221
442
Kinh tế - Thị trường
kinhte
/kinhte/
1109478
Việt Nam tìm hướng tránh khủng hoảng kinh tế Mỹ
1
Article
null
Việt Nam tìm hướng tránh khủng hoảng kinh tế Mỹ
,

 - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội ngày 19/9/2008, đúng vào thời điểm cơn khủng hoảng kinh tế toàn cầu và những khó khăn trong nước đã đặt nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức. Các chuyên gia cảnh báo, khó khăn có thể sẽ tiếp tục kéo dài và vấn đề của Việt Nam lúc này không chỉ là việc việc tập trung duy trì tăng trưởng, thu hút không để sụt giảm đầu tư mà cần tập trung củng cố và cải cách nền tảng kinh tế vĩ mô. Đây là yếu tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững và tồn tại được trong các cuộc khủng hoảng.

>> Toàn cảnh khủng hoảng kinh tế Mỹ

Thời điểm của thách thức và cải cách

Ông Mahfuz Anam - thành viên Ban điều hành Hiệp hội truyền thông châu Á - đồng tổ chức diễn đàn lần này, trong bài phát biểu khai mạc của mình đã nhấn mạnh, thời điểm khai mạc diễn đàn cũng là lúc chúng ta chứng kiến những biến động chưa từng xảy ra. Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng của sự suy thoái từ nên kinh tế Mỹ. Đây là thời điểm của thách thức nhưng đây cũng chính là thời điểm của cải cách để có một nền kinh tế mới.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Bích Đạt cũng cho rằng, chúng ta đang đối mặt với những biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới. Sự trì trệ trong phát triển và lạm phát toàn cầu, sự chảo đảo mạnh của thị trường tài chính Mỹ đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu và nhất là các nước kém phát triển. Các nền kinh tế mới nổi cũng phải đối mặt với những khó khăn kinh tế lớn. Tâm lý bi quan về viễn cảnh kinh tế khu vực đã xuất hiện. 

Đẩy mạnh cải cách để tìm hướng đi mới trong khủng hoảng. (Ảnh: Ngọc Cảnh)

Nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với cả những khó khăn của biến động kinh tế thế giới và những hạn chế nội tại trong nước. Những chính sách thắt chặt tiền tệ một mặt góp phần hạn chế lạm phát nhưng cũng khó khăn cho phát triển sản xuất kinh doanh và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Thị trường tài chính tiền tệ cũng bộc lộ những yếu kém cố hữu và đang chịu ảnh hưởng gia tăng từ thị trường tài chính quốc tế.

Tổng thư ký Liên hiệp quốc về thương mại và phát triển Supachai Panitchpakdi (nguyên là Tổng giám đốc WTO) nhận định, sau sự phá sản của Lehman Brother và những vấn đề của Merrill, rồi cả AIG... chúng ta vẫn chưa thể biết đã đến điểm kết của quá trình khủng hoảng hay chưa. Tuy nhiên, có thể thấy cuộc khủng hoảng lớn hơn nhiều những gì chúng ta đã chứng kiến năm 1997. Cuộc khủng hoảng hiện nay kéo dài và liên quan đến nhiều nền kinh tế.

Năm 2008, kinh tế chắc chắn sẽ không thể hồi phục và khủng hoảng sẽ tiếp tục gây ra nhiều khó khăn trong năm 2009. Thậm chí, "bóng đêm" của khủng hoảng sẽ tiếp tục bao phủ trong những năm tiếp theo. Giảm tốc độ tăng trưởng là xảy ra ở nhiều nước và tăng trưởng chỉ có thể đạt được ở mức tối thiểu, Supachai Panitchpakdi nhận định.

Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam không thể đi ngược dòng bão tố. Những tác động của khủng hoảng chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Trong kúc này, thay vì việc đầu tư tăng trưởng, Việt Nam hãy giữ một vị trí khiêm tốn nhưng chắc chắn. Thay vì đương đầu với bão gió hãy lựa chiều gió để tìm hướng đi. Nền kinh tế cần được xem xét và cơ cấu lại. Cuộc khủng hoảng chính là thời điểm cơ cấu lại nền kinh tế. Qua tác động khủng hoảng cần có sự thay đổi. Trong lúc này, đừng quá cảm thấy thua thiệt khi giảm tăng trưởng mà hãy quay vào tập trung củng cố các vấn đề nền tảng của kinh tế vĩ mô.

Đáp lại, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Chính phủ Việt Nam tập trung ưu tiên kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, hướng tới sự tăng trưởng bền vững trong trung và dài hạn. Vì thế, chúng tôi cần những thông tin và sự hợp tác để giải quyết những khó khăn trước mắt. Tạo ra những điều kiện cần thiết để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong trung và dài hạn.

 Dù khó khăn phức tạp đến đâu, Việt Nam sẽ bằng mọi biện pháp để ủng hộ các nhà đầu tư đến Việt Nam. Cùng hợp tác và tranh thủ điều kiện thuận lợi để phát triển nền kinh tế, Phó Thủ tướng cam kết.

Hướng đi nào để tránh khủng hoảng từ Mỹ

Cuộc gặp gỡ các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư trong khi các thông tin tồi tệ về khủng hoảng kinh tế Mỹ tiếp tục dội về. Điều này, càng được quan tâm khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng lớn, quan hệ ngoại thương, đầu tư nước ngoài đang đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Vì thế, khủng hoảng kinh tế Mỹ tác động xấu đến Việt Nam được cho là chuyện tất yếu. Vấn đề là ở mức độ nào và đối phó ra sao.

"Điều kiện kinh tế vĩ mô của Việt Nam, mặc dù đã cải thiện so với thời điểm khủng hoảng châu Á, nhưng không thực sự khỏe mạnh", ông Don Hana nói.

Theo ông, sự gia tăng đầu tư cơ bản lên tới gần 40% của GDP năm ngoái đã góp phần làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, đồng thời góp phần làm tăng cao nhu cầu nội địa khiến cho lạm phát bị đẩy lên gần gấp 4 lần.

Cùng lúc đó, Quỹ tiền tệ quốc tế ước tính thâm hụt tài chính của Việt Nam tăng mạnh năm 2007 làm hạn chế khả năng phản ứng trước cơn sốc tài chính của đất nước. 

Thực tế, trong bối cảnh khó khăn nhưng dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay khá dồi dào, do nhà đầu tư nhìn nhận tiềm năng trung và dài hạn của thị trường. Tổng vốn FDI đổ vào Việt Nam từ đầu năm đến nay khoảng 47,15 tỷ USD, kiều hối tăng mạnh, đạt 4,5 tỷ USD trong nửa đầu 2008.

Dòng vốn đầu tư nước ngoài tích lũy lớn là thuận lợi nhưng ông Noritaka Akamatsu, chuyên gia kinh tế tài chính trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam lưu ý: "Nhiều vốn cũng nảy sinh nhiều thách thức".  

Ông Andy Ho - Giám đốc điều hành Công ty Quản lý VianaCapital cho rằng, những diễn biến kinh tế Mỹ đã tác động đến Việt Nam. Trong 3-4 ngày qua, VN-Index đã suy giảm mạnh, thị trường OTC cũng giảm mạnh. Sự ảnh hưởng trước hết là mặt tâm lý của nhà đầu tư.

Trong khi đó, Don Hana - Tổng giám đốc ngiên cứu thị trường mới nổi - thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh tế toàn cầu của Citi Group cũng nhận định, khủng hoảng của Mỹ làm ảnh hưởng đến tốc độ lưu chuyển vốn vào Việt Nam, cùng với tâm lý lo ngại  của nhà đầu tư đã khiến cho thị trường chứng khoán Việt Nam chuyển từ một thị trường tốt nhất thế giới năm 2007 sang một trong những thị trường tồi tệ nhất năm 2008.


Chuyển hướng và đa dạng xuất khẩu để tránh khủng hoảng. (Ảnh minh họa)

Trong khi đó, theo ông Supachai Panitchpakdi phân tích, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn duy nhất trong vòng nhiều năm nay và chiếm tới 21,2% kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam vì thế dễ bị ảnh hưởng tiêu cực khi nhu cầu của nền kinh tế bị thu hẹp. Ảnh hưởng này sẽ còn trầm trọng hơn khi đồng USD giảm giá, điều mà luôn làm cho nhu cầu nhập khẩu của Mỹ bị thu hẹp.

Việt Nam có mức thâm hụt thương mại 11 tỷ USD tương đương 15% GDP trong năm 2007. Tình hình thâm hụt hiện tại có thể trở nên nghiêm trọng hơn bởi sự suy thoái của kinh tế châu Âu và Mỹ như là kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính. Nửa đầu năm 2008, thâm hụt thương mại đã lên đến 14,8 tỷ USD. Thâm hụt đã được cắt giảm trong những tháng gần đây nhưng sự suy thoái kinh tế Âu - Mỹ vẫn là một nguy cơ làm tăng thâm hụt thương mại ở Việt Nam, từ đó sẽ dẫn đến suy thoái.

Nguy cơ lan truyền suy thoái từ Mỹ và EU sẽ ảnh hưởng tới xuất khẩu. Việt Nam có thể tránh khỏi vòng xoáy sự suy thoái kinh tế nếu hướng mục tiêu xuất khẩu sang các nước trong khu vực. Tương tự, khủng hoảng cũng có thể khiến dòng đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam suy giảm bởi vì những lo ngại về bất ổn kinh tế và sự suy thoái kinh tế Mỹ làm cho nguồn đầu tư toàn cầu giảm mạnh.

Tuy nhiên, hiện nay, xuất khẩu sang các nước châu Á chiếm tới hơn 50% hàng hóa xuất khẩu và 70% nhập khẩu. Nên những ảnh hưởng cũng không quá nặng nề. Tương tự, dòng vốn đầu tư của Việt Nam hầu hết bắt nguồn từ các nước khu vực như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản... Tuy nhiên, mức độ tách biệt khỏi cuộc khủng hoảng có thể bị hạn chế bởi mức độ cao hơn về thương mại trong nội khối châu Á và cuối cùng thì cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu suy giảm từ thị trường Âu Mỹ.

Vì thế Việt Nam cần đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, giảm sự phụ thuộc vào thị trường truyền thống và tăng cường các thị trường mới. Một hướng mới và hợp tác thương mại Nam - Nam đang được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, sự suy thoái kinh tế có thể khiến tổng lượng đầu tư toàn cầu giảm. Tuy nhiên, vốn vẫn cần tìm đến các điểm hấp dẫn. Châu Á và Việt Nam vẫn được xem là một trung tâm tăng trưởng và thu hút vốn. Vấn đề là chúng ta cần tiếp tục điều chỉnh nền kinh tế, xem xét chất lượng và hiệu quả các dự án đầu tư.

Giám sát ngân hàng cho vay bất động sản

Trao đổi với các chuyên gia kinh tế, tài chính quốc tế, Thứ trưởng Trần Xuân Hà thừa nhận thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam vẫn rất lớn. Trong giai đoạn này, Chính phủ không có sự lựa chọn nào hơn ngoài việc tiếp tục đặt mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết tốt an sinh xã hội là ưu tiên hàng đầu.

"Chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện nhất quán chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt để ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát", ông Hà khẳng định.

Liên quan đến thị trường bất động sản, ông Hà cho biết Chính phủ sẽ tập trung nâng cao chất lượng nguồn cung ứng tín dụng cho bất động sản thông qua việc kiểm soát quy trình, giám sát nghiêm ngặt việc cho vay của các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng.

Ông Don Hanna cho rằng trong bối cảnh thâm hụt tài khoản vãng lai tăng, lạm phát cao, cần phải tăng mạnh lãi suất, dù lãi suất chưa theo kịp mức độ lạm phát, để góp phần giải thoát nguồn vốn và giảm giá nội tệ.

Chuyên gia của Citigroup cũng cho rằng Nhà nước nên khuyến khích đầu tư quản lý rủi ro và các doanh nghiệp nhà nước thực hiện quản lý tài chính minh bạch. Việc phát triển các dạng thị trường tài chính đa dạng và tinh tế hơn nhưng phải tăng trưởng theo sát với các cải thiện về hạ tầng thị trường và năng lực hành pháp.

Ngoài ra, phải theo sát và đẩy mạnh việc cơ cấu lại sở hữu nhà nước, tập trung nguồn lực của Chính phủ vào các lĩnh vực như giáo dục, cơ sở hạ tầng, mạng lưới an sinh xã hội, các lĩnh vực mà sự lãnh đạo của Chính phủ là cần thiết và "khiến tinh thần của doanh nghiệp Việt Nam mạnh mẽ thúc đẩy phát triển và tạo công ăn việc làm".

  • Phước Hà - Xuân Linh

    Ý kiến bạn đọc:
     
,
Ý kiến của bạn
Ý kiến bạn đọc
,
,
,
,