của Tập đoàn FPT (0,48 triệu).
Sàn Hà Nội: PTC huỷ niêm yết
Trên sàn Hà Nội, đa số cổ phiếu tiếp tục giảm giá.
Chỉ số HASTC-Index sáng 20/11 giảm 4,41 điểm (3,98%), xuống 106,49 điểm.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội tăng nhẹ lên 7,5 triệu đơn vị, trị giá 198,8 tỷ đồng (so với 6,4 triệu đơn vị và 179,2 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 158 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội (cổ phiếu PTC của TCP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện huỷ niêm yết 10 triệu cổ phần hôm nay 20/11 để chuyển lên sàn TP.HCM), có 12 mã tăng giá, 133 mã giảm giá, 4 mã đứng giá và 9 mã không có giao dịch.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á châu giảm 2.100 đồng (4,7%), xuống 42.900 đồng/cp; KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm 300 đồng, xuống 39.300 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,21 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (1,12 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,4 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,4 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,33 triệu).
- Hà Linh
,