Chứng khoán 'ngược dòng' bất thành
Cập nhật lúc 12:19, Thứ Tư, 19/11/2008 (GMT+7)
- Khá nhiều cổ phiếu blue-chips đã bất ngờ tăng giá vào đầu phiên giao dịch 19/11 nhưng đa số đã lùi bước ngay trong đợt 2 (sau 9h). Không khí giao dịch tiếp tục trùng xuống phiên thứ 3 liên tiếp.
Mở đầu phiên giao dịch giữa tuần, thông tin chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch liền trước ngày 18/11 với chỉ số quan trọng nhất của nước này là Dow Jones bật dậy khi chạm ngưỡng kháng cự 8.000 điểm đã tạo niềm tin cho khá nhiều nhà đầu tư trong nước về sự hồi phục của chỉ số VN-Index.
Tuy nhiên, cho dù đã được cải thiện nhưng sức cầu cổ phiếu cũng chỉ đủ giúp chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhẹ 0,61% trong đợt 1. Chỉ số này đã ngay lập tức quay đầu giảm trở lại trong đợt 2 và đóng cửa phiên giao dịch (đóng cửa đợt 3) mất 1,12%.
“Sức cầu nhìn chung vẫn quá yếu”, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Kim Long sáng nay cho biết.
“Quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng trong quý IV và những tháng đầu năm 2009 vẫn bao trùm thị trường, đặc biệt các nhà đầu tư tổ chức và khối nhà đầu tư ngoại”, anh Long, một nhà đầu tư nhận xét.
Rất nhiều nhà đầu tư khác cũng có chung nhận định bởi trong suốt vài tháng qua những thông tin mà họ nhận được về nền kinh tế thế giới đa số mang tính tiêu cực, và được diễn tả bởi những cụm từ như là: mất tính thanh khoản, thu lỗ, sụp đổ, sa thải, phá sản, suy thoái…
Tất cả những thông tin này được phản ánh trên thị trường chứng khoán thế giới.
Hôm qua (18/11), thị trường chứng khoán châu Á đã rớt giá khoảng 5% do lo ngại về đợt suy thoái toàn cầu khá trầm trọng. Sự trầm trọng đã gia tăng mạnh mẽ khi tập đoàn tài chính hàng đầu của thế giới là Citigroup sa thải một lượng nhân viên lớn nhất trong lịch sử hoạt động của mình với 52.000 người. Thông tin này đã đập tan hy vọng hệ thống tài chính thế giới sẽ hồi phục trong năm 2009.
Một số chuyên gia cho biết, cho dù có một số dấu hiệu thị trường tín dụng ngắn hạn đã được cải thiện tương đối nhưng một thực tế không thể chối bỏ là các ngân hàng đang phải nỗ lực để kiếm chế những khoản thua lỗ đang leo thang do hàng đống nợ xấu.
Chỉ số chứng khoán đại diện chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật) MSCI Asia-Pacific hôm qua đã giảm 4,9%, nâng tổng số điểm mất kể từ đầu năm tới nay lên 60%. Sáng nay (19/11), chứng khoán châu Á vẫn tiếp tục giảm, với các chỉ số Nhật mất khoảng 2%.
Theo Bloomberg, từ đầu năm tới nay thị trường chứng khoán thế giới đã mất tổng cộng khoảng 7.000 tỷ USD.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch sáng nay 19/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 3,8 điểm (tương đương giảm 1,12%) xuống 336,98 điểm.
Trong tổng số 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 54 mã tăng giá (7 tăng trần), 85 mã giảm giá (10 giảm sàn), 29 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch là SGH của Saigon Hotel và SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn.
Kỳ vọng việc Ngân hàng Sacombank mua lại 25 triệu cổ phiếu bắt đầu từ hôm 18/11 sẽ giúp thị trường sôi động trở lại tiếp tục gây thất vọng. Sức cầu cổ phiếu vẫn yếu ở hầu hết các mã và kéo dài trong suốt phiên.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 19/11 suy giảm và chỉ còn đạt 9,1 triệu đơn vị, trị giá 236,75 tỷ đồng (so với 10 triệu đơn vị và 251,4 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất sàn HOSE đã hỗ trợ thị trường khá tốt trong đợt 1, nhưng chung đều giảm giá, ngoại trừ VIC của Vincom tăng nhẹ 500 đồng lên 79.000 đồng/cp.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sáng nay bao gồm TMS của Trasimex Saigon (tăng 1.600 đồng), TRC của Cao su Tây Ninh (tăng 1.200 đồng), DHG của Dược Hậu Giang (tăng 1.000 đồng)...
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,96 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,43 triệu cp); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,4 triệu đơn vị); FPT của Tập đoàn FPT (0,34 triệu cp), REE của Cơ điện Lạnh (0,3 triệu cp).
Trên sàn Hà Nội, đa số cổ phiếu tiếp tục giảm giá.
Chỉ số HASTC-Index sáng 19/11 giảm 0,48 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 110,9 cho dù cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường là ACB của Ngân hàng Á Châu tiếp tục vươn lên mạnh mẽ.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội giảm xuống 6,4 triệu đơn vị, trị giá 179,2 tỷ đồng (so với 7,5 triệu đơn vị và 233,6 tỷ đồng phiên liền trước).
Mở đầu phiên giao dịch giữa tuần, thông tin chứng khoán Mỹ tăng điểm trở lại trong phiên giao dịch liền trước ngày 18/11 với chỉ số quan trọng nhất của nước này là Dow Jones bật dậy khi chạm ngưỡng kháng cự 8.000 điểm đã tạo niềm tin cho khá nhiều nhà đầu tư trong nước về sự hồi phục của chỉ số VN-Index.
Tuy nhiên, cho dù đã được cải thiện nhưng sức cầu cổ phiếu cũng chỉ đủ giúp chỉ số đại diện cho thị trường chứng khoán Việt Nam tăng nhẹ 0,61% trong đợt 1. Chỉ số này đã ngay lập tức quay đầu giảm trở lại trong đợt 2 và đóng cửa phiên giao dịch (đóng cửa đợt 3) mất 1,12%.
Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 19/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 3,8 điểm (tương đương giảm 1,12%) xuống 336,98 điểm. (Ảnh: LAD) |
“Sức cầu nhìn chung vẫn quá yếu”, một nhà đầu tư trên sàn chứng khoán Kim Long sáng nay cho biết.
“Quan ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn có thể sẽ bị ảnh hưởng nặng trong quý IV và những tháng đầu năm 2009 vẫn bao trùm thị trường, đặc biệt các nhà đầu tư tổ chức và khối nhà đầu tư ngoại”, anh Long, một nhà đầu tư nhận xét.
Rất nhiều nhà đầu tư khác cũng có chung nhận định bởi trong suốt vài tháng qua những thông tin mà họ nhận được về nền kinh tế thế giới đa số mang tính tiêu cực, và được diễn tả bởi những cụm từ như là: mất tính thanh khoản, thu lỗ, sụp đổ, sa thải, phá sản, suy thoái…
Tất cả những thông tin này được phản ánh trên thị trường chứng khoán thế giới.
Hôm qua (18/11), thị trường chứng khoán châu Á đã rớt giá khoảng 5% do lo ngại về đợt suy thoái toàn cầu khá trầm trọng. Sự trầm trọng đã gia tăng mạnh mẽ khi tập đoàn tài chính hàng đầu của thế giới là Citigroup sa thải một lượng nhân viên lớn nhất trong lịch sử hoạt động của mình với 52.000 người. Thông tin này đã đập tan hy vọng hệ thống tài chính thế giới sẽ hồi phục trong năm 2009.
Một số chuyên gia cho biết, cho dù có một số dấu hiệu thị trường tín dụng ngắn hạn đã được cải thiện tương đối nhưng một thực tế không thể chối bỏ là các ngân hàng đang phải nỗ lực để kiếm chế những khoản thua lỗ đang leo thang do hàng đống nợ xấu.
Chỉ số chứng khoán đại diện chứng khoán châu Á - Thái Bình Dương (trừ Nhật) MSCI Asia-Pacific hôm qua đã giảm 4,9%, nâng tổng số điểm mất kể từ đầu năm tới nay lên 60%. Sáng nay (19/11), chứng khoán châu Á vẫn tiếp tục giảm, với các chỉ số Nhật mất khoảng 2%.
Theo Bloomberg, từ đầu năm tới nay thị trường chứng khoán thế giới đã mất tổng cộng khoảng 7.000 tỷ USD.
Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch sáng nay 19/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 3,8 điểm (tương đương giảm 1,12%) xuống 336,98 điểm.
Trong tổng số 166 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 54 mã tăng giá (7 tăng trần), 85 mã giảm giá (10 giảm sàn), 29 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch là SGH của Saigon Hotel và SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn.
Kỳ vọng việc Ngân hàng Sacombank mua lại 25 triệu cổ phiếu bắt đầu từ hôm 18/11 sẽ giúp thị trường sôi động trở lại tiếp tục gây thất vọng. Sức cầu cổ phiếu vẫn yếu ở hầu hết các mã và kéo dài trong suốt phiên.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 19/11 suy giảm và chỉ còn đạt 9,1 triệu đơn vị, trị giá 236,75 tỷ đồng (so với 10 triệu đơn vị và 251,4 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Nhóm 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất sàn HOSE đã hỗ trợ thị trường khá tốt trong đợt 1, nhưng chung đều giảm giá, ngoại trừ VIC của Vincom tăng nhẹ 500 đồng lên 79.000 đồng/cp.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất sáng nay bao gồm TMS của Trasimex Saigon (tăng 1.600 đồng), TRC của Cao su Tây Ninh (tăng 1.200 đồng), DHG của Dược Hậu Giang (tăng 1.000 đồng)...
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,96 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,43 triệu cp); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,4 triệu đơn vị); FPT của Tập đoàn FPT (0,34 triệu cp), REE của Cơ điện Lạnh (0,3 triệu cp).
Trên sàn Hà Nội, đa số cổ phiếu tiếp tục giảm giá.
Chỉ số HASTC-Index sáng 19/11 giảm 0,48 điểm (tương đương giảm 0,43%) xuống 110,9 cho dù cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường là ACB của Ngân hàng Á Châu tiếp tục vươn lên mạnh mẽ.
Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội giảm xuống 6,4 triệu đơn vị, trị giá 179,2 tỷ đồng (so với 7,5 triệu đơn vị và 233,6 tỷ đồng phiên liền trước).
- Hà Linh
,