VN-Index tăng điểm ấn tượng
Cập nhật lúc 11:34, Thứ Năm, 13/11/2008 (GMT+7)
- Đón nhận rất nhiều thông tin xấu từ thế giới nhưng với sức cầu có xu hướng tăng lên trong khi áp lực bán giảm rất mạnh đã khiến nhiều cổ phiếu bật trở lại. VN-Index chốt phiên giao dịch ngày 13/11 đảo chiều tăng nhẹ.
“Thị trường đã có một phiên đảo chiều ấn tượng, vượt dự đoán của nhiều người”, anh Huy Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại SeABank sáng nay nói.
“Tưởng chừng cả bảng điện tử sẽ nhuốm màu đỏ (giảm giá) và xanh lam (giảm sàn) trong phiên giao dịch sáng nay nhưng thực tế đã không phải như vậy. Các cổ phiếu giảm mạnh trước đó đã quay đầu tăng giá. Trong khi đó, hai cổ phiếu lớn là STB của Sacombank và VNM của Vinamilk tăng điểm khá ấn tượng đã kéo thị trường đi lên”.
Đầu giờ sáng nay, cũng giống như anh Hoàng, khá nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tỏ ra lo lắng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp và có thể sẽ tiến gần hơn tới đáy 322 điểm vừa được xác lập gần đây do trên thế giới các thị trường chứng khoán đã đồng loạt tụt giảm kinh hoàng với hầu hết khoảng 5% sau khi đón nhận hàng loạt tin xấu.
Thế giới đã thực sự lo ngại về cơn bão tín dụng có thể sẽ mạnh trở lại, suy thoái và đình trệ kinh tế sẽ mạnh lên sau khi các nước công bố hàng loạt các chỉ số tiêu cực như giá trị sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tụt giảm; tiêu dùng ở Mỹ "tuột dốc"; các quỹ đầu tư và các tập đoàn tài chính liên tiếp công bố thua lỗ, liên tiếp hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận; giá dầu xuống mức thấp nhất 21 tháng qua, vàng hướng tới 700 USD/ounce…
Mặc dù vậy, với sự giảm giá khá mạnh trong vài phiên qua, Sàn chứng khoán TP.HCM đã chứng kiến một phiên điều chỉnh nhờ vào một sức cầu khá mạnh. Hiện tượng gom hàng giá thấp đã bắt đầu xuất hiện từ giữa phiên giao dịch phiên liền trước và đã tiếp tục mạnh lên hôm nay.
Tuy nhiên, khá nhiều nhà đầu tư thận trọng cho rằng nhiều khả năng thị trường chỉ có thể điều chỉnh tăng trong ngắn hạn cho dù VN-Index vẫn đang nằm trong vùng đáy 322,8 điểm tới 366,02 điểm bởi sự yếu kém của nền kinh tế thế giới được cho là còn kéo dài và sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Sàn HOSE: VN-Index tăng 1,14% lên 346,24 điểm
Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 3,91 điểm (tương đương tăng 1,14%) lên 346,24 điểm.
Trong tổng số 165 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm cổ phiếu KSH của Tổng Công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam lên sàn sáng 13/11 với 11,69 triệu cổ phần), có 86 mã tăng giá (có 18 mã tăng kịch trần), 40 mã giảm giá (trong đó có 10 giảm kịch sàn), 42 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là Bê tông Châu Thới (BT6).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 13/11 tăng lên 13,3 triệu đơn vị, trị giá 367,7 tỷ đồng (so với 11,8 triệu đơn vị và 320,6 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Sáng nay, các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (tăng trần 5.000 đồng lên 111.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk (tăng trần 4.000 đồng lên 86.500 đồng/cp); BMC của Khoáng sản Bình Định (tăng trần 3.500 đồng lên 75.000 đồng/cp); NHC của Gạch ngói Nhị Hiệp (tăng trần 2.000 đồng lên 42.200 đồng/cp); ST8 của CTCP Siêu Thanh (tăng trần 1.200 đồng lên 26.200 đồng/cp).
Một số cổ phiếu lớn tăng giá nhẹ bao gồm STB của Sacombank (tăng 200 đồng lên 23.100 đồng/cp); SJS của Sudico (tăng 2.000 đồng lên 71.000 đồng/cp); VPL của Vinpearl (tăng 2.000 đồng lên 97.000 đồng/cp); PVD của PV Drilling (tăng 1.000 đồng lên 72.000 đồng/cp); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (tăng 700 đồng lên 23.900 đồng/cp).
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DMC của Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (giảm sàn 2.500 đồng, xuống 54.500 đồng/cp); OPC của Dược Phẩm OPC (giảm sàn 2.000 đồng, xuống 38.400 đồng/cp); TAC của Dầu thực vật Tường An (giảm sàn 1.500 đồng, xuống 29.600 đồng/cp); KSH của Khoáng sản Hà Nam (giảm sàn 1.000 đồng, xuống 19.000 đồng/cp); HBC của Địa ốc Hoà Bình (giảm sàn 900 đồng xuống 18.800 đồng/cp).
Trong các cổ phiếu lớn, đáng kể chỉ có SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 500 đồng xuống 34.800 đồng/cp; FPT giảm 500 đồng xuống 57.500 đồng/cp; PVF của PetroVietnam Finance giảm 700 đồng xuống 19.900 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,83 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1,12 triệu đơn vị); FPT (0,87 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,76 triệu đơn vị); SAM của Sacom (0,46 triệu đơn vị).
“Thị trường đã có một phiên đảo chiều ấn tượng, vượt dự đoán của nhiều người”, anh Huy Hoàng, một nhà đầu tư có mặt tại SeABank sáng nay nói.
“Tưởng chừng cả bảng điện tử sẽ nhuốm màu đỏ (giảm giá) và xanh lam (giảm sàn) trong phiên giao dịch sáng nay nhưng thực tế đã không phải như vậy. Các cổ phiếu giảm mạnh trước đó đã quay đầu tăng giá. Trong khi đó, hai cổ phiếu lớn là STB của Sacombank và VNM của Vinamilk tăng điểm khá ấn tượng đã kéo thị trường đi lên”.
Đầu giờ sáng nay, cũng giống như anh Hoàng, khá nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã tỏ ra lo lắng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp và có thể sẽ tiến gần hơn tới đáy 322 điểm vừa được xác lập gần đây do trên thế giới các thị trường chứng khoán đã đồng loạt tụt giảm kinh hoàng với hầu hết khoảng 5% sau khi đón nhận hàng loạt tin xấu.
Thế giới đã thực sự lo ngại về cơn bão tín dụng có thể sẽ mạnh trở lại, suy thoái và đình trệ kinh tế sẽ mạnh lên sau khi các nước công bố hàng loạt các chỉ số tiêu cực như giá trị sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tụt giảm; tiêu dùng ở Mỹ "tuột dốc"; các quỹ đầu tư và các tập đoàn tài chính liên tiếp công bố thua lỗ, liên tiếp hạ dự báo doanh thu và lợi nhuận; giá dầu xuống mức thấp nhất 21 tháng qua, vàng hướng tới 700 USD/ounce…
Mặc dù vậy, với sự giảm giá khá mạnh trong vài phiên qua, Sàn chứng khoán TP.HCM đã chứng kiến một phiên điều chỉnh nhờ vào một sức cầu khá mạnh. Hiện tượng gom hàng giá thấp đã bắt đầu xuất hiện từ giữa phiên giao dịch phiên liền trước và đã tiếp tục mạnh lên hôm nay.
Tuy nhiên, khá nhiều nhà đầu tư thận trọng cho rằng nhiều khả năng thị trường chỉ có thể điều chỉnh tăng trong ngắn hạn cho dù VN-Index vẫn đang nằm trong vùng đáy 322,8 điểm tới 366,02 điểm bởi sự yếu kém của nền kinh tế thế giới được cho là còn kéo dài và sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam.
Đón nhận rất nhiều thông tin xấu từ thế giới nhưng sức cầu cổ phiếu có xu hướng tăng lên trong khi áp lực bán cổ phiếu giảm rất mạnh đã khiến nhiều cổ phiếu bật trở lại. (Ảnh: LAD) |
Sàn HOSE: VN-Index tăng 1,14% lên 346,24 điểm
Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 3,91 điểm (tương đương tăng 1,14%) lên 346,24 điểm.
Trong tổng số 165 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE (thêm cổ phiếu KSH của Tổng Công ty cổ phần khoáng sản Hà Nam lên sàn sáng 13/11 với 11,69 triệu cổ phần), có 86 mã tăng giá (có 18 mã tăng kịch trần), 40 mã giảm giá (trong đó có 10 giảm kịch sàn), 42 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là Bê tông Châu Thới (BT6).
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 13/11 tăng lên 13,3 triệu đơn vị, trị giá 367,7 tỷ đồng (so với 11,8 triệu đơn vị và 320,6 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Sáng nay, các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (tăng trần 5.000 đồng lên 111.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk (tăng trần 4.000 đồng lên 86.500 đồng/cp); BMC của Khoáng sản Bình Định (tăng trần 3.500 đồng lên 75.000 đồng/cp); NHC của Gạch ngói Nhị Hiệp (tăng trần 2.000 đồng lên 42.200 đồng/cp); ST8 của CTCP Siêu Thanh (tăng trần 1.200 đồng lên 26.200 đồng/cp).
Một số cổ phiếu lớn tăng giá nhẹ bao gồm STB của Sacombank (tăng 200 đồng lên 23.100 đồng/cp); SJS của Sudico (tăng 2.000 đồng lên 71.000 đồng/cp); VPL của Vinpearl (tăng 2.000 đồng lên 97.000 đồng/cp); PVD của PV Drilling (tăng 1.000 đồng lên 72.000 đồng/cp); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (tăng 700 đồng lên 23.900 đồng/cp).
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DMC của Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (giảm sàn 2.500 đồng, xuống 54.500 đồng/cp); OPC của Dược Phẩm OPC (giảm sàn 2.000 đồng, xuống 38.400 đồng/cp); TAC của Dầu thực vật Tường An (giảm sàn 1.500 đồng, xuống 29.600 đồng/cp); KSH của Khoáng sản Hà Nam (giảm sàn 1.000 đồng, xuống 19.000 đồng/cp); HBC của Địa ốc Hoà Bình (giảm sàn 900 đồng xuống 18.800 đồng/cp).
Trong các cổ phiếu lớn, đáng kể chỉ có SSI của Chứng khoán Sài Gòn giảm 500 đồng xuống 34.800 đồng/cp; FPT giảm 500 đồng xuống 57.500 đồng/cp; PVF của PetroVietnam Finance giảm 700 đồng xuống 19.900 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,83 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1,12 triệu đơn vị); FPT (0,87 triệu đơn vị); PVF của PetroVietnam Finance (0,76 triệu đơn vị); SAM của Sacom (0,46 triệu đơn vị).
Kết thúc phiên giao dịch sáng 13/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 3,91 điểm (tương đương tăng 1,14%) lên 346,24 điểm. |
Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 2,1%
Tiếp tục diễn biến trái chiều với sàn TP.HCM, sàn chứng khoán Hà Nội đã quay đầu giảm điểm sau khi tăng nhẹ trong phiên liền trước cho dù đa số cổ phiếu trên sàn tăng giá.
Chỉ số HASTC-Index sáng 13/11 đã giảm 2,37 điểm (tương đương giảm 2,1%) xuống 110,64 điểm. Tuy nhiên, mức mất điểm này đã nhẹ hơn rất nhiều so với diễn biến trong phiên khi mà chỉ số của sàn này có lúc mất tới 5%.
Khối lượng giao dịch thành công giảm xuống 7,5 triệu đơn vị, trị giá 206,9 tỷ đồng (so với 10,8 triệu đơn vị và 302,1 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 155 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 104 mã tăng giá, 34 mã giảm giá, 13 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch.
Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: DC4 của CTCP DIC (tăng trần 1.700 đồng lên 27.300 đồng); PSC của Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (tăng trần 1.300 đồng lên 20.500 đồng); THT của Than Hà Tu (tăng trần 1.100 đồng lên 17.400 đồng); SDJ của Sông Đà 25 (tăng trần 1.000 đồng lên 16.100 đồng); HEV của Sách Đại học và Dạy nghề (tăng trần 900 đồng lên 14.800 đồng).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VDL của Thực phẩm Lâm Đồng (tăng 1.900 đồng lên 32.100 đồng); KKC của CTCP Sản xuất và kinh doanh Kim khí (tăng 1.700 đồng lên 26.400 đồng); CTB của Bơm Hải Dương, CAP của Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái và SGD của Sách giáo dục TP.HCM cùng tăng 900 đồng lên tương ứng 13.400 đồng/cp, 13.000 đồng/cp và 12.400 đồng/cp.
Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á châu tăng 800 đồng (tương đương tăng 1,99%) lên 41.100 đồng/cp; trong khi đó KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm 1.400 đồng (3,1%) xuống 43.700 đồng/cp.
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,16 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (1 triệu đơn vị); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,62 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,5 triệu đơn vị); BVS của Chứng khoán Bảo Việt (0,36 triệu đơn vị).
- Hà Linh
,