221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1125883
Chứng khoán giảm đỏ hai sàn
1
Article
null
Chứng khoán giảm đỏ hai sàn
,
- Sau 7 phiên tăng liên tiếp với hơn 17,5%, chỉ số VN-Index của thị trường chứng khoán Việt Nam đã quay đầu giảm điểm. Sự điều chỉnh của VN-Index diễn ra trong bối cảnh nỗi lo suy thoái kinh tế thế giới bất ngờ mạnh lên dữ dội và đang nhấn chìm chứng khoán toàn cầu.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 7/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 13,54 điểm (tương đương giảm 3,57%) xuống 365,97 điểm.

Sàn HOSE: VN-Index giảm 3,57%


Kết thúc phiên giao dịch sáng 7/11, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 13,54 điểm (tương đương giảm 3,57%) xuống 365,97 điểm.

Trước đó, chỉ số này đã tăng 7 phiên liên tiếp với tổng số điểm có thêm là 56,71 điểm (tương đương 17,57%).

Sáng nay, trong tổng số 163 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 13 mã tăng giá (có 4 mã tăng kịch trần), 143 mã giảm giá (trong đó có 102 giảm kịch sàn), 8 mã đứng giá và 3 mã không có giao dịch.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 7/11 giảm xuống 17,3 triệu đơn vị, trị giá 543,8 tỷ đồng (so với 29,7 triệu đơn vị và 922,5 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tuyệt đối bao gồm: SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (tăng 3.000 đồng, lên 70.000 đồng/cp); BT6 của Bê tông 620 Châu Thới (tăng 1.500 đồng, lên 58.000 đồng/cp); HRC của CTCP Cao su Hoà Bình (tăng 1.100 đồng, lên 30.800 đồng/cp); FPC của Full Power (tăng 700 đồng, lên 20.300 đồng/cp).

Cổ phiếu FPT phiên này giảm mạnh nhất với 28.000 đồng xuống 61.000 đồng/cp do giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm hơn 47 triệu cổ phần (theo tỷ lệ 2:1).

Như vậy, nếu so với giá đã điều chỉnh thì sáng nay FPT tăng giá kịch trần.

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 6.000 đồng, xuống 114.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (giảm sàn 4.500 đồng, xuống 88.500 đồng/cp); VNM của Vinamilk, PVD của PV Drilling và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm 4.000 đồng, xuống tương ứng 88.000 đồng/cp, 80.000 đồng/cp và 81.000 đồng/cp.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (2,44 triệu đơn vị); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (1,9 triệu); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (1,1 triệu); FPT (1,1 triệu); SJS của Phát triển khu công nghiệp Sông Đà - Sudico (0,72 triệu).

Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm mạnh phiên thứ 2 liên tiếp

Tiếp tục đà giảm giá từ hôm qua, sáng 7/11, đa số các cổ phiếu trên sàn Hà Nội, bao gồm cả 2 cổ phiếu lớn là ACB của Ngân hàng Á Châu và KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tiếp tục giảm giá rất mạnh.

Chỉ số HASTC-Index sáng 7/11 giảm 5,76 điểm (tương đương giảm 4,72%) xuống 116,36 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công giảm xuống 2,4 triệu đơn vị, trị giá 334,1 tỷ đồng (so với 20,3 triệu đơn vị và 622 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 155 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 12 mã tăng giá, 136 mã giảm giá, 1 mã đứng giá và 6 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: CCM của Xi măng Cần Thơ (tăng trần 3.200 đồng, lên 52.200 đồng); DBC của Nông sản Bắc Ninh (tăng trần 1.400 đồng, lên 22.200 đồng); KKC của Sản xuất và kinh doanh Kim khí (tăng 1.300 đồng, lên 30.800 đồng); DC4 của CTCP DIC (tăng 900 đồng, lên 21.200 đồng).

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: TC6 của Than Cọc Sáu (giảm sàn 2.700 đồng, xuống 36.200 đồng); DAC của Gốm xây dựng Đông Anh (giảm sàn 2.500 đồng, xuống 33.300 đồng); SNG của Sông Đà 10.1 (giảm sàn 2.000 đồng, xuống 26.800 đồng); SDJ của Sông  Đà 25 (giảm sàn 1.200 đồng, xuống 16.000 đồng).

Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu giảm 3.000 đồng (6,557%), xuống 42.800 đồng/cp; KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc giảm 2.400 đồng (4,41%), xuống 52.000 đồng/cp.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 2,70 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (1,27 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,89 triệu đơn vị); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,7 triệu); VCG của Tổng Công ty Vinaconex (0,49 triệu).
 

 

Chứng khoán Mỹ chào đón Tổng thống mới trong nước mắt

 

Đa số cổ phiếu Mỹ đã bị bán tống bán tháo khiến các chỉ số như Dow Jones, S&P và Nasdaq giảm khoảng 5% trong phiên giao dịch ngày Thứ 4 (5/11) ngay khi có kết quả về chiến thắng vang đội của ứng cử viên tổng thống Obama.

Không chỉ dừng lại ở đó, trong phiên giao dịch hôm qua (6/11), chứng khoán Mỹ đã có thêm một phiên giảm điểm mạnh tương tự - một kịch bản hoàn toàn khác so hậu những cuộc bầu cử trước đây.

Trong phiên giao dịch 6/11, chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 47,89 điểm, tức 5,03%, xuống mức 904,88 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 443,48 điểm, tức 4,9%, xuống mức 8.695,79 điểm. Chỉ số Nasdaq dành cho các công ty công nghệ cao giảm 72,94 điểm, tức 4,34%, xuống mức 1.608,7 điểm.

Theo CNBC, hầu hết các cổ phiếu đều đang quay trở lại thử những mức điểm thấp kỷ lục được lập vào hồi cuối tháng 10 vừa qua.

“Nhiều khả năng các cổ phiếu sẽ phá đáy để đạt mức thấp hơn nữa”, một chuyên gia nhận định.

Thông thường sau một cuộc bầu cử thì thị trường sẽ ổn định hơn và tâm lý các nhà đầu tư sẽ được ải thiện, đặc biệt một chiến thắng rất ấn tượng của Barack Obama. Tuy nhiên, gần như toàn bộ cổ phiếu đã bị bán tháo ồ ạt bởi những lo lắng về nền kinh tế đã làm lu mờ cảm hứng của các nhà đầu tư.

“Bây giờ tâm điểm của mọi sự chú ý đã đổ dồn về hiện trạng của nền kinh tế - một nền kinh tế đang suy thoái”, Matthew Tuttle, Chủ tịch Tuttle Wealth Management nói.

“Các chỉ số kinh tế vừa được công bố gần đây như tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số ngành dịch vụ… xấu đi rất nhiều, do vậy chúng tôi cho rằng thị trường nhiều khả năng còn suy giảm thêm”, Matthew Tuttle nhận định.

 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,