VN-Index lập đáy mới
Cập nhật lúc 11:32, Thứ Năm, 23/10/2008 (GMT+7)
- Những lo ngại gia tăng về khả năng nền kinh tế thế giới sẽ bước vào một đợt suy thoái tồi tệ đã khiến cho chứng khoán châu Á rơi xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua, chứng khoán Mỹ và châu Âu tụt giảm thảm hại. Tại Việt Nam, các chỉ số chứng khoán giảm từ 3,86%-6,27%. Chỉ số VN-Index chính thức phá đáy cũ.
Sàn HOSE: VN-Index giảm xuống sát 360 điểm
Kết thúc phiên giao dịch sáng 23/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 14,48 điểm (tương đương giảm 3,86%) xuống 360,43 điểm.
Như vậy, chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán của Việt Nam đã chính thức phá đáy cũ thiết lập vào ngày 20/6 vừa qua là 366,02 điểm sau hai lần liên tục thử ngưỡng hỗ trợ này.
Tính từ đầu tháng 10/2008 tới nay, VN-Index đã mất tổng cộng 96,27 điểm (tương đương 21,08%).
Phiên giao dịch sáng 23/10, trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 8 mã tăng giá (có 2 mã tăng kịch trần), 147 mã giảm giá (trong đó có 126 giảm kịch sàn) và 9 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 23/10 tăng chút ít lên 12,8 triệu đơn vị, trị giá 376,4 tỷ đồng (so với 10,1 triệu đơn vị và 292,8 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (tăng trần 1.600 đồng, lên 33.900 đồng/cp); MCP của Bao bì Mỹ Châu (tăng trần 600 đồng, lên 13.900 đồng/cp); TDH của Nhà Thủ Đức (tăng 1.000 đồng, lên 30.400 đồng/cp); BPC của Bao bì Bỉm Sơn và TTC của Gạch men Thanh Thanh cùng tăng 400 đồng, lên tương ứng 12.500 đồng/cp và 10.700 đồng/cp.
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng, xuống 109.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (giảm sàn 4.500 đồng, xuống 88.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk, SGH của Saigon Hotel, PVD của PV Drilling và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm sàn 4.000 đồng, xuống tương ứng 77.000 đồng/cp, 83.000 đồng/cp, 79.000 đồng/cp và 85.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (gần 1,94 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,81 triệu); ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (0,53 triệu); VTO của Vận tải Xăng dầu VITACO (0,5 triệu); FPT của Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (với 0,42 triệu).
Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 6,27%
Kết thúc phiên giao dịch (23/10) chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm 7,71 điểm (tương đương giảm 6,27%) xuống 115,34 điểm.
Khối lượng giao dịch thành công sáng 23/10 tăng lên 8,36 triệu đơn vị, trị giá 258,2 tỷ đồng (so với 6,06 triệu đơn vị và 210 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 153 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 5 mã tăng giá, 143 mã giảm giá, 1 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch.
Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng trần 6.800 đồng, lên 110.500 đồng); SDS của Xây lắp và đầu tư Sông Đà (tăng 900 đồng, lên 21.800 đồng); HPS của Đá xây dựng Hoà Phát (tăng 300 đồng, lên 11.300 đồng); L62 của Lilama 692 (tăng 400 đồng, lên 25.500 đồng); TBC của Thủy điện Thác Bà (tăng 100 đồng, lên 13.400 đồng).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VTS của Viglacera Từ Sơn (giảm sàn 3.400 đồng, xuống 45.200 đồng); VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giảm sàn 2.000 đồng, xuống 26.600 đồng); CJC của Cơ điện miền Trung (giảm sàn 1.500 đồng, xuống 20.000 đồng)…
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,82 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,74 triệu); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,605 triệu); VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,55 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,48 triệu).
Chứng khoán châu Á rớt xuống mức thấp nhất 4 năm qua
Mở đầu phiên giao dịch đầu tuần mới sáng 23/10, tất cả các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại châu Á đã đồng loạt tụt giảm mạnh do lo ngại về khả năng nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào một cuộc suy thoái ngày càng gia tăng.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 23/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 14,48 điểm (tương đương giảm 3,86%) xuống 360,43 điểm.
Như vậy, chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán của Việt Nam đã chính thức phá đáy cũ thiết lập vào ngày 20/6 vừa qua là 366,02 điểm sau hai lần liên tục thử ngưỡng hỗ trợ này.
Tính từ đầu tháng 10/2008 tới nay, VN-Index đã mất tổng cộng 96,27 điểm (tương đương 21,08%).
Chỉ số chứng khoán đại diện cho thị trường chứng khoán của Việt Nam đã chính thức phá đáy cũ thiết lập vào ngày 20/6 vừa qua là 366,02 điểm sau hai lần liên tục thử ngưỡng hỗ trợ này. (BĐ: HL) |
Phiên giao dịch sáng 23/10, trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 8 mã tăng giá (có 2 mã tăng kịch trần), 147 mã giảm giá (trong đó có 126 giảm kịch sàn) và 9 mã đứng giá.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 23/10 tăng chút ít lên 12,8 triệu đơn vị, trị giá 376,4 tỷ đồng (so với 10,1 triệu đơn vị và 292,8 tỷ đồng trong phiên liền trước).
Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (tăng trần 1.600 đồng, lên 33.900 đồng/cp); MCP của Bao bì Mỹ Châu (tăng trần 600 đồng, lên 13.900 đồng/cp); TDH của Nhà Thủ Đức (tăng 1.000 đồng, lên 30.400 đồng/cp); BPC của Bao bì Bỉm Sơn và TTC của Gạch men Thanh Thanh cùng tăng 400 đồng, lên tương ứng 12.500 đồng/cp và 10.700 đồng/cp.
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng, xuống 109.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (giảm sàn 4.500 đồng, xuống 88.000 đồng/cp); VNM của Vinamilk, SGH của Saigon Hotel, PVD của PV Drilling và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm sàn 4.000 đồng, xuống tương ứng 77.000 đồng/cp, 83.000 đồng/cp, 79.000 đồng/cp và 85.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (gần 1,94 triệu đơn vị); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,81 triệu); ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (0,53 triệu); VTO của Vận tải Xăng dầu VITACO (0,5 triệu); FPT của Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT (với 0,42 triệu).
Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 6,27%
Kết thúc phiên giao dịch (23/10) chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm 7,71 điểm (tương đương giảm 6,27%) xuống 115,34 điểm.
Kết thúc phiên giao dịch (23/10) chỉ số HASTC-Index quay đầu giảm 7,71 điểm (tương đương giảm 6,27%) xuống 115,34 điểm. |
Khối lượng giao dịch thành công sáng 23/10 tăng lên 8,36 triệu đơn vị, trị giá 258,2 tỷ đồng (so với 6,06 triệu đơn vị và 210 tỷ đồng phiên liền trước).
Thống kê cho thấy, trong tổng số 153 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 5 mã tăng giá, 143 mã giảm giá, 1 mã đứng giá và 4 mã không có giao dịch.
Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (tăng trần 6.800 đồng, lên 110.500 đồng); SDS của Xây lắp và đầu tư Sông Đà (tăng 900 đồng, lên 21.800 đồng); HPS của Đá xây dựng Hoà Phát (tăng 300 đồng, lên 11.300 đồng); L62 của Lilama 692 (tăng 400 đồng, lên 25.500 đồng); TBC của Thủy điện Thác Bà (tăng 100 đồng, lên 13.400 đồng).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: VTS của Viglacera Từ Sơn (giảm sàn 3.400 đồng, xuống 45.200 đồng); VNR của Tổng Công ty Cổ phần Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (giảm sàn 2.000 đồng, xuống 26.600 đồng); CJC của Cơ điện miền Trung (giảm sàn 1.500 đồng, xuống 20.000 đồng)…
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,82 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là ACB của Ngân hàng Á Châu (0,74 triệu); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,605 triệu); VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,55 triệu); PVS của Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (0,48 triệu).
Chứng khoán châu Á rớt xuống mức thấp nhất 4 năm qua
Mở đầu phiên giao dịch đầu tuần mới sáng 23/10, tất cả các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại châu Á đã đồng loạt tụt giảm mạnh do lo ngại về khả năng nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào một cuộc suy thoái ngày càng gia tăng.
Chỉ số chứng khoán đại diện cho khu vực tụt xuống mức thấp nhất trong 4 năm qua trong bối cảnh xuất khẩu của Nhật thấp hơn dự báo và giá cả các loại hàng hoá rớt thê thảm.
Trước đó, chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng đã tụt giảm thảm hại.
Vào lúc 10h27 sáng 23/10 (giờ Tokyo), chỉ số châu Á - Thái Bình Dương của Morgan Stanley Capital International (MSCI) giảm 3,9%, xuống còn 84,36 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2004.
Kể từ đầu năm 2008 tới nay, chỉ số này đã giảm tổng cộng 47%.
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc dẫn đầu về sự tụt giảm trong khu vực do đồng won tiếp tục mất giá nghiêm trọng, bắt nguồn từ những lo ngại về tình hình tài chính và sức khoẻ của nền kinh tế nước này.
Các thị trường chứng khoán đang nổi và đồng tiền của các nước này giảm phiên thứ hai liên tiếp do lo ngại Argentina có thể rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản ở cấp độ quốc gia do các khoản nợ chồng chất.
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật giảm 6% xuống 8.151,29 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003, do xuất khẩu của Nhật thấp hơn dự báo và giá cả các loại hàng hoá rớt thê thảm.
Tất cả các chỉ số chứng khoán khác trong khu vực mở cửa đều giảm mạnh.
Tính tới 10h20 ngày 23/10 (giờ Việt Nam), các chỉ số của Hang Seng của Hong Kong, Singapore Straits Times của Singapore và chỉ số Topix tầm rộng tại Nhật đồng loạt giảm mạnh, tương ứng 4,53%; 3,65% và 4,83%.
Các chỉ số chứng khoán khác của Hồng Kông giảm từ 3,21% tới 6,48%; Hàn Quốc giảm từ 6,8%-8,22%; Đài Loan giảm từ 2,86% tới 3,06%; Australia giảm từ 3,85%-3,96%; Trung Quốc giảm từ 0,57%-2,43%; Indonesia giảm từ 4,07%-5,18%.
Chứng khoán các nước còn lại trong khu vực cũng đều giảm điểm.
Trước đó, chỉ số Standard & Poor’s 500 Index của Mỹ đã giảm 6,1%; Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 5,69%; Nasdaq Composite giảm 4,77%.
Tại châu Âu, tính tới hết phiên giao dịch ngày 22/10, các chỉ số đều giảm từ gần 4% tới hơn 8%.
Trước đó, chứng khoán châu Âu và Mỹ cũng đã tụt giảm thảm hại.
Vào lúc 10h27 sáng 23/10 (giờ Tokyo), chỉ số châu Á - Thái Bình Dương của Morgan Stanley Capital International (MSCI) giảm 3,9%, xuống còn 84,36 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2004.
Kể từ đầu năm 2008 tới nay, chỉ số này đã giảm tổng cộng 47%.
Sàn chứng khoán New York. Ảnh: Reuters. |
Chỉ số Kospi của Hàn Quốc dẫn đầu về sự tụt giảm trong khu vực do đồng won tiếp tục mất giá nghiêm trọng, bắt nguồn từ những lo ngại về tình hình tài chính và sức khoẻ của nền kinh tế nước này.
Các thị trường chứng khoán đang nổi và đồng tiền của các nước này giảm phiên thứ hai liên tiếp do lo ngại Argentina có thể rơi vào tình trạng mất tính thanh khoản ở cấp độ quốc gia do các khoản nợ chồng chất.
Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật giảm 6% xuống 8.151,29 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003, do xuất khẩu của Nhật thấp hơn dự báo và giá cả các loại hàng hoá rớt thê thảm.
Tất cả các chỉ số chứng khoán khác trong khu vực mở cửa đều giảm mạnh.
Tính tới 10h20 ngày 23/10 (giờ Việt Nam), các chỉ số của Hang Seng của Hong Kong, Singapore Straits Times của Singapore và chỉ số Topix tầm rộng tại Nhật đồng loạt giảm mạnh, tương ứng 4,53%; 3,65% và 4,83%.
Các chỉ số chứng khoán khác của Hồng Kông giảm từ 3,21% tới 6,48%; Hàn Quốc giảm từ 6,8%-8,22%; Đài Loan giảm từ 2,86% tới 3,06%; Australia giảm từ 3,85%-3,96%; Trung Quốc giảm từ 0,57%-2,43%; Indonesia giảm từ 4,07%-5,18%.
Chứng khoán các nước còn lại trong khu vực cũng đều giảm điểm.
Trước đó, chỉ số Standard & Poor’s 500 Index của Mỹ đã giảm 6,1%; Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 5,69%; Nasdaq Composite giảm 4,77%.
Tại châu Âu, tính tới hết phiên giao dịch ngày 22/10, các chỉ số đều giảm từ gần 4% tới hơn 8%.
- Hà Linh
,