221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1130363
Lãi suất cơ bản giảm xuống 11%
1
Article
null
Lãi suất cơ bản giảm xuống 11%
,

 - Ngày 20/11, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành quyết định số 2809/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo đó, lãi suất cơ bản giảm từ 12%/năm xuống 11%/năm. Như vậy,  lãi suất cho vay tối đa của các tổ chức tín dụng (TCTD)  giảm từ 18%/năm xuống 16,5%/năm.

Đây là lần thứ ba liên tiếp trong vòng 1 tháng qua lãi suất cơ bản được cắt giảm mỗi lần 1%, từ 14% xuống còn 11%.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng ký quyết định số 2810/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng.

Cụ thể,  lãi suất tái cấp vốn giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 11%/năm xuống 10%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng giảm từ 13%/năm xuống 12%/năm.

Lãi suất cho vay tối đa chỉ còn 16,5%. (Ảnh: H. Ly)

Đáng chú ý, cùng ngày, Thống đốc đã có quyết định số  2811/QĐ-NHNN  về điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam. Theo đó, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam thêm 2%.

Cụ thể, đối với các NHTM nhà nước (không bao gồm Ngân hàng NNo&PTNT), NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính giảm từ 10% xuống 8% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 4% xuống 2% đối với loại tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Đối với Ngân hàng NNo&PTNT, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam giảm từ 7% xuống 5% đối với loại tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng, giảm từ 3% xuống 1% đối với loại tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.

Sau khi có các quyết định này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng, điều chỉnh lãi suất kinh doanh bằng đồng Việt Nam, phù hợp với các quy định mới.

Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và nông thôn, nhất là các hộ nông dân sản xuất lúa vụ mùa Đông xuân, xuất khẩu, nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh và kể cả các dự án đầu tư bất động sản khả thi, có hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Theo Ngân hàng Nhà nước, mục đích của việc thực hiện các giải pháp nêu trên là nhằm tạo điều kiện cho các TCTD đảm bảo khả năng huy động vốn và thanh toán, hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả, giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và hộ sản xuất tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng, thúc đẩy đầu tư, sản xuất, kinh doanh phát triển.

Phản ứng đầu tiên: BIDV công bố giảm lãi suất

Nhận thấy những tín hiệu từ chính sách tiền tệ, các ngân hàng đã bắt đầu có những điều chỉnh. Sớm nhất, từ ngày 20/11/2008, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển (BIDV) sẽ  tiếp  tục hạ lãi suất cho vay bằng nội tệ. Đây là đợt điều chỉnh lần thứ 8 liên tiếp của BIDV trong vòng 4 tháng trở lại đây, lần giảm gần đây nhất được BIDV áp dụng vào ngày 17/11/2008.
Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 14%/năm áp dụng đồng loạt đối với tất cả các khách hàng. Lãi suất cho vay trung dài hạn tối đa là 14,8%/năm.

Đặc biệt, mức lãi suất ngắn hạn tối đa 13%/năm “chạm” lãi suất tái cấp vốn của NHNH (13%) và sát với mức lãi suất cơ bản hiện hành là 12%,  được áp dụng đối với các khách hàng sản xuất kinh doanh các mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định, trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm thiết yếu cho nền kinh tế như: năng lượng, xăng dầu, sắt thép, xi măng, phân bón, thuốc chữa bệnh…; Khách hàng là các DNNVV; Các khoản vay tài trợ xuất khẩu; Các khoản vay thu mua lúa gạo phục vụ xuất khẩu.

 


  •  Phước Hà
     
    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,