221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1111710
Tiếp tục tăng lãi suất dự trữ bắt buộc
1
Article
null
Tiếp tục tăng lãi suất dự trữ bắt buộc
,

 - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có các quyết định quan trọng về điều hành thị trường tiền tệ cho tháng 10/2008. Theo đó, NHNN quyết định giữ nguyên mức lãi suất cơ bản như hiện nay là 14% trong tháng 10/2008. Như vậy, dù chỉ số CPI giảm mạnh, các tín hiệu kinh tế vĩ mô tốt lên nhưng Chính phủ Việt Nam vẫn thận trọng với lạm phát và duy trì một chính sách tiền tệ thắt chặt.

Tuy nhiên, để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại, tăng thêm điều kiện để các ngân hàng chia sẻ khó khăn với DN, Thống đốc NHNN cũng quyết định tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng. Theo đó, mức lãi suất tiền gửi dự dự trữ bắt buộc bằng đồng Việt Nam đối với tổ chức tín dụng là 5%/năm. Như vậy, mức lãi suất đối với dự trực bắt buộc của các tổ chức tín dụng là 3,6%/năm áp dụng từ đầu tháng 9/2008 đã được nâng thêm 1,4%.

Tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản những có các điều chỉnh để hỗ trợ các ngân hàng.

Bên cạnh đó, NHNN cũng quyết định cho phép các tổ chức tín dụng được  được sử dụng tín phiếu Ngân hàng NHNN bắt buộc phát hành ngày 17/3/2008 được cầm cố để vay vốn, chiết khấu tại NHNN, được sử dụng làm công cụ cho nghiệp vụ thị trường mở do NHNN thực hiện.

Đông thái này nhằm ủng hộ các ngân hàng trong mở rộng khả năng thanh khoản, tăng thêm nguồn vốn cho thị trường. Theo đó, các ngân hàng sẽ được hỗ trợ lãi suất từ khoản dự trữ bắt buộc. Đồng thời một nguồn vốn lớn từ tín phiếu bắt buộc 23 ngàn tỷ đồng cũng được đưa ra để tạo vốn cho ngân hàng.

Hạ lãi suất cho vay: tín hiệu đầu tiên

Theo ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư- Phát triển (BIDV) đây là động thái hỗ trợ của NHNN đối với các ngân hàng thương mại. Nhưng đồng thời cũng là tín hiệu nhắc nhở các ngân hàng thương mại cần có động thái hỗ trợ DN mạnh mẽ hơn.

Cũng như đầu tháng 9/2008, sau quyết định tăng lãi suất dữ trữ bắt buộc, các tổ chức tín dụng đã có động thái giảm lãi suất cho vay. Với những quyết định có tính hỗ trợ mạnh mẽ hơn trong lần này của NHNN, rất nhiều DN tiếp tục hy vọng các ngân hàng sẽ tiếp tục hạ lãi suất đề hỗ trợ DN. Nhất là trong những ngày gần đây, lãi suất huy động đã bắt đầu giảm.

Và ngay sau khi có quyết định từ NHNN, BIDV đã có quyết định giảm lãi suất cho vay đối với DN nhằm chia sẻ khó khăn cùng khách hàng, đảm bảo phục vụ xuất khẩu và DN, trực tiếp tạo lập cân đối lớn, góp phần thúc đẩy và bình ổn kinh tế và mở rộng đối tượng cho vay đến DN vừa và nhỏ. Đây là lần giảm lãi suất lần thứ 4 trong vòng 3 tháng trở lại đây của BIDV.

Theo đó, từ ngày 1/10/2008, đối với VNĐ, BIDV áp dụng lãi suất cho vay 18,2%/năm đồng loạt đối với tất cả khách hàng hiện đang có quan hệ tín dụng vay vốn tại BIDV (giảm 1,8% so với mức lãi suất 20% hiện tại). Bên cạnh đó, áp dụng lãi suất cho vay 17.5%/năm đối với khách hàng là các tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, DN thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tạo sản phẩm, tham gia xác lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế như: xăng dầu, năng lượng, sắt, than, xi măng, thuốc chữa bệnh, phân bón… ưu tiên các DN được Chính phủ trực tiếp chỉ đạo tham gia tạo lập và bình ổn các cân đối lớn của nền kinh tế. Mức giảm là 1,5% so với mức lãi suất 19,0% hiện tại.

Ngoài ra, đối với các khoản vay tài trợ xuất khẩu, BIDV giảm 1,3% so với mức lãi suất 18,8% hiện tại. Cho vay thu mua lúa gạo vụ hè thu khu vực ĐBSCL, giảm 0.5%/năm so với mức lãi suất 18%/năm hiện tại.

Đặc biệt, BIDV áp dụng lãi suất cho vay 17,8%/năm đối với các khoản vay của các DN vừa và nhỏ. Đối với USD, mức giảm bình quân 0,5%/năm, mức lãi suất cho vay thấp nhất là 6%/năm.

Cứu DN cũng là cứu mình

Ngân hàng cũng phải hạ lãi suất để tự cứu chính mình. Ảnh minh họa, nguồn habubank

Trong nhận định mới đây, PGS.TS Ngô Trí Long - Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) đã nhận định, hiện DN đang rơi vào hoàn cảnh rất khó khăn. Rất nhiều DN không vay được vốn và cũng có rất nhiều DN đã đến hạn trả nợ nhưng không trả được. Nợ xấu tại các ngân hàng sẽ tăng lên và có thể ở trên cả mức cho phép. Chính phủ phải sớm có biện pháp tháo gỡ để hỗ trợ DN cũng là cách để đảm bảo an toàn dài hạn cho nền kinh tế.

Cùng quan điểm này, ông Trần Bắc Hà thừa nhận, từ quý III/2008 và nhất là trong những tháng còn lại của năm 2008 chắc chắn nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên. Đây là điều dễ hiểu khi các DN hiện nay đang rất khó khăn, Tại BIDV, nợ xấu đánh giá theo chuẩn quốc tế cuối năm 2007 là 3,2%, nay tăng nhẹ lên 3,6%.

Tuy nhiên, theo một số chuyên gia thì đây chưa phải là con số trung bình, phản ánh đúng tình trạng của các ngân hàng. Mặt bằng chung về nợ xấu sẽ cao hơn và con số này sẽ rất cao ở các ngân hàng yếu. Đây chính là nguy cơ phải đối diện của các ngân hàng sau khi thoát khỏi nỗi lo thanh khoản.

Theo ông Trần Bắc Hà, trong 8 nhóm giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì việc đảm bảo thanh khoản cho nền kinh tế và cho các tổ chức tín dụng là một vấn đề rất quan trọng. Hiện tại, vấn đề thanh khoản của các ngân hàng không còn là nỗi lo lớn mà ở khía cạnh thanh khoản của nền kinh tế.

Hiện nay, lãi suất liên ngân hàng đã liên tục giảm, lượng vốn NHNN bơm ra thị trường chỉ khoảng 400 - 500 tỷ mỗi này, rất ít so với con số vài chục ngàn tỷ thời điểm trước khi thắt chặt lưu thông tiền tệ. Đây là tín hiệu cho thấy các ngân hàng đã dư vốn. Thực tế, sau thời kỳ huy động vốn lãi suất cao, nguồn vốn vào các ngân hàng đã nhiều và đến lúc tính chuyện tăng giải ngân.

Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng trong tháng 7, tháng 8/2008 giảm mạnh. Có nhiều nguyên nhận khiến các ngân hàng có lý do để thận trong hơn trong cho vay nhưng điều này dẫn đến thực tế là DN và nền kinh tế đang thiếu vốn để kinh doanh. Một ước tính mới đây của các chuyên gia Hiệp hội DN nhỏ và vừa cho biết: có đến 20 - 25% DN rất khó khăn và có nguy cơ phá sản, 25 - 50% gặp khó khăn và đang cần hỗ trợ và chỉ có 20 - 25% đủ sức vượt qua khó khăn.

Vì thế, nếu các ngân hàng không có biện pháp hỗ trợ các DN trước hết về lãi suất và bơm thêm vốn thì DN sẽ khó khăn, họ không đủ khả năng kinh doanh và trả nợ cũ. Điều này khiến nợ xấu của ngân hàng sẽ tăng lên. Hơn nữa, nếu DN phá sản, ngân hàng sẽ mất đi những khách hàng trong dài hạn. Giúp DN lúc này trước hết là hành động chia sẻ khó khăn với khách hàng của mình nhưng cũng là cách để ngân hàng tự giúp mình. Vì khi DN ổn định thì vấn đề nợ xấu và tăng trưởng dài hạn của ngân hàng mới được cải thiện.

Chính vì thế, nhiều người dự đoán rằng, sau động thái mới nhất của NHNN, sẽ có một làn sóng giảm lãi suất cho vay mới. Tuy nhiên, bên cạnh việc bơm thêm vốn, hạ lãi suất thì cần có những chương trình cả gói bao gồm cả tăng vốn cho vay, ưu đãi lãi suất đi cùng với các dịch vụ và tư vấn cho DN cải thiện tình hình tài chính để vượt qua khó khăn.

  • Phước Hà

,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,