221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1110748
Kế hoạch giải cứu của Mỹ: Tại sao thế giới quay lưng?
1
Article
null
Kế hoạch giải cứu của Mỹ: Tại sao thế giới quay lưng?
,

Ngày Chủ nhật 21/9, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết sẽ  thúc đẩy “rất quyết liệt” các nước khác mua lại nợ xấu của ngân hàng, tương tự như kế hoạch đang đề xuất ở Mỹ. Tuy nhiên, sang ngày thứ Hai 22/9 các nước lại hoàn toàn lạnh nhạt với chương trình này. Nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính của họ đang tốt hơn nhiều so với Mỹ.

>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng Mỹ 

Thủ tướng Đức Angela Merkel chỉ trích "tiêu chuẩn" quản lý hệ thống tài chính của Mỹ (ảnh: Reuters) 

Sau một cuộc hội đàm từ xa kéo dài qua đêm của Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G7, một thông báo được đưa ra để hoan nghênh kế hoạch giải cứu do Chính phủ Mỹ đề xuất và tuyên bố “tăng cường hợp tác quốc tế”.

Nhưng các nước G7 cũng thể hiện mỗi nước sẽ tự đi theo cách của mình. Bản thông báo của G7 viết “mỗi nước cam kết có những hành động cần thiết, riêng lẻ hoặc phối hợp, tùy thuộc và hoàn cảnh cụ thể từng nước.”

Điều này nói lên sự rạn nứt trong quan hệ giữa Mỹ và 6 nước còn lại trong nhóm G7, khi nền kinh tế cũng như hệ thống tài chính của họ đang tốt hơn nhiều so với Mỹ.

Các quan chức Đức công khai gạt bỏ khả năng có bất cứ giải pháp nào tương tự với kế hoạch trị giá 700 tỷ USD của Mỹ.

Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel không bỏ lỡ cơ hội chỉ trích Mỹ và Anh. Năm ngoái, khi là Chủ tịch của nhóm các nước công nghiệp G7, bà đã nỗ lực (và bị hai nước trên phản đối) để kiểm soát thị trường tài chính - hoặc ít nhất là giám sát - chặt chẽ hơn.

Các quan chức của Anh cũng nói thẳng là họ không mở ra một quỹ để mua lại tài sản xấu của các ngân hàng, mặc dù Bộ trưởng Tài chính Alistair Darling hứa hẹn sẽ có những luật mới. 

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, người đang giữ ghế Chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu, thường dùng những lời lẽ bóng bảy hơn. Tuy nhiên, khi thăm New York ngày thứ Hai 22/9, ông đã nhiều lần chỉ trích cơ chế quản lý kinh tế toàn cầu.

Chủ tịch Hội đồng phân tích kinh tế của Thủ tướng Pháp, ông Christian de Boissieu, nói “Mỹ phải gánh tổn thất của khủng hoảng. Tôi ủng hộ tình đoàn kết Âu - Mỹ, nhưng không kèm theo chuyện chi tiền giải cứu.”

Hãng Reuters cho biết, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bunmei Ibuki tuyên bố không cần đến kế hoạch giải cứu theo kiểu Mỹ để giúp các ngân hàng Nhật thoát khỏi nợ xấu.

Tóm tắt lại, Bộ trưởng Tài chính Đức Peer Steinbruck nói “Trong 6 nước còn lại của nhóm G7, sẽ không nước nào áp dụng chương trình tương đương như của Mỹ.”

Nguyên nhân của sự lạnh nhạt

Các Chính phủ châu Âu công khai biểu lộ sự thiếu cảm thông với cuộc khủng hoảng, mà họ cho là tạo ra bởi chính các ngân hàng Mỹ và luật lệ Mỹ.

Mặt khác, các Chính phủ châu Âu cũng bị trói tay bởi các điều luật của Liên minh châu Âu, trong đó hạn chế cả 27 nước thành viên về mức thâm hụt ngân sách và nợ quốc gia. Một nhà phân tích của công ty Charles Stanley ở London nói “Châu Âu sẽ chẳng làm gì cả, bởi vì họ chẳng có đường nào cục cựa. Tự họ đã ở trong ngõ cụt rồi.”

Hiệp hội Ngân hàng Đức cũng ám chỉ sẽ phản đối kế hoạch giải cứu, nếu kế hoạch này bất ngờ tăng lợi thế cho các các đối thủ cạnh tranh bên Mỹ.

“Phải bảo đảm chương trình của Mỹ không gây bất lợi cho các tổ chức nước ngoài,” Giám đốc điều hành Manfred Weber nói. “Suy cho cùng thì chính các sản phẩm của Mỹ đã tạo ra khủng hoảng và tác động lan tỏa.”

  • Bùi Văn (tổng hợp FT, IHT)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,