221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1117430
Chứng khoán đảo chiều, cổ phiếu tăng kịch trần
1
Article
null
Chứng khoán đảo chiều, cổ phiếu tăng kịch trần
,

 - Sự hứng khởi bất ngờ trên thị trường chứng khoán thế giới lan từ châu Âu, sang châu Mỹ và vào châu Á sáng 14/10 với các chỉ số chính tăng trên dưới 10% - mức tăng kỷ lục từ trước tới nay, đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sôi sục.

>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng 2008
>>> Theo dòng sự kiện cuộc khủng hoảng tài chính 2008

Trái ngược hoàn toàn với các phiên giao dịch ảm đạm với dư mua trống trơn, dư bán kín đặc và các chỉ số chứng khoán tụt dốc không phanh trước đó, trong phiên giao dịch sáng 14/10, gần như toàn bộ các cổ phiếu có mặt trên hai sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội đã quay đầu tăng giá kịch trần.

Sự đảo chiều ngoạn mục xảy ra khi mà cả hai chỉ số chứng khoán đại diện cho hai sàn giao dịch là VN-Index và HASTC-Index đang hướng về đáy cũ được xác lập hồi cuối tháng 6 vừa qua.

Chỉ trong một phiên trước đó, hầu hết các nhà đầu tư còn rất thận trọng trong quyết định mua bán. Nhưng bước sang phiên giao dịch sáng nay thì tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Sức cầu tăng vọt, trong khi sức cung đột ngột giảm.

Các nhà đầu tư đang kỳ vọng cơn bão tài chính đang hoành hành tại Mỹ và châu Âu sẽ suy giảm và sẽ không còn ảnh hưởng mạnh tới châu Á. Hiện tại, Chính phủ Mỹ đang đẩy nhanh việc triển khai gói giải cứu 700 tỷ USD. Trong khi đó, các nước châu Âu đã đồng thuận sẵn sàng giải cứu khẩn cấp cho hệ thống ngân hàng.

Tại Việt Nam, các chỉ số kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì ở mức tích cực và Việt Nam vẫn chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão tài chính. Mặc dù vậy, một số chuyên gia và các nhà đầu tư vẫn đang lo ngại về mức giá cổ phiếu hiện tại nếu so sánh với các nước trong khu vực và sự suy giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ bước vào một đợt đình trệ - hậu quả của đợt khủng hoảng tín dụng vừa qua.

Biến động chỉ số VN-Index từ đầu năm 2008 tới hết ngày 14/10/2008. (BĐ: HL)

HOSE: 163/164 cổ phiếu tăng giá kịch trần

Kết thúc phiên giao dịch sáng 14/10, chỉ số VN-Index của Sở GDCK TP.HCM (HOSE) tăng 17,66 điểm (tương đương tăng 4,75%) lên 389,33 điểm. Trước đó, chỉ số này giảm 7 phiên liên tiếp với tổng mức mất điểm là 88,58 điểm (tương đương 19,25%).

Tất cả 160 mã cổ phiếu và 4 chứng chỉ quỹ niêm yết trên HOSE đều tăng giá, trong đó có tới 163 mã tăng giá hết biên độ cho phép hiện nay là 5%. Một mã duy nhất không tăng kịch trần là SAF của CTCP Lương thực Thực phẩm Safoco (tăng 800 đồng tương đương 4,1% lên 20.400 đồng/cp).

Do hầu như không có người bán nên khối lượng giao dịch tụt giảm. Tổng khối lượng giao dịch của cổ phiếu và chứng chỉ quỹ thông qua khớp lệnh thành công sáng 14/10 giảm xuống 8,5 triệu đơn vị, trị giá 286,8 tỷ đồng (so với 12,9 triệu đơn vị và 373,7 tỷ đồng trong phiên liền trước).

Các cổ phiếu có khối lượng giao dịch nhiều nhất bao gồm: TAC của Dầu thực vật Tường An (1,04 triệu cổ phiếu); VSH của Thuỷ điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (0,72 triệu cổ phiếu); ITA của Tập đoàn Tân Tạo Itaco (0,64 triệu cổ phiếu); PPC của Nhiệt điện Phả Lại (0,50 triệu cổ phiếu); TRC của Cao su Tây Ninh (0,44 triệu cổ phiếu); TS4 của Thủy Sản số 4 (0,36 triệu cổ phiếu).

Các cổ phiếu thường lọt vào tốp có khối lượng giao dịch nhiều nhất như STB của Sacombank, HPG của Hoà Phát, SAM của CTCP Cáp và Vật liệu Viễn thông, VTO của Vận tải xăng dầu Vitaco, DPM của Đạm Phú Mỹ đều không có mặt trong tốp dẫn đầu hôm nay do ít người bán.

Sự hứng khởi bất ngờ trên thị trường chứng khoán thế giới lan từ châu Âu, sang châu Mỹ và vào châu Á sáng 14/10 với các chỉ số chính tăng trên dưới 10% - mức tăng kỷ lục từ trước tới nay, đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam sôi sục. (Ảnh: PH)


Sàn Hà Nội: HASTC-Index tăng đột biến

Sau khi giảm gần 22% kể từ đầu tuần trước, kết thúc phiên giao dịch sáng 14/10, chỉ số HASTC-Index quay đầu tăng rất mạnh 9,03 điểm (tương đương tăng 7,57%) lên 128,37.

HASTC-Index tăng vượt biên độ cho phép hiện tại là 7% là do Sàn chứng khoán Hà Nội tính theo giá đóng cửa của phiên hiện tại so với giá đóng cửa của phiên liền trước mà không tính theo giá trung bình.

Cũng giống như sàn HOSE, do ít người bán cổ phiếu ra nên khối lượng giao dịch thành công sáng nay 14/10 giảm xuống 3,5 triệu đơn vị, trị giá 123,5 tỷ đồng (so với 6,85 triệu đơn vị và 188,9 tỷ đồng phiên liền trước).

Thống kê cho thấy, trong tổng số 153 mã cổ phiếu được niêm yết trên sàn Hà Nội, có 151 mã tăng giá (hầu như toàn bộ tăng kịch trần), 1 mã giảm giá và 1 mã thường xuyên không có giao dịch trong nhiều tháng qua là HSC của CTCP Hacinco.

Cổ phiếu giảm giá duy nhất là SPP của CTCP Bao bì Nhựa Sài Gòn (Saplastic). Cổ phiếu này lên sàn ngày 25/9 với mức giá trong phiên giao dịch đầu tiên rất chênh lênh. Giá khớp lệnh cao nhất của SPP trong ngày 25/9 đạt 80.000 đồng, giá khớp lệnh thấp nhất đạt 28.000 đồng còn giá khớp lệnh bình quân đạt 57.300 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu này sau đó liên tục giảm sàn.

Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu KLS của Chứng khoán Kim Long đứng đầu với 0,85 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là VSP của Đầu tư và Vận tải dầu khí Vinashin (0,32 triệu đơn vị); KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc (0,12 triệu đơn vị); TBC của Thủy điện Thác Bà (0,11 triệu đơn vị); VCS của Đá ốp lát cao cấp Vinaconex (0,1 triệu đơn vị).

  • Hà Linh
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,