Đón nhiều tin tốt, chứng khoán vẫn 'lao dốc'
Cập nhật lúc 13:12, Thứ Hai, 20/10/2008 (GMT+7)
- Cho dù đón khá nhiều tin tốt như chứng khoán thế giới hồi phục, ngân hàng có xu hướng giảm lãi suất, nhiều DN công bố kết quả kinh doanh tốt, giá cổ phiếu đang nằm ở vùng đáy, xăng dầu giảm giá…. thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh.
Hầu hết các cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội mở đầu tuần mới (20/10) với một phiên giảm điểm rất mạnh. Một tín hiệu không mấy tốt lành là giá trị giao dịch cổ phiếu đang yếu dần.
Anh Trung Nghĩa, một nhà đầu tư theo dõi sát thị trường chứng khoán trong và ngoài nước cho rằng, cho dù thị trường đón nhận nhiều thông tin tốt trong vài ngày qua nhưng đó đều là những thông tin hỗ trợ nhất thời và có thể chuyển thành tin xấu bất cứ lúc nào.
“Chứng khoán cuối tuần qua tại Mỹ và đầu tuần này tại châu Á đang tăng trở lại sau những nỗ lực phối hợp khá mạnh của các nước và do chứng khoán đã giảm sâu. Tuy nhiên, thị trường tài chính thế giới vẫn còn nhiều bất ổn chưa lường được hết. Khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống các ngân hàng trên thế giới chưa được đánh giá chính xác là bao nhiêu và phương hướng giải quyết chưa rõ ràng, cho dù các chính phủ đang bơm một lượng tiền lớn vào giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản”.
“Trong khi đó, trong nước nhiều ngành sản xuất vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và chưa có biện pháp giải quyết. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang chịu khoản chi phí vốn rất cao lên tới 21%/năm. Các thị trường như bất động sản, vật liệu xây dựng, vàng, ngành hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ… đang đóng băng hoặc suy giảm sẽ khiến cho các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong một thời gian dài”.
Một điểm cũng được nhiều nhà đầu tư chứng khoán lo lắng là lượng bán cổ phiếu của khối nhà đầu tư ngoại tăng khá mạnh trong khoảng 2-3 tuần qua, áp đảo lượng mua vào.
Giá USD có xu hướng gia tăng cũng là một hiện tượng khiến nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp cảm thấy không an tâm.
Sàn HOSE: VN-Index xuống 370 điểm
Kết thúc phiên giao dịch sáng 20/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 11,71 điểm (tương đương giảm 3,06%) xuống 370,8 điểm.
Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 25 mã tăng giá (có 13 mã tăng kịch trần), 122 mã giảm giá (trong đó có 47 giảm kịch sàn), 25 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 20/10 tụt giảm xuống 10,5 triệu đơn vị, trị giá 307,4 tỷ đồng.
2 mã không có giao dịch là DTT của CTCO Kỹ nghệ Đô Thành và SGH của CTCP Khách sạn Sài Gòn.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: SZL và TSC cùng tăng 2.500 đồng lên tương ứng 59.000 đồng/cp và 62.500 đồng/cp; NHC của Gạch ngói Nhị Hiệp (tăng trần 2.000 đồng lên 42.200 đồng/cp); LBM của Khoáng sản VLXD Lâm Đồng và LGC của Điện Lữ Gia cùng tăng trần 1.100 đồng lên tương ứng 24.500 đồng/cp và 24.800 đồng/cp.
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng xuống 112.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm 4.500 đồng xuống tương ứng 93.000 đồng/cp và 93.500 đồng/cp; PVD của PV Drilling (giảm sàn 4.000 đồng xuống 78.500 đồng/cp); Đại gia FPT giảm sàn 3.500 đồng xuống 74.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (0,85 triệu cổ phiếu); ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (0,68 triệu cổ phiếu); MHC của Hàng Hải Hà Nội (0,41 triệu cổ phiếu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,41 triệu cổ phiếu); SAM của Sacom (0,4 triệu cổ phiếu).
Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 1,77%
Chỉ tăng nhẹ được một phiên vào cuối tuần trước, mở đầu phiên giao dịch tuần này (20/10) chỉ số HASTC-Index lại quay đầu giảm 2,22 điểm (tương đương giảm 1,77%) xuống 123,1.
Khối lượng giao dịch thành công sáng nay 20/10 tiếp tục giảm xuống 6 triệu đơn vị, trị giá 164,9 tỷ đồng (so với 6,15 triệu đơn vị và 178,8 tỷ đồng phiên liền trước).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: DTC của Đông Triều Viglacera (tăng trần 4.100 đồng lên 63.400 đồng); VTS của Viglacera Từ Sơn (tăng trần 3.400 đồng lên 52.100 đồng); MMC của Khoáng sản Mangan, HLY của Viglacera Hạ Long và DAC của Gốm xây dựng Đông Anh cùng giảm sàn 2.800 đồng xuống tương ứng 42.900 đồng, 43.100 đồng/cp và 43.200 đồng/cp.
Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: SPP (giảm sàn 2.800 đồng xuống 38.400 đồng); NPS (giảm sàn 1.900 đồng xuống 25.700 đồng).
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,91 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là BLF của Thuỷ sản Bạc Liêu (0,57 triệu đơn vị); ACB của Ngân hàng Á Châu (0,38 triệu đơn vị); HNM của Sữa Hà Nội (0,27 triệu đơn vị); SD3 của Sông Đà 3 (0,23 triệu đơn vị).
Hầu hết các cổ phiếu trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội mở đầu tuần mới (20/10) với một phiên giảm điểm rất mạnh. Một tín hiệu không mấy tốt lành là giá trị giao dịch cổ phiếu đang yếu dần.
Anh Trung Nghĩa, một nhà đầu tư theo dõi sát thị trường chứng khoán trong và ngoài nước cho rằng, cho dù thị trường đón nhận nhiều thông tin tốt trong vài ngày qua nhưng đó đều là những thông tin hỗ trợ nhất thời và có thể chuyển thành tin xấu bất cứ lúc nào.
“Chứng khoán cuối tuần qua tại Mỹ và đầu tuần này tại châu Á đang tăng trở lại sau những nỗ lực phối hợp khá mạnh của các nước và do chứng khoán đã giảm sâu. Tuy nhiên, thị trường tài chính thế giới vẫn còn nhiều bất ổn chưa lường được hết. Khối nợ xấu khổng lồ của hệ thống các ngân hàng trên thế giới chưa được đánh giá chính xác là bao nhiêu và phương hướng giải quyết chưa rõ ràng, cho dù các chính phủ đang bơm một lượng tiền lớn vào giúp các ngân hàng tăng tính thanh khoản”.
“Trong khi đó, trong nước nhiều ngành sản xuất vẫn đang đối mặt với nhiều khó khăn và chưa có biện pháp giải quyết. Hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang chịu khoản chi phí vốn rất cao lên tới 21%/năm. Các thị trường như bất động sản, vật liệu xây dựng, vàng, ngành hàng tiêu dùng, hàng xa xỉ… đang đóng băng hoặc suy giảm sẽ khiến cho các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong một thời gian dài”.
Một điểm cũng được nhiều nhà đầu tư chứng khoán lo lắng là lượng bán cổ phiếu của khối nhà đầu tư ngoại tăng khá mạnh trong khoảng 2-3 tuần qua, áp đảo lượng mua vào.
Giá USD có xu hướng gia tăng cũng là một hiện tượng khiến nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp cảm thấy không an tâm.
Kết thúc phiên giao dịch sáng 20/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 11,71 điểm (tương đương giảm 3,06%) xuống 370,8 điểm. (Ảnh: LAD) |
Sàn HOSE: VN-Index xuống 370 điểm
Kết thúc phiên giao dịch sáng 20/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) giảm 11,71 điểm (tương đương giảm 3,06%) xuống 370,8 điểm.
Trong tổng số 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE, có 25 mã tăng giá (có 13 mã tăng kịch trần), 122 mã giảm giá (trong đó có 47 giảm kịch sàn), 25 mã đứng giá và 2 mã không có giao dịch.
Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 20/10 tụt giảm xuống 10,5 triệu đơn vị, trị giá 307,4 tỷ đồng.
2 mã không có giao dịch là DTT của CTCO Kỹ nghệ Đô Thành và SGH của CTCP Khách sạn Sài Gòn.
Các cổ phiếu tăng giá mạnh về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: SZL và TSC cùng tăng 2.500 đồng lên tương ứng 59.000 đồng/cp và 62.500 đồng/cp; NHC của Gạch ngói Nhị Hiệp (tăng trần 2.000 đồng lên 42.200 đồng/cp); LBM của Khoáng sản VLXD Lâm Đồng và LGC của Điện Lữ Gia cùng tăng trần 1.100 đồng lên tương ứng 24.500 đồng/cp và 24.800 đồng/cp.
Các cổ phiếu giảm giá mạnh nhất về giá trị tương đối và tuyệt đối bao gồm: DHG của Dược Hậu Giang (giảm sàn 5.000 đồng xuống 112.000 đồng/cp); TCT của Cáp treo Núi Bà Tây Ninh và BMC của Khoáng sản Bình Định cùng giảm 4.500 đồng xuống tương ứng 93.000 đồng/cp và 93.500 đồng/cp; PVD của PV Drilling (giảm sàn 4.000 đồng xuống 78.500 đồng/cp); Đại gia FPT giảm sàn 3.500 đồng xuống 74.500 đồng/cp.
Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: STB của Sacombank (0,85 triệu cổ phiếu); ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (0,68 triệu cổ phiếu); MHC của Hàng Hải Hà Nội (0,41 triệu cổ phiếu); DPM của Đạm Phú Mỹ (0,41 triệu cổ phiếu); SAM của Sacom (0,4 triệu cổ phiếu).
Sàn Hà Nội: HASTC-Index giảm 1,77%
Chỉ tăng nhẹ được một phiên vào cuối tuần trước, mở đầu phiên giao dịch tuần này (20/10) chỉ số HASTC-Index lại quay đầu giảm 2,22 điểm (tương đương giảm 1,77%) xuống 123,1.
Khối lượng giao dịch thành công sáng nay 20/10 tiếp tục giảm xuống 6 triệu đơn vị, trị giá 164,9 tỷ đồng (so với 6,15 triệu đơn vị và 178,8 tỷ đồng phiên liền trước).
Các cổ phiếu có giá bình quân trong cả phiên tăng mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: DTC của Đông Triều Viglacera (tăng trần 4.100 đồng lên 63.400 đồng); VTS của Viglacera Từ Sơn (tăng trần 3.400 đồng lên 52.100 đồng); MMC của Khoáng sản Mangan, HLY của Viglacera Hạ Long và DAC của Gốm xây dựng Đông Anh cùng giảm sàn 2.800 đồng xuống tương ứng 42.900 đồng, 43.100 đồng/cp và 43.200 đồng/cp.
Các cổ phiếu có giá bình quân trong phiên giảm mạnh nhất cả về giá trị tương đối bao gồm: SPP (giảm sàn 2.800 đồng xuống 38.400 đồng); NPS (giảm sàn 1.900 đồng xuống 25.700 đồng).
Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,91 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là BLF của Thuỷ sản Bạc Liêu (0,57 triệu đơn vị); ACB của Ngân hàng Á Châu (0,38 triệu đơn vị); HNM của Sữa Hà Nội (0,27 triệu đơn vị); SD3 của Sông Đà 3 (0,23 triệu đơn vị).
- Hà Linh
,