221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1123409
Chứng khoán tiếp tục hồi phục phiên thứ ba
1
Article
null
Chứng khoán tiếp tục hồi phục phiên thứ ba
,
- Cùng với thông tin giá xăng giảm thêm 500 đồng/lít và chứng khoán thế giới có 2 phiên tăng điểm rất ấn tượng trước đó, đa số các cổ phiếu trên cả 2 sàn chứng khoán Việt Nam hồi phục phiên thứ 3 liên tiếp sau khi giảm rất sâu trong tháng 10/2008.

Mặc dù vậy, sức cầu cổ phiếu đã yếu hơn so với 2 phiên trước đó.

Một số nhà đầu tư cho biết, hiện tượng bán ròng của khối ngoại và một số nhà đầu tư tổ chức gần đây khiến họ vẫn khá thận trọng trong các quyết định mua bán.

“Giá cổ phiếu đã giảm quá sâu và đã bắt đầu hồi phục trở lại. Trên thế giới, các thị trường chứng khoán cũng đã tăng ấn tượng trở lại do các nhà đang nỗ lực khơi thông tín dụng để kích thích nền kinh tế đang suy thoái. Tuy nhiên, có thể nền kinh tế thế giới cần nhiều thời gian để hồi phục”, anh Huy, một nhà đầu tư có mặt tại sàn chứng khoán SeABank sáng nay nói.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 31/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 10,48 điểm (3,11%) lên 347,05 điểm.(Ảnh: LAD)

Sàn HOSE: VN-Index tăng 3,11%


Kết thúc phiên giao dịch sáng 31/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 10,48 điểm (tương đương tăng 3,11%) lên 347,05 điểm. Đây là phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này sau khi rớt xuống mức thấp kể từ đầu tháng 2/2006 trước đó.

Với 3 phiên hồi liên tiếp, chỉ số VN-Index tính trong cả tháng 10 giảm 109,65 điểm (tương đương giảm 24,01%).

Phiên này, trong tổng số 162 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 117 mã tăng giá (có 54 mã tăng kịch trần), 29 mã giảm giá (trong đó có 5 giảm kịch sàn) và 19 mã đứng giá và 1 mã không có giao dịch là FPC của CTCP Full Power.

Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 31/10 giảm xuống gần 13,3 triệu đơn vị, trị giá 435tỷ đồng (so với 16 triệu đơn vị và 414 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu tăng giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (tăng trần 5.000 đồng, lên 108.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh và VPL của Vinpearl cùng tăng 4.000 đồng, lên 88.500 đồng/cp và 85.000 đồng/cp; BMC của Khoáng sản Bình Định, FPT và VNM của Vinamilk cùng tăng 3.500 đồng, lên tương ứng 79.000 đồng/cp, 74.500 đồng/cp, 78.000 đồng/cp.

Mốt số cổ phiếu blue-chips khác tiếp tục tăng trần phiên thứ 2 liên tiếp bao gồm: SSI của Chứng khoán Sài Gòn (tăng trần 1.500 đồng, lên 31.800 đồng/cp); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (tăng trần 1.000 đồng, lên 22.300 đồng/cp); STB của Sacombank (tăng trần 1.000 đồng, lên 21.800 đồng/cp); HPG của Tập đoàn Hoà Phát (tăng trần 1.500 đồng, lên 32.500 đồng/cp)…

Trong 4 chứng chỉ quỹ có mặt trên sàn chứng khoán TP.HCM là VFMVF1, VFMVF4, PRUBF1 và MAFPF1, chỉ có PRUBF1 đứng giá, 3 mã còn lại tiếp tục tăng giá phiên thứ 3 liên tiếp trong đó VFMVF1 tiếp tục tăng trần.

Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: VSC của CTCP Container Việt Nam (giảm 2.000 đồng, xuống 60.000 đồng/cp); SFC của CTCP Nhiên liệu Sài Gòn (giảm 1.900 đồng, xuống 36.700 đồng/cp); ACL của Thuỷ sản Cửu Long An Giang (giảm 1.800 đồng, xuống 34.200 đồng/cp); DCL của Dược phẩm Cửu Long Pharimexco (giảm 1.700 đồng, xuống 33.600 đồng/cp); PAC của Pin ắc quy miền Nam (giảm 1.500 đồng, xuống 40.000 đồng/cp).

Cổ phiếu mới lên sàn hôm 30/10 là OPC của CTCP Dược phẩm OPC sáng 31/10 giảm thêm 3.000 đồng xuống 59.500 đồng sau khi chào sàn giảm hết 20% cho phép.

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (1,15 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,97 triệu); HPG của Hoà Phát (0,74 triệu); SAM của Sacom (0,66 triệu); SSI của Chứng khoán Sài Gòn (với 0,56 triệu).

Chỉ số VN-Index tính trong cả tháng 10 giảm 109,65 điểm (tương đương giảm 24,01%). (BĐ: HL)

Sàn Hà Nội: HASTC-Index tăng tăng 2,63%


Cũng giống như sàn TP.HCM, đa số các cổ phiếu trên sàn Hà Nội tiếp tục tăng giá phiên thứ 3 liên tiếp sau khi mất tổng cộng 29,3% trước đó. Chỉ số HASTC-Index sáng 31/10 tăng 2,94 điểm (2,63%) lên 114,88 điểm.

Khối lượng giao dịch thành công phiên này tăng lên 7,95 triệu đơn vị, trị giá 234,1 tỷ đồng (so với 7,4 triệu đơn vị và 190,6 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 154 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội , có 117 mã tăng giá, 29 mã giảm giá và 4 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: PAN của CTCP Xuyên Thái Bình (tăng 1.800 đồng, lên 28.100 đồng); PVC của Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí và SDT của Sông Đà 10 cùng tăng 1.600 đồng, cùng lên 24.600 đồng/cp; PSC của Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Sài Gòn (tăng 1.300 đồng, lên 20.000 đồng). Cổ phiếu blue-chip ACB của Ngân hàng Á Châu tăng 2.100 đồng (5%), lên 44.000 đồng/cp.

Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (giảm 4.900 đồng, xuống 85.400 đồng); MIC của Kỹ nghệ Khoáng sản Quảng Nam (giảm 3.200 đồng, xuống 54.200 đồng); KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc (giảm 2.800 đồng, xuống 51.800 đồng); LBE của Sách và Thiết bị Trường học Long An và TPH của In Sách giáo khoa tại Hà Nội cùng giảm 900 đồng, xuống tương ứng 13.100 đồng và 12.700 đồng/cp.


Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,5 triệu); PVC của Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (0,4 triệu); KLS của Chứng khoán Kim Long (0,37 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,34 triệu).
 
  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,