221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1129119
TTCK tuần này: "ngấm đòn" cổ phiếu mới niêm yết
1
Article
null
TTCK tuần này: 'ngấm đòn' cổ phiếu mới niêm yết
,

 - Tuần này là thời điểm Sacombank mua lại 25 triệu cổ phiếu quỹ (khoảng thời gian mua là một tháng). Trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất cho vay, đồng nghĩa với chi phí vốn của các doanh nghiệp sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn đi vay, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, dân cư đẩy mạnh tiêu dùng hơn...

 

Không những vậy, giá xăng dầu cũng giảm dần, làm giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư lớn tiếp tục đăng đàn cổ vũ thị trường, nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục đầu tư tại thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.


Vẫn giảm

Tuần qua TTCK Việt Nam có 2 phiên đầu tuần tăng nhẹ, sau đó quay đầu giảm mạnh vào 2 phiên giữa tuần (cùng với đà giảm của chứng khoán thế giới) và kết thúc với 2 phiên cuối tuần tăng điểm trở lại. Vn-Index kết thúc tuần ở mức 352,07 điểm, thấp hơn cuối tuần trước nữa 13,9 điểm, tương đương gần 3,8%.

 

KLGD trung bình mỗi phiên chỉ đạt 13,6 triệu chứng khoán, GTGD bình quân đạt 377 tỷ đồng. Như vậy, so với tuần trước, tính thanh khoản của thị trường giảm đáng kể, khối lượng giảm 30% và giá trị giao dịch tương ứng giảm 33,6%. Khối ngoại tiếp tục bán ròng, mua 4,5 triệu trong khi bán 15,72 triệu chứng khoán. 

Chỉ số VN Index tuần qua
 

Ngày

VN Index

Thay đổi

Thay đổi

(%)

KLGD (triệu đơn vị)

GTGD(triệu đồng)

10/11

366.00

0.03

0.01%

15.16

432,846

11/11

351.71

-14.29

-3.90%

14.27

381,786

12 /11

342.33

-9.38

-2.67%

11.82

320,916

13 /11

346.24

3.91

1.14%

13.35

367,946

14/11

352.07

5.83

1.68%

13.39

380,300

Tổng

-3.80%

68.00

1,883,794

TB

13.60

376,759


 

Tuần qua, tâm lý lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn bao trùm, bất chấp kế hoạch thúc đẩy kinh tế của Trung Quốc trị giá 586 tỉ USD công bố hôm 10/11. Thị trường châu Á và châu Âu phản ứng tích cực phiên kế tiếp (11/11). Tuy nhiên, với việc thay đổi kế hoạch giải ngân gói 700 tỉ USD của Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ với sự hoài nghi về thành công của kế hoạch này đã đẩy TTCK Mỹ giảm mạnh trên 4% hôm 12/11. Thị trường Mỹ có khởi sắc lại hôm 13/11 nhưng đến phiên cuối tuần (14/11), thị trường lại chìm trong sắc đỏ khi cuối phiên hàng loạt tin xấu được tung ra.

 

Các chỉ số chứng khoán Mỹ trong tuần qua

Index

Bắt đầu tuần

Kết thúc tuần

Thay đổi

% thay đổi

DJIA

8943.81

8497.31

-446.50

-5.0

Nasdaq

1647.40

1516.85

-130.55

-7.9

S&P 500

930.99

873.29

-57.70

-6.2

Russell 2000

505.79

456.52

-49.27

-9.7

 

Tuần vừa qua thị trường xôn xao thực tế các công ty niêm yết đồng loạt tạm ứng cổ tức để tránh thuế thu nhập (bắt đầu từ 1/1/2009). Đây là con dao hai lưỡi, một mặt đem lại lợi ích nhất thời cho cổ đông, đặc biệt là tránh được thuế thu nhập sắp tới, mặt khác doanh nghiệp có thể gặp khó khăn do thiếu vốn lưu động vì tiền mặt phải trả cổ tức. Cổ đông tương lai và cồ đông đầu tư dài hạn sẽ là người “lãnh đủ”. 

Thực tế này là một ví dụ sự ảnh hưởng của chính sách vĩ mô làm sai lệch tính hiệu quả của thị trường.  Trả cổ tức giờ là để “chạy thuế”. Việc trả cổ tức lại càng “hot” trong giai đoạn khó khăn kinh tế, các doanh nghiệp đều thiếu vốn kinh doanh như hiện nay. Nó cho thấy nhiều khi các quyết định của lãnh đạo doanh nghiệp vì mục tiêu ngắn hạn, hoặc lợi ích của nhóm cổ đông lớn, thay vì mục tích tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông. 

 

Tuần này: "thấm đòn" cổ phiếu mới niêm yết!

 

Ảnh hưởng của các đợt cung cổ phiếu mới vào thị trường (ví dụ PVF gần đây) sẽ bắt đầu ngấm. Một lượng không nhỏ cổ đông của các cổ phiếu mới này sẽ bán cổ phiếu và rút tiền sử dụng vào mục đích riêng. Sự sụt giá của PVF (từ giá đấu thầu bình quân đợt phát hành thêm cổ phiếu gần đây nhất là trên 70.000 đồng /cổ phiếu, giờ PVF giao dịch trên dưới 20.000/cổ phiếu) cho thấy sự mất mát không nhỏ của các nhà đầu tư vốn trót mua và giữ cổ phiếu PVFC.

 

Thị trường thế giới sau những đợt đổ vỡ của các ngân hàng, thể chế tài chính lớn (tưởng chừng như không thể đổ vỡ) đã và đang tiếp tục trong nguy cơ suy thoái. Lòng tin của thị trường, theo như phản ánh của báo giới nước ngoài, còn lâu mới ổn định như trước khi có khủng hoảng. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng con đường phục hồi còn rất xa vời.

 

Lướt qua các diễn đàn trao đổi phổ biến của dân chứng khoán tại Việt Nam, có thể dễ nhận thấy các nhà đầu tư nhỏ lẻ hiện đang cố gắng tìm kiếm những tin tốt có thể, đăng đàn để cổ vũ nhau, khích lệ một thị trường lên.

 

Nào là “giá xăng đã giảm”, “Chính phủ giảm thuế thu nhập 50% cho một số doanh nghiệp”. Họ đang cố gắng tìm một cơ sở để đặt niềm tin, để chứng minh quyết định mua hoặc giữ cổ phiếu của mình là đúng đắn và sẽ được đền đáp. Chúng ta quả thật thiếu các kênh thông tin chính thống như Bloomberg hay CNN, các thể chế nhận định đánh giá như Standard&Poor, để nhà đầu tư có thể tin tưởng tìm kiếm thông tin, không phải đầu tư theo tin đồn hay đám đông. Thị trường Việt Nam còn quá nhiều việc phải làm.

 

 

Các nhà đầu tư đành phải tự mình nghiên cứu các thông tin ít ỏi về các công ty. Đến thời điểm này, đa số các công ty niêm yết đã công bố báo cáo tài chính quý III và lũy kế 9 tháng đầu năm. Các con số đưa ra của nhiều doanh nghiệp là khả quan, nhưng đằng sau đó, vẫn có nhiều băn khoăn cho người đọc.

 

Tất cả các báo cáo đều quá cô đọng, chỉ là các con số chưa được kiểm toán, nhà đầu tư không thể biết các con số có bị xào nấu hay không, những khoản lỗ như hàng tồn kho giảm giá, hay đầu tư tài chính lỗ đã được phản ánh hay chưa. Nhà đầu tư đúng là như trong mê hồn trận của thông tin mù mịt và thiếu minh bạch. Chế tài của các cơ quản quản lý chưa đủ mạnh để bắt buộc các công ty đưa ra thông tin chính xác, nhất là trong giai đoạn kinh doanh khó khăn như hiện nay.

 

Thị trường Mỹ phiên cuối tuần đêm thứ 6 giờ Việt Nam chốt phiên giảm mạnh (DJ mất 3.82%, NASDAQ mất 5%). Tin này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới TTCK Việt Nam phiên thứ hai đầu tuần. Cộng với các thông tin không mấy khả quan từ báo giới, từ tin đồn, về tình hình khó khăn của các doanh nghiệp trong quý IV, sẽ tác động không nhỏ tới tâm lý của nhà đầu tư. Điều này phần nào phản ánh trong các phiên cuối tuần trước, khi tính thanh khoản của thị trường giảm, dù thị trường lên điểm. Nhiều nhà đầu tư đang rất e ngại đặt lệnh mua vào cổ phiếu trên thị trường.

 

Dù vậy, vẫn có những tin tốt mà thị trường có thể phản ứng tích cực. Hai phiên cuối tuần trước, thị trường có diễn biến khá tích cực, đảo chiều tăng. Tuần sau là thời điểm Sacombank mua lại 25 triệu cổ phiếu quỹ. Trên thị trường tín dụng, các ngân hàng thương mại bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất cho vay, đồng nghĩa với chi phí vốn của các doanh nghiệp sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ mạnh dạn hơn đi vay, đẩy mạnh đầu tư sản xuất, dân cư đẩy mạnh tiêu dùng hơn.

 

Không những vậy, giá xăng dầu cũng giảm dần, làm giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp. Nhiều nhà đầu tư lớn tiếp tục đăng đàn cổ vũ thị trường, nhấn mạnh quyết tâm tiếp tục đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Với những tin tích cực như vậy, có lẽ, thị trường hy vọng có những phiên giao dịch tích cực hơn trong tuần mới.

  • Trần Long
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,