221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1110400
Vàng, dầu, chứng khoán trồi sụt trước hiểm hoạ tài chính Mỹ
1
Article
null
Vàng, dầu, chứng khoán trồi sụt trước hiểm hoạ tài chính Mỹ
,

Những biến cố rất lớn trên thị trường tài chính Mỹ và những nỗ lực giải cứu của chính phủ nước này tuần qua đã khiến thị trường vàng, dầu và thị trường chứng khoán trồi sụt với tốc độ chóng mặt. Dòng vốn lưu chuyển giữa các kênh đầu tư liên tục đảo chiều và có thể chưa chấm dứt.

>>> Toàn cảnh khủng hoảng tài chính - ngân hàng Mỹ 

Khủng hoảng tài chính Mỹ khiến chứng khoán thế giới chao đảo. Ảnh: People.

Vàng tăng; chứng khoán, dầu tụt giảm

Khủng hoảng tài chính Mỹ bắt đầu với sự đổ vỡ của 2 đại gia ngân hàng cho vay bất động sản là Fannie Mae và Freddie Mac đêm 7/9 và bùng nổ với vụ phá sản của ngân hàng đầu tư lớn thứ tư nước Mỹ - Lehman Brothers, sự xoá sổ vĩnh viễn của ngân hàng Merrill Lynch và sự mất thanh khoản của tập đoàn bảo hiểm lớn nhất Mỹ là AIG vào trung tuần tháng 9.

Phản ứng gần như tức thì với sự sụp đổ hàng loạt này, gần như toàn bộ thị trường chứng khoán chính trên thế giới sụt giảm trong 3 phiên đầu tuần trước (bắt đầu từ 15/9). Các chỉ số chứng khoán Mỹ liên tục giảm 4-5%/phiên. Các cổ phiếu ngành ngân hàng tài chính rớt giá ở mức chưa từng có kể từ năm 2002, nhiều mã giảm tới gần 50%.

Chứng khoán châu Âu và châu Á cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Các chỉ số Nikkei của Nhật, Hang Seng của Hồng Kông, Straits Times của Singapore, VN-Index của Việt Nam… tuột dốc 3 phiên liên tiếp với mức giảm tộng cộng 10-25%.

Trong khi đó, giá dầu rớt giá liên tục gần 10 USD xuống sát 90 USD/thùng do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ toàn cầu sẽ giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính.

Giá vàng lập tức tăng thêm 100 USD chỉ trong 1 đêm từ mức 760 USD lên 860 USD/ounce.

Mỹ quyết tâm dập khủng hoảng: các thị trường sẽ ổn định?

Cho dù đã từ chối trước đó nhưng cuối cùng Chính phủ Mỹ đã khẩn cấp cứu trợ 85 tỷ USD cho AIG đang trên bờ phá sản nhằm tránh một cuộc đổ vỡ dây chuyền. Không chỉ dừng lại ở đó, Bộ Tài chính và Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 18/9 đã khẩn cấp đệ trình quốc hội một gói giải pháp với tổng chi phí 700 tỷ USD với hy vọng sẽ dập tắt được cơn bão tài chính đang mạnh lên từng giờ.

Phản ứng với quyết định này, các thị trường chứng khoán trên thế giới đã ngay lập tức tăng mạnh trở lại. Các chỉ số chứng khoán chính của Mỹ, châu Âu và châu Á trong 2 phiên cuối tuần đã tăng 7-10%.

Trong phiên giao dịch đầu tuần (22/9), các chỉ số Hang Seng, Nikkei, Topix tiếp tục tăng thêm khoảng 1,5-2%.

Giá dầu thế giới cũng tăng vọt lên trên 104 USD/thùng vào cuối tuần trước và tới cuối giờ chiều 22/9 (giờ Việt Nam) đã lên trên 106 USD/thùng.

Tuy nhiên, giá vàng vẫn ở mức cao. Tính tới 18h chiều 22/9 (giờ Việt Nam), giá vàng giao tháng 12 đã tăng 23 USD so với phiên liền trước lên 888,4 USD/ounce cho dù vào cuối tuần trước có lúc đã giảm xuống dưới 830 USD/ounce do các nhà đầu tư rục rịch rời khỏi kênh đầu tư “an toàn" này.

Có thể thấy, sau những kỳ vọng rất lớn về các tác động tích cực của giải pháp trọn gói của Chính phủ Mỹ đối với thị trường tài chính toàn cầu, các nhà đầu tư đang xem xét lại vấn đề.

Mức độ tăng giá của chứng khoán châu Á ngày 22/9 đã chậm lại. Chứng khoán châu Âu thậm chí đã quay đầu giảm giá. Chỉ số DJ Stoxx 50 tính tới 18h20 phút ngày 22/9 (giờ Việt Nam) đã giảm hơn 9 điểm. Các chỉ số DJ Stoxx 600 giảm 0,59%; FTSE 100 giảm 0,26%; DAX 30 giảm 0,21%...

Giá dầu đang tiếp tục tăng mạnh sẽ lại tác động xấu tới kinh tế thế giới, trong khi đó vàng đang leo thang và sắp chạm ngưỡng 900 cho thấy cuộc khủng hoảng tài chính có thể chưa sớm kết thúc.

Chuyên gia tài chính Larry Edelson của Commodityonline, thậm chí còn cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ thời kỳ đại suy thoái (Great Depression) 1929. Và ông khuyến nghị các nhà đầu tư phải ngay lập tức đầu tư tối thiểu 25% vào vàng.

  • Hà Linh (Tổng hợp)
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,