221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1109950
Vì sao doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay ngân hàng?
1
Article
null
Vì sao doanh nghiệp nhỏ vẫn khó vay ngân hàng?
,

 - Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), với mặt bằng lãi suất cao 21% như hiện nay, tới 73% các DN được điều tra cho biết, đang rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay cho hoạt động kinh doanh sản xuất những tháng cuối năm. Khó khăn càng gay gắt hơn đối với những DN quy mô nhỏ vì đây là khu vực DN dễ bị tổn thương do hạn chế về quy mô, nguồn lực, thiếu tài sản thế chấp, không chịu nổi lãi suất cao.

Ngân hàng nhiều e ngại

Về phía mình, các ngân hàng vẫn đánh giá cao ưu điểm loại hình DN nhỏ và vừa (DNN&V) này cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn. Đặc biệt, DN quy mô nhỏ rất nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tận dụng được nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ; dễ dàng cạnh tranh, len lỏi, xâm nhập vào các thị trường.  Đặc biệt khách hàng là các công ty cổ phần hoặc DN sau chuyển đổi rất linh hoạt và nhạy bén trong kinh doanh, quan hệ tín dụng khá sòng phẳng…

DN đang thiếu vốn trầm trọng, đặc biệt vào những tháng cuối năm.
Tuy nhiên, những năm trước đây trong bối cảnh kinh tế tương đối ổn định, nhìn chung các DN kinh doanh hiệu quả trả nợ gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó, các NH tăng trưởng tín dụng mạnh nên cũng dễ dàng cho vay.

Bước sang năm 2008, kinh tế khó khăn, NH hạn chế cho vay để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát) khiến các DNN&V khó khăn trong tiếp cận vốn. Nhiều DN không chống đỡ được tác động từ sự bất ổn của nền kinh tế nên buộc phải thu hẹp sản xuất và giảm dần dư nợ. Do doanh thu giảm trong khi chi phí sản xuất và lãi suất vay vốn tăng cao, một số DN đã không trả được nợ đúng hạn dẫn đến phát sinh nợ quá hạn.

Trong cuộc điều tra mới đây về tình hình quan hệ tín dụng đối với DNN&V gần đây của Ngân hàng Nhà nước, các NHTM đã nêu nhiều  ý  kiến về những tồn tại, hạn chế trong quan hệ tín dụng với  DNN&V hiện nay.

Chưa  đủ uy tín kinh doanh

Hạn chế về nhân lực và quản lý, chưa minh bạch tài chính, vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường hạn chế... là những nguyên nhân chính khiến NH e ngại khi cho vay DNN&V.

Theo các NH, đội ngũ quản lý, nhân viên của DNN&V có ít kinh nghiệm, hoạt động thường chưa ổn định, chưa chuyên nghiệp. Xuất phát điểm của các DN nhỏ thường là từ kinh nghiệm kinh doanh thực tế của chủ DN, các yếu tố về quản lý và thực thi pháp luật còn có phần hạn chế nên dẫn đến một số tình trạng không định lượng được rủi ro của hoạt động kinh doanh.

NHTMCP Nam Á - chi nhánh Hà Nội nhận xét: "DN rất thiếu cán bộ kỹ thuật, thợ lành nghề chuyên môn cao, các nhà quản lý chuyên nghiệp làm hạn chế việc tiếp cận và áp dụng tiến bộ KH-KT tiên tiến vào SX cũng như hoạch định chiến lược phát triển, mở rộng thị trường. Nguyên ngân được xác định là chất lượng các cơ sở đào tạo còn thấp, trang thiết bị thiếu. Nhiều DN coi đào tạo là chi phí rất ít DN có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực một cách chính thức, đặc biệt nâng cao năng lực chuyên môn cho những cán bộ chủ chốt có ảnh hưởng đến năng lực quản lý - điều hành và khả năng cạnh tranh của DN". 

Hạn chế về nhân lực và quản lý, chưa minh bạch tài chính, vốn tự có thấp, khả năng tiếp cận thông tin và thị trường hạn chế... là những nguyên nhân để doanh nghiệp nhỏ khó tiếp cận ngân hàng (Ảnh minh họa: TNO)

Do thiếu cán bộ chuyên môn và tài chính hạn chế nên các DN nhỏ thường không thể thu thập được đầy đủ thông tin thị trường cần thiết (về giá cả, đối tác, bạn hàng nước ngoài...) cho việc ra quyết định kinh doanh. Khả năng mở rộng thị trường, đặc biệt là xuất khẩu bị hạn chế do ít có tài chính chi cho quảng cáo, tiếp thị và xúc tiến thương mại.

Bên cạnh đó, do quy mô sản xuất nhỏ nên khối lượng sản phẩm SX ra ít, tính liên kết giữa các DN chưa cao nên chưa đáp ứng được những đơn đặt hàng XK lớn dẫn đến bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Đặc biệt, hầu như NH nào cũng phàn nàn về thông tin tài chính của DN, NHTMCP Bắc Á - chi nhánh Hà Nội nhận xét: "DN thường xây dựng báo cáo tài chính mang tính đối phó với cơ quan thuế, việc hạch toán kế toán nhiều khi chưa chính xác, không đúng tình hình thực tế, thêm vào đó hoạt động kinh doanh của họ nhiều khi không có hợp đồng kinh tế, hoá đơn chứng từ và các căn cứ khác để chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, chứng minh tài chính với NH".

Tình trạng hàng hoá không có hợp đồng mua bán, không tuân thủ chế độ phát hành hoá đơn bán hàng, nhiều phương thức kinh doanh của một số doanh nghiệp như hộ gia đình của các DN là tương đối phổ biến. Vì vậy, lòng tin của NH với DNN&V không cao và có chiều hướng giảm sút.

Thiếu tài sản bảo đảm

Vốn tự có tham gia vào dự án, phương án của DNN&V thấp nếu NH cho vay, rủi ro với NH cao, do đó NH yêu cầu các điều kiện về tài sản bảo đảm nghiêm ngặt hơn, nhưng phần lớn các DN lại thiếu TSBĐ. Thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất cho DN gặp nhiều khó khăn, thời gian chờ rất lâu, đặc biệt khi DN chuyển đổi hình thức. Công ty CP tài chính Dầu khí VN nhận xét: “DN thường dùng TSBĐ cho khoản vay là tài sản cá nhân, trang thiết bị của chính DN. Tài sản cá nhân thường có giá trị thấp nên không vay được nhiều, tài sản là trang thiết bị nên phần lớn NH ngại vì khó kiểm soát”’.

Khó khăn trong thẩm định DN

Nghiên cứu chính sách cho vay không chỉ dựa trên tài sản thế chấp mà sâu sát hơn đến các DN để xem tính khả thi của dự án kinh doanh đưa ra.

Chủ yếu là nguồn vốn và thông tin thẩm định doanh nghiệp. NHTMCP Xuất nhập khẩu - chi nhánh Long Biên cho biết: “Khó khăn trong cho vay DNN&V hiện nay là  nguồn vốn cho vay. Trong khi nguồn vốn huy động với mức LS rất cao nhưng LS cho vay bị giới hạn trần 21%/năm làm cho khe hở LS giữa huy động và cho vay rất hẹp, NH hầu như không có lãi.

Cho vay DNN&V chi phí cao, lợi nhuận thấp, các món vay bị chia nhỏ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn. Nếu xảy ra rủi ro phải xử lý tài sản đảm bảo cũng rất tốn kém và mất nhiều thời gian”.

NHTMCP Đông Nam Á - chi nhánh Hai Bà Trưng phản ánh: “Các NH thiếu các nguồn thông tin đáng tin cậy để đánh giá DN. Trung tâm Thông tin tín dụng của NHNN Việt Nam hầu như chưa có thông tin về DNN&V. Hiện nay việc đăng ký thành lập pháp nhân khá đơn giản nhưng không biết DN ra đời có thực sự hoạt động hay không. Hiện chưa tổ chức nào ở Việt Nam xây dựng hệ thống phân loại và xếp hạng DNN&V để cung cấp thông tin cho các đơn vị cung ứng vốn.

Giải pháp tăng cường sự tiếp cận vốn cho DN 

Phó Giám đốc một NHTMCP nói: "DN phải nỗ lực hơn nữa để nâng cao năng lực, chủ động trong việc XD dự án, phương án  đầu tư phù hợp với năng lực vốn, công nghệ và con người. Đặc biệt phải minh bạch về tài chính. Thuyết phục được NH về hiệu quả kinh doanh một cách rõ ràng những tiêu chí  như: khó khăn và thuận lợi của dự án, chi phí ban đầu, doanh thu, kế hoạch trả nợ...". 

Về phía NH cũng đang xem xét một số giải pháp để có thể mở rộng cho vay DNN&V hiệu quả hơn. Một số hướng đáng chú ý là: Nghiên cứu chính sách cho vay không chỉ dựa trên tài sản thế chấp mà sâu sát hơn đến các DN để xem tính khả thi của dự án kinh doanh đưa ra.

Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành cho rằng: “Đối với những DN có phương án kinh doanh hiệu quả, kết quả hoạt động tốt, quan hệ uy tín với NH cần áp dụng những chính sách ưu đãi như giảm lãi suất, ưu đãi về tỷ giá và phí, nới lỏng các điều kiện cho vay về tài sản bảo đảm…”. Một số NH có hướng tham gia cùng DN từ khâu làm phương án dự án; nâng tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm để hỗ trợ DN…

Hiện nay, cả nước có khoảng 160 nghìn DN, đóng góp 40% GDP, tạo trên  12 triệu việc làm cho xã hội. Tiềm năng của khối DN này vẫn hấp dẫn vốn  đầu tư của các NHTM. Tuy nhiên, để DNN&V từ đối tượng khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự, về phía ngân hàng với tư cách là “bà  đỡ” của nền kinh tế, cũng nên  khẩn trương thực hiện ngay giải pháp hỗ trợ DN vượt qua  những khó khăn hiện nay.

  • Trịnh Ngọc Lan 
    Ý kiến bạn đọc:
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,