221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1129567
Cổ phiếu vẫn ào ào giảm giá
1
Article
null
Cổ phiếu vẫn ào ào giảm giá
,
- Không có bất ngờ nào xảy ra, sáng 18/11 đa số cổ phiếu niêm yết trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội tiếp tục giảm giá khá mạnh phiên thứ hai liên tiếp.

Thị trường ảm đạm với khối lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 70% so với trung bình tuần trước.

Một số nhà đầu tư trên sàn cho biết, sức cầu cổ phiếu vào thời điểm này rất yếu cho dù chỉ số VN-Index đã xuống dưới 350 điểm bởi hầu hết các nhà đầu tư không dám đẩy mạnh mua vào khi mà nền kinh tế thế giới đang ngày càng suy thoái mạnh hơn và có thể ảnh hưởng tới Việt Nam.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 18/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 4,36 điểm (tương đương giảm 1,26%) xuống 340,69 điểm.(Ảnh: PH)

Hiện tại, cuộc suy thoái kinh tế đã lan sang châu Á với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Nhật giảm 0,4% trong quý III.


“Suy thoái kinh tế thế giới có thể sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tới Việt Nam. Có thể dễ dàng nhìn thấy là xuất khẩu đang xu hướng giảm mạnh và có thể còn giảm tiếp; đầu tư gián tiếp, trực tiếp, ODA và cả kiều hối dường như không thể tránh khỏi sự suy giảm”, anh Thành, một nhà đầu tư thường xuyên có mặt tại SeAbank nói.

Sự lo lắng của các nhà đầu tư còn tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Cho dù khá nhiều nguyên nhiên liệu đầu vào đã giảm giá, trong đó có lãi suất ngân hàng nhưng vấn đề cốt lõi là doanh nghiệp có thể vẫn phải giảm sản xuất do tiêu thụ trong và ngoài nước đều khó khăn.

Trên thế giới, rất nhiều tập đoàn lừng lẫy đã buộc phải cắt giảm dự báo về tăng trưởng, hạn chế sản xuất, sa thải nhân viên… Đây là viễn cảnh mà nhiều nhà đầu tư hình dung đối với các doanh nghiệp trong nước.

Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 18/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 4,36 điểm (tương đương giảm 1,26%) xuống 340,69 điểm.

Trong tổng số 165 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 43 mã tăng giá, 101 mã giảm giá, 24 mã đứng giá và một mã không có giao dịch là SGH của Saigon Hotel.

Kỳ vọng việc Ngân hàng Sacombank mua lại 25 triệu cổ phiếu bắt đầu từ hôm nay 18/11 sẽ giúp thị trường sôi động trở lại đã không thành hiện thực. Sức cầu cổ phiếu vẫn yếu ở hầu hết các mã và kéo dài trong suốt phiên.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 18/11 đạt 10 triệu đơn vị, trị giá 251,4 tỷ đồng (so với 8,9 triệu đơn vị và 224,6 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Trong số 10 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất sàn HOSE, sáng nay chỉ có VNM của Vinamilk và VIC của Vincom cùng tăng nhẹ 500 đồng và PPC của Nhiệt điện Phả Lại tăng 400, còn lại đều giảm giá, trong đó PVD của PV Drilling giảm mạnh nhất với 2.000 đồng, tiếp theo là FPT giảm 1.500 đồng.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,15 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (0,92 triệu đơn vị). Cổ phiếu TCM của Dệt may Thành Công bất ngờ vươn lên vị trí thứ 3 với 0,66 triệu đơn vị. SAM của Sacom đứng vị trí thứ 4 với 0,34 triệu đơn vị.

Trên sàn Hà Nội, cho dù đa số cổ phiếu giảm giá nhưng chỉ số HASTC-Index sáng 18/11 chung cuộc tăng 1,03 điểm (tương đương tăng 0,93%) lên 111,38 điểm nhờ sự tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu có mức vốn hoá lớn nhất thị trường là ACB của Ngân hàng Á Châu.

Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội tăng lên 7,5 triệu đơn vị, trị giá 233,6 tỷ đồng (so với 4,7 triệu đơn vị và 130,8 tỷ đồng phiên liền trước).
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,