221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1121883
Lạm phát vẫn đe dọa, giảm phát mới có dấu hiệu
1
Article
null
Lạm phát vẫn đe dọa, giảm phát mới có dấu hiệu
,

  - Lạm phát mới bắt đầu được kìm, còn  giảm phát mới có các dấu hiệu. Việc các ngân hàng rút hàng tỷ USD từ nước ngoài về sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tỷ giá trong nước. Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hiện là thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia đã trả lời phỏng vấn VietNamNet.

- Theo ông nhìn nhận, nguy cơ lạm phát đã hết chưa? Nguy cơ giảm phát đã lộ ra chưa? Dự báo khả năng của hai nguy cơ này như thế nào?

- Lạm phát mới bắt đầu chuyển, tốc độ tăng giá đã được kìm và giảm xuống nhưng nguy cơ vẫn còn. Hiện tỷ lệ lạm phát  vẫn ở mức cao (21%) tính từ đầu năm tới nay. Lãi suất vẫn còn cao, các DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn:  nhập siêu cao,  hệ số ICOR (tỉ lệ giữa gia tăng vốn trên gia tăng giá trị sản phẩm) chưa được thu hẹp và bố trí ngân sách vẫn cao. Các chỉ số vẫn cao nên lạm phát vẫn đang đe doạ.

Còn giảm phát mới có các dấu hiệu, cần được theo dõi. Mới có biểu hiện là chỉ số tháng giá cả 10/2008 ở mức âm, tốc độ tăng trưởng đang đi xuống và các DN đang có xu hướng đình trệ, thu gọn lại. Nếu 3 yếu tố này cứ trượt dài đến mức độ dưới phát triển bình thường thì thành giảm phát. Giá cứ giảm liên tục là không có sức mua. Không có sức mua tức là không có thu nhập. GDP giảm nhanh chứng tỏ sản xuất bị thu hẹp. Nếu xuất hiện liên tục thì phải chú ý. Bây giờ mới có biểu hiện. Mục tiêu bây giờ theo tôi vẫn là phải chống lạm phát.

Ông Cao Sỹ Kiêm. Ảnh K. Minh

- Thời kỳ đầu năm 2008, nhiều ý kiến cho là lạm phát của Việt Nam do tình hình thế giới tác động. Đến khi thế giới khủng hoảng thì lại có ý kiến cho là không ảnh hưởng đến Việt Nam! Những nhận định này có trên cơ sở khoa học?

- Nhận xét nhất quán từ trước đến giờ là lạm phát của Việt Nam có tác động của thế giới, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do chủ quan. Tác động của thế giới chủ yếu do giá đầu vào tăng cao và tác động của thiên tai  (rét đậm, dịch tai xanh, cúm gia cầm...) làm cho lạm phát bùng phát. Nhưng chủ quan vẫn là yếu tố chính. Trong nguyên nhân chủ quan thì có cơ cấu, chính sách và cách điều hành.

- Lạm phát ở Việt Nam, ước tính khoảng bao nhiêu phần trăm là do chính sách tiền tệ, bao nhiêu do tác động quốc tế, bao nhiêu là do các nguyên nhân khác (đầu tư không hiệu quả, chi tiêu và đầu tư công quá cao…)

- Không thể tính được như vậy. Chỉ có thể chia ra  là do yếu tố cung cầu và kinh tế chiếm 70%-80%, còn các yếu tố khác như đồn thổi, tâm lý, găm giữ, buôn lậu... chiếm  20% -30%. Chỉ phân loại như thế được.

- Việc các ngân hàng Việt Nam gửi tiền ra ngân hàng nước ngoài có từ bao giờ? Theo kinh nghiệm của ông, có những cơ sở nào để quyết định mức tiền gửi ở nước ngoài? Có quy định nào về hạn mức tối đa hay tối thiểu?

- Nói chung ngân hàng gửi tiền ra nước ngoài để đảm bảo thanh toán quốc tế, đảm bảo chu chuyển đồng tiền và sinh lời. Ngân hàng nào cũng phải gửi kể cả dự trữ Nhà nước cũng phải gửi. Đó là bình thường. Trong Luật ngân hàng, Luật các tổ chức tín dụng đều có quy định về việc gửi tiền ra nước ngoài. Không quy định tỷ lệ tối đa hay tối thiểu mà muốn gửi bao nhiêu cũng được, nhưng phải đảm bảo giá trị đồng tiền, không bị lỗ, đảm bảo thanh toán thường xuyên cho khách hàng và sinh lời.

- Việc các ngân hàng ồ ạt rút tiền từ nước ngoài về, trước đây đã từng xảy ra chưa? Nếu có, các tác động sau đó là gì? Ví dụ như ảnh hưởng đến thanh toán xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến tỉ giá trong nước, tác động vĩ mô và tác động tâm lý…

- Xảy ra là bình thường. Khi có vấn đề thì các ngân hàng sẽ điều chỉnh tự động rút về hoặc gửi ra để đảm bảo an toàn đồng tiền. Điều này không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động xuất nhập khẩu hay tác động không tốt tới nền kinh tế.

- Chính phủ có quy định gì về việc gửi tiền ra nước ngoài? Có chỉ đạo gì việc các ngân hàng rút tiền về? Chính phủ có được ngân hàng báo cáo về việc rút tiền về?

- Việc đó của Ngân hàng, Chính phủ không chỉ đạo gì và các ngân hàng cũng không phải báo cáo. Nếu có thì có Ngân hàng Nhà nước là cơ quan chỉ đạo.

- Trong tuần qua, sau tin các ngân hàng rút tiền về, tỉ giá USD lại tăng lên, trái ngược với suy luận thông thường là nguồn cung USD tăng lên thì giá USD phải xuống. Ông nhận định về hiện tượng này như thế nào?

- Thời gian này, một số nhà đầu tư nước ngoài do tình hình tại nước họ khó khăn nên đã bán cổ phiếu ra bằng đồng Việt Nam, rồi mang đồng Việt Nam đổi USD chuyển về nước để giải quyết khó khăn. Do có nhiều người tìm mua USD nên giá tăng. Nhưng cũng thời điểm này chúng ta đã rút tiền về nên việc thanh toán hoàn toàn đảm bảo. Theo tôi, tỷ giá giữa USD và VND sẽ không tăng nhanh và cũng không xuống nhanh.

- Xảy ra gần như đồng thời với việc các ngân hàng rút tiền về, là việc Ngân hàng Nhà nước cho thanh toán trước hạn 20.300 tỷ đồng trái phiếu bắt buộc. Hai quyết định này có liên quan đến nhau không?

- Bản chất là ngân hàng thiếu vốn, chi phí vốn cao, lãi suất cao. Mục đích thanh toán trước kỳ hạn 20.300 tỷ đồng  là để đảm bảo khả năng thanh khoản của các ngân hàng, giúp họ  giảm chi phí vốn và có điều kiện giảm lãi suất cho vay cứu nền kinh tế.

-Vừa qua Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, như vậy có phù hợp với mục tiêu chống lạm phát?

- Điều này hoàn toàn đúng mục đích. Khi giảm các loại lãi suất kể trên thì không tống vốn ra nền kinh tế ngay mà sẽ giúp các ngân hàng giảm chi phí, qua đó giảm lãi suất xuống có vốn cho các DN khó khăn vay để cứu sản xuất. Nhưng nếu không quản lý chặt, tiền nhiều lại tống vào những chỗ không cần thiết, rủi ro cao thì sẽ tác động ngược trở lại kích thích lạm phát.

- Xin cảm ơn ông.

  • Trần Thuỷ

Ý kiến bạn đọc:
 

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,
;