221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1123777
Liệu pháp sốc chặn đà suy thoái kinh tế thế giới
1
Article
null
Liệu pháp sốc chặn đà suy thoái kinh tế thế giới
,

Tuần qua, thế giới đã chứng kiến một hiện tượng chưa từng có: Các nước đồng loạt dùng liệu pháp sốc là cắt giảm mạnh lãi suất để ngăn chặn đà suy thoái của nền kinh tế thế giới.

Mọi việc bắt nguồn từ đợt tuột dốc thê thảm của thị trường chứng khoán tại hầu hết các nước trên thế giới với các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ, Nhật, châu Âu và một số nước châu Á xuống mức thấp nhất trong vòng 20-30 năm qua vào cuối tuần trước và đầu tuần này.

Tại một số thị trường, giá cổ phiếu đã giảm tới 10%/phiên trong 2-3 phiên liên tiếp.

Sự sụt giảm không phanh của thị trường chứng khoán và hàng loạt số liệu không mấy sáng sủa về tăng trưởng kinh tế, tổng mức bán lẻ, niềm tin của người tiêu dùng… liên tiếp được công bố tại các nước là các chỉ báo cho thấy nền kinh tế thế giới đang rơi vào một cuộc suy thoái.

Không chỉ cắt giảm mạnh lãi suất, trong tuần qua, ngân hàng trung ương các nước đã thực hiện nhiều biện pháp vượt qua thông lệ trong các chính sách tiền tệ để đối phó với một cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ. (Ảnh: CNBC)


Lãi suất giảm mạnh từ Á sang Mỹ

Không thể trì hoãn thêm nữa, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) ngày 31/10 đã cắt giảm lãi suất cho vay qua đêm 20 điểm phần trăm xuống 0,3% - mức thấp nhất trong các nước công nghiệp. Đây là lần đầu tiên trong bảy năm qua ngân hàng cắt giảm lãi suất.

Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Masaaki Shirakawa được đưa ra sau khi chỉ số chứng khoán Nikkei 225 Stock Average của Nhật trong tuần này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1982 và BOJ đã hạ dự báo tăng trưởng của nền kinh tế nước này trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2009 xuống còn 0,1%, so với dự báo 1,2% được đưa ra vào tháng 7 trước đó.

Trước đó 2 ngày, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã cắt giảm lãi suất xuống mức thấp nhất trong vòng nửa thế kỷ qua là 1%.

Trong khi đó, Trung Quốc chỉ trong 2 tháng qua đã 3 lần cắt giảm lãi suất. Ngân hàng trung ương các nước và vùng lãnh thổ Na Uy, Slovakia, Hàn Quốc, Đài Loan, Israel cho tới các nước khu vực Trung Đông cũng đã có những hàng động tương tự nhằm giảm bớt sự căng thẳng trên thị trường tín dụng.

Hiện tại các nhà làm chính sách đang nỗ lực để ngăn chặn cuộc khủng hoảng kéo dài của nền kinh tế thế giới khi mà cuộc khủng hoảng tín dụng đã bước sang tháng thứ 15 liên tiếp và vượt ra ngoài phạm vi các nước công nghiệp. Các quan chức cao cấp vừa bật tín hiệu cho biết sẽ có những đợt cắt giảm lãi suất nữa từ Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ngân hàng Trung ương Anh vào ngày 6/11 tới.
 
“Đây là một tuần mà các ngân hàng trung ương đã bị sốc và họ đã chuyển thành hàng động”, Stuart Thomson, người đang chị trách nhiệm quản lý 46 tỷ USD trái phiếu tại Công ty quản lý quỹ Resolution Investment Management Ltd., tại Glasgow, Scotland nói.

“Họ đã rất ngạc nhiên bởi sự suy giảm mạnh bất ngờ của các hoạt động kinh tế và cần nhiều thời gian để có thể khắc phục”, Thomson nói.

Một số chuyên cho biết, Nhật có khả năng còn cắt giảm lãi suất xuống 0% như đã hứa trước đó.

Mỹ có thể đưa lãi suất xuống 0%

Cho dù đã hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp nhất trong 50 năm qua nhưng Chủ tịch Fed Ben S. Bernanke và các đồng nghiệp của ông cũng bật tín hiệu cho thế giới biết Fed có thể cắt giảm lãi suất xuống thấp hơn mức 1% hiện tại bởi “những nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn còn”.

Được biết, nền kinh tế Mỹ trong quý III vừa qua đã suy giảm ở mức mạnh nhất kể từ năm 2001 tới nay.

Chủ tịch Fed Bank of San Francisco, Janet Yellen hôm 30/10 cho biết lãi suất có thể được điều chỉnh dần về mức 0% nếu nền kinh tế không có nhiều chuyển biến.

“Chúng ta có thể giảm lãi suất xuống mức thấp hơn 1%. Chúng ta sẽ làm điều này bởi vì điều mà chúng ta lo lắng hiện nay là sự yếu đi của nền kinh tế”, Yellen phát biểu tại, Berkeley, California.

Cuộc khủng hoảng tài chính trong tháng 10 đã lan rộng từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ và Nhật Bản sang các nước khác và nhấn chìm các thị trường đang nổi – nơi được coi là nguồn gốc sức mạnh cuối cùng của nền kinh tế thế giới.

Cho tới thời điểm này, các nhà hoạch định chính sách tại các nước này cũng đang triển khai các biện pháp để nới lỏng các chính sách tiền tệ nhằm ngăn chặn sự tụt dốc của nền kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại

Ngày 29/10 vừa qua, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã buộc phải cắt giảm lãi suất cho vay kỳ hạn một năm, lần thứ 3 liên trong vòng 2 tháng qua sau khi số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý III/2008 chỉ còn 9%, chậm hơn rất nhiều so với mức 11,9% cùng kỳ năm trước do xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản… tụt giảm.

Tại các khu vực khác tại châu Á, Hàn Quốc đã giảm lãi suất ở mức kỷ lục với 75 điểm cơ bản. Đài Loan và Hồng Kông cũng đã cắt giảm lãi suất.

Các nước sản xuất dầu trên thế giới cũng đã cắt giảm lãi suất sau khi giá dầu giảm hơn một nửa xuống hơn 60 USD/thùng so với mức cao kỷ lục 147,27 USD/thùng hồi giữa tháng 7.

Na Uy cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản lần thứ 2 trong tháng 10, trong khi Saudi Arabia, Kuwait và Bahrain cũng đã có kế hoạch giảm lãi suất xuống mức tương tự như Mỹ nhằm duy trì chính sách tiền tệ neo vào đồng USD.

Ở chiều ngược lại, chỉ có Iceland trong tuần qua cùng với sự hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) bất ngờ tăng lãi suất cơ bản vọt lên mức 18%/năm - mức cao nhất trong ít nhất 7 năm qua nhằm chống lại một cuộc khủng hoảng tiền tệ và nguy cơ lạm phát phi mã.

Và các biện pháp không có tiền lệ khác

Không chỉ cắt giảm mạnh lãi suất, trong tuần qua, ngân hàng trung ương các nước đã thực hiện nhiều biện pháp vượt qua thông lệ trong các chính sách tiền tệ để đối phó với một cuộc khủng hoảng chưa có tiền lệ.

Ngày 29/10, Cục dự trữ liên bang Mỹ đã lần đầu tiên trong lịch sử đồng ý cung cấp tiền cho ngân hàng các nước đang nổi là Brazil, Mexico, South Korea và Singapore để làm tan băng thị trường tiền tệ. Cụ thể, Fed cung cấp cho mỗi nước 30 tỷ USD.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu cho phép Đan Mạch tiếp cận với một khoản vay trị giá 12 tỷ euro.

Theo dự báo của các nhà kinh tế, trong bối cảnh sự suy thoái kinh tế đang bắt đầu mạnh lên tại châu Âu, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh có thể sẽ phải cắt lãi suất bớt 50 điểm cơ bản xuống tương ứng 3,25% và 4% trong ngày 6/11 tới.

Hơn thế nữa, theo kết quả chung của 2 cuộc khảo sát, cả ECB và Ngân hàng Trung ương Anh sẽ phải cắt giảm lãi suất xuống 2,5% vào giữa năm 2009. Nếu đúng như vậy, đây sẽ là bước cắt giảm lãi suất lớn nhất trong lịch sử của ECB.

  • Hà Linh (Theo Bloomberg, CNBC)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,