221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1116442
Chậm trễ giải ngân dự án FDI, lãng phí tiền tỷ
1
Article
null
Chậm trễ giải ngân dự án FDI, lãng phí tiền tỷ
,

 - Số lượng dự án và vốn đầu tư nước ngoài năm tăng cao, nhưng cơ cấu đầu tư bất hợp lý, tỉ lệ giải ngân cũng quá thấp. Hội nghị ngày 10/10 đã phân tích các nguyên nhân của hiện tượng này.

Sáng 10/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với báo Sài Gòn Đầu tư Tài chính (phụ san của báo Sài Gòn Giải Phóng) tổ chức Hội nghị tổng kết xúc tiến đầu tư (XTĐT) khu vực phía Nam. 250 đại biểu đại diện các bộ, ngành, trung ương, tổng công ty, doanh nghiệp, hiệp hội, đại diện các tỉnh, thành từ Thừa Thiên - Huế đến Cà Mau đã tham dự. Đây là hội nghị đầu tiên tổng kết, đánh giá hoạt động XTĐT trong 20 năm qua.

Các dự án đổ nhiều  vào bất động sản. Ảnh: Đặng Vỹ

Dồn dập dự án FDI

Trong 9 tháng đầu năm 2008, Việt Nam thu hút trên 57,1 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án lớn như: Khu liên hợp thép ở Ninh Thuận vốn đầu tư gần 9,8 tỷ USD; Khu du lịch Hồ Tràm ở Bà Rịa - Vũng Tàu vốn đăng ký trên 4,2 tỷ USD…

TP.HCM trong 9 tháng đầu năm cũng đã có trên 405 dự án đăng ký mới và 110 dự án tăng vốn, với tổng vốn đầu tư trên 8,027 tỷ USD, tăng gấp 6 lần so cùng kỳ năm ngoái.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sau một thời gian im ắng, năm nay cũng đã thu hút trên 11 tỷ USD, đạt 191% kế hoạch cả năm. Phú Yên cũng đã lọt vào hàng thứ 7/10 tỉnh thành dẫn đầu về FDI. Ở Long An, các dự án FDI tạo công ăn việc làm cho khoảng 70.000 lao động. Ngoài những dự án mới gia tăng từng năm, nhiều doanh nghiệp đã hoạt động trước đây cũng liên tục điều chỉnh tăng vốn mở rộng quy mô sản xuất.

Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư của các dự án còn bất hợp lý. Các lĩnh vực bất động sản, sân golf, nhà máy thép… được chú ý nhiều, còn lĩnh vực như nông nghiệp không được quan tâm. Thậm chí ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm cũng ít được đầu tư.

Ở TP.HCM, nhiều dự án lớn đều đổ vào bất động sản. Trong khi hiệu quả các dự án đầu tư chưa gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng của các ngành mũi nhọn mà thành phố đang hướng đến như: công nghệ cao, công nghệ thông tin, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, y tế, giáo dục, các ngành giá trị gia tăng cao…

Dự án đăng ký nhiều nhưng thiếu điều kiện giải ngân là lãng phí lớn. Ảnh: Đặng Vỹ


Mổ xẻ nguyên nhân chậm giải ngân

Trong 9 tháng đầu năm 2008, cả nước chỉ mới giải ngân được 8,1 tỷ USD, là một khập khiễng so với số vốn thu hút đã đăng ký.

Các ý kiến trong hội nghị cho rằng có 2 vấn đề chính làm cản ngại giải ngân, đó là hạ tầng cơ sở còn yếu kém, và hai là nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng còn nhiều bất cập.

Giám đốc Trung tâm XTĐT Bến Tre cho rằng, công tác XTĐT có 6 điểm yếu: thẩm quyền của cơ quan XTĐT mờ nhạt chưa đặt đúng vị trí nên phải đi lòng vòng bên ngoài; nguồn nhân lực chưa chuyên nghiệp và kỹ năng ngôn ngữ hạn chế nên giới hạn phạm vi tiếp xúc trực tiếp; kinh phí thiếu; thông tin quảng bá đơn điệu, chậm cập nhật; sự phối hợp giữa cơ quan XTĐT với các sở, ngành còn khó khăn do vai trò của cơ quan XTĐT chưa được coi trọng; cơ quan XTĐT thiếu tính chủ động, lẽ ra phải đi tìm kiếm nhà đầu tư thì vẫn còn ngồi chờ họ tìm đến.

Bộ Kế hoạch - Đầu tư cũng nhất trí với nhận xét rằng tổ chức hoạt động XTĐT còn nặng về hình thức và thiếu cụ thể, chưa có một mô hình hoạt động và quản lý rõ ràng. Chẳng hạn, cùng là cơ quan xúc tiến đầu tư, nhưng ở tỉnh này thì trực thuộc Sở KH-ĐT, ở tỉnh khác lại trực thuộc Sở Thương mại, có nơi trực thuộc UBND tỉnh thành; có nơi chỉ xúc tiến đầu tư, có nơi làm cả thương mại, du lịch… lộn xộn và chồng chéo.

Bộ KH-ĐT cho rằng, hoạt động XTĐT chưa có sự phối hợp giữa địa phương với các bộ, ngành trung ương từ việc xây dựng chương trình XTĐT, danh mục kêu gọi dự án đầu tư, tổ chức sự kiện…

Ngành công nghiệp phụ trợ ở VN còn quá yếu, gây khó khăn trong việc vận động các dự án công nghiệp và cũng khiến dự án khó triển khai.

Tình trạng thiếu nhân sự quản lý, thiếu lao động lành nghề, lao động có trình độ cao, biết ngoại ngữ… khiến nhà đầu tư khó khăn trong việc thực hiện dự án.

Theo đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM, trở ngại hiện nay là chưa có quy định ngành nghề rõ ràng, chưa phù hợp các thông lệ quốc tế. Do đó khi hướng dẫn và thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư, cơ quan quản lý đều phải sử dụng hệ thống phân ngành của Liên hiệp quốc mà Việt Nam tham gia ký kết trong cam kết WTO. 

Buổi chiều, các đại biểu sẽ thảo luận, bàn về giải pháp xúc tiến và giải ngân.

  • Đặng Vỹ
     

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,